Trung Cộng xây "Vạn Lý Trường Thành" ở Biển Đông

Bài viết của Jonathan O'Callaghan Cho MailOnline
DienDanCTM phỏng dịch - 3/4/2015
Theo Hải Quân Hoa Kỳ Trung Cộng đang dựng một "Vạn Lý Trường Thành ở Biển Đông. Năm hòn đảo đã được dựng lên và 2 đảo nữa đang trong tiến trình. Hình ảnh này cho thấy đảo Gạc Ma -Johnson Reef- vào ngày 25/2/2014, với đất được bồi thêm vào đáng kể trong vòng 3 năm qua. Phiá trên hình là một chiếc tàu Trung Cộng.

Hải Quân Hoa Kỳ tuyên bố là Trung Cộng đang xây dựng một "Vạn Lý Trường Thành bằng cát" ở Biển Đông. Khoảng đất rộng lớn với diện tích 4 cây số vuông đã được dựng lên bằng cách đổ cát trên những rạn san hô sống và nhiều phần sẽ tàn phá khu sinh thái ở đó. Đây chỉ là một trong
nhiều đảo nhân tạo mà Trung Cộng vừa dựng lên trong khu vực mà mục tiêu chính xác chưa được biết.

Những dải đất lớn được mở rộng bằng cát và xi-măng (mà cuối cùng là đảo Gạc Ma - Johnson Reef) đang được xây dựng trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

Ethan Rosen, một nhà khảo cứu địa chính trị ở Trung Quốc giải thích rằng ,Trung Cộng dựng lên khu vực này bằng cách sử dụng tàu để nạo vét đất đá dưới lòng biển rồi đổ lên những rạn san hô chìm dưới nước để tạo ra những hòn đảo.

Các chuyên gia cho MailOnline biết là việc làm này có thể gây tác hại to lớn trên hệ sinh thái của vùng. Tổng cộng đã có 5 hòn đảo được dựng lên theo cách này, và 2 hòn đảo khác đang trong tiến trình xây dựng.

Ông Richard Dodge thuộc Trung Tâm Nghiên cứ Hải Đương Học, Đại Học Nova Southeastern University cho biết: "Những việc làm kể trên rõ ràng là đã vượt quá khả năng sinh tồn của các rạn san hô chìm vì bị phủ bởi quá nhiều các chất cặn dầy đặc."

Ông Dodge nói rằng, việc đổ xi-măng và đất trùm lên các rạn san hô dưới biển là việc làm hủy diệt toàn bộ những rạn san hô đó và môi trường sống liên hệ. Các rạn san hô vô cùng cần thiết cho khu vực và toàn thế giới về cả 2 phương diện đa sinh học và hệ sinh thái mà chúng tạo ra, kể cả những lợi ích to lớn về phương diện cung cấp thực phẩm , ngăn chặn sự xói mòn. Các rạn san hô còn có giá trị về văn hoá, giải trí, du lịch, và môi trường sống cho vô số những sinh vật khác. San hô trên thế giới bị đe dọa nặng nề bởi sự thay đổi khí hậu và ô nhiễm từ nhiều nguồn trên đất liền thải ra; cũng như do việc đánh bắt cá và xây dựng tại vùng bờ biển. Đó là những mối đe dọa to lớn cho sự lành mạnh và tồn tại của hệ sinh thái san hô.

Robert Nicholls, giáo sư về môn Coastal Engineering tại Đại Học University of Southhampton nói thêm rằng: "Việc tranh giành đất đai trong khu vực rõ ràng là đang tàn phá các rạn san hô và môi trường. Vì đây chỉ là một vùng nhỏ trong một khu vực san hô to lớn nên cũng khó để có thể biết chính xác sự tàn phá đó đối với cả khu vực.

Các chuyên gia cho MailOnline biết là những hành động kể trên có thể tác hại lớn lao đến hệ sinh thái trong khu vực. Trung Cộng giành đất hẳn là với mục tiêu xây dựng những dải đất và các công trình khác trong khu vực. Bức hình kèm đây cho thấy mức độ tác hại đã gây ra.

Bức hình trên đây do Bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân phổ biến cho thấy hình dạng của Gạc Ma- Johnson Reef- vào ngày 28/2/2013. Một công trình xây dựng của Trung Cộng nằm ngay trên đảo Gạc Ma, mà Phi Luật Tân gọi là Mabini và Trung Cộng gọi là Chigua, trong quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

Bức hình trên, chụp ngày 13/3/2012, cho thấy hình ảnh của Gạc Ma -Johnson Reef- trước khi Trung Cộng tiến hành việc xây dựng. Phi Luật Tân đã phản đối việc giành đất của Trung Cộng ở khu vực tranh chấp này trên Biển Đông với mục đích xây dựng một dải đất hay một căn cứ quân sự ngoài khơi, trong khu vực mà tình hình ngày một căng thẳng này.
   
Hôm 31/3, Tư Lệnh Hạm Đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô Đốc Harry Harris Jr, cảnh báo là việc xây dựng (các đảo nhân tạo) đã làm gia tăng sự căng thẳng trong vùng. Trung Cộng đang xây dựng đảo nhân tạo bằng cách bơm cát lên những rạn san hô sống - một số nằm dưới mặt nước - và đổ xi măng lên trên. Cho tới giờ Trung Cộng đã tạo ra trên 4 cây số vuông đất nhân tạo.

Đô Đốc Harris nói vùng này nổi tiếng về những hòn đảo thiên nhiên đẹp đẽ. Tuy nhiên, trong những tháng qua Trung Cộng đã dùng những máy nạo vét và các xe ủi đất để xây dựng một Vạn Lý Trường Thành bằng cát.

Trung Cộng đã tuyên bố chủ quyền trên hầu như toàn thể Biển Đông, nhưng Phi Luật Tân và các quốc gia khác có tranh chấp lãnh thổ với Trung Cộng trong vùng biển đông đúc này đã hết sức quan ngại đối với những tuyên bố của Trung Cộng về chủ quyền các hòn đảo tại đây.

Những việc làm này đã biến một số đảo ngầm trong Quần Đảo Trường Sa thành những đảo nhân tạo với các công trình xây dựng, các phi đạo và các bến cảng.
Những đảo này có thể được sử dụng cho nhu cầu quân sự và những việc khác để đẩy mạnh kế hoạch giành đất của Trung Cộng.


Việc tranh chấp lãnh thổ xoay quanh mấy trăm hòn đảo nhỏ, các rạn san hô và các dải đất trên Biển Đông là các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhiều quốc gia Á Châu cũng tuyên bố chủ quyền trên các đảo này mặc dầu Trung Cộng cố gắng kiểm soát phần lớn nhất của các quần đảo.
Bắc Kinh nói chủ quyền của họ trong khu vực này mang tính lịch sử (của Trung Quốc) từ 2 ngàn năm trước (vào năm 1956, các giới chức ngoại giao cao cấp của đảng Cộng sản VN đã xác nhận sự khẳng định này Trung Quốc – phụ chú của người dịch-)
Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền và cũng có phi đạo riêng trên đảo Taiping (Ba Bình).
Phía Việt Nam (dựa theo các tài liệu của Việt Nam Cộng Hoà – ghi chú của người dịch-) cũng chứng minh VN có chủ quyền trên đảo từ Thế Kỷ thứ 17, trong khi Phi Luật Tân, nước gần nhất theo khoảng cách địa lý, nói các đảo thuộc về họ.

Năm 1974, Trung Cộng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, giết chết 70 binh sĩ.
Ngoài ra còn có những đụng độ khác nữa giữa 2 quốc gia vào năm 1988 với 60 binh sĩ Việt Nam bị thiệt mạng.

Vào năm 2012 đã xẩy ra một cuộc xung đột liên quan đến đảo Scarborough Shoal giữa Trung Cộng và Phi Luật Tân. Phi Luật Tân đã điều động tàu chiến lớn nhất  vào cuộc trong cuộc tranh chấp dải nước này, mà họ gọi là Panatag. Khi lên kiểm soát trên một tàu chiến Trung Cộng, giới chức trách nhiệm nói họ tìm thấy những con cá mập còn sống, các con sò và những san hô bất hợp pháp.
Sau đó một thời gian, giới chức tuần duyên của Việt Nam đã từ chối không đóng dấu những thông hành Trung Cộng mang dấu ấn xác nhận chủ quyền của Trung Cộng trên một số hòn đảo.

Ethan Rosen, một nhà khảo cứu địa chính trị ở Trung Quốc giải thích là Trung Cộng đang xây dựng khu vực bằng cách sử dụng tàu để nạo vét đáy biển và đổ lên những đảo san hô ngầm dưới nước để làm thành các đảo nhân tạo. Trên đây là hình một chiếc tàu nạo vét ở San Francisco cho thấy cách lấy đất từ dưới đáy biển lên.

Đô Đốc Harris nói tốc độ Trung Cộng xây dựng các đảo nhân tạo gợi lên nhiều nghi vấn quan trọng về ý đồ của Trung Cộng. Ông Harris cũng cho biết, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục kêu gọi mọi phiá tuân thủ Nguyên Tắc Hành Xử giữa ASEAN và Trung Cộng Năm 2002, theo đó các bên cam kết "tự kiềm chế trong mọi hành động có thể làm rắc rối thêm hay làm gia tăng sự tranh chấp gây tổn hại đến hoà bình và sự ổn định. Cung cách hành xử của Trung Cộng sẽ là chỉ dấu cho thấy là khu vực sẽ đi tới đối đầu hay hợp tác".Hoa Kỳ nói họ quan tâm tới một giải pháp hoà bình trong cuộc tranh chấp ở một vùng cực kỳ quan trọng đối với thương mại quốc tế. Còn Trung Cộng nói tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ có căn cứ lịch sử và phản đối sự can thiệp của Hoa Kỳ.

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More