Nguyễn Quang Lập
Trên
70% là khiếu kiện liên quan đến đất đai, đó là thông tin được công bố tại hội
nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo 4 năm (2008-2011). Đất đai chiếm tới 98% tổng số đơn thư khiếu nại tố cáo
Bộ Tài nguyên – Môi trường (TNMT) nhận được hằng năm, thứ trưởng Bộ TNMT Chu
Phạm Ngọc Hiển cho biết. Chừng đó thông tin cũng đủ cho thấy vấn đề nóng bỏng
nhất là đất đai, dân chúng nhiều bức xúc nhất vẫn là
đất đai.
Điều đó không ai không biết. Vấn đề là làm thế nào để cho đất đai không còn là vấn đề nóng bỏng, nhiều bức xúc? Tại hội nghị nói trên, Thủ tướng cũng đã có câu trả lời trong 13 chữ: “Đề cao trách nhiệm”, “Giải quyết hài hòa”, “ Làm tới nơi tới chốn”. Có thể gọi đó là 13 chữ vàng, xin cảm ơn Thủ tướng.
Tuy
nhiên để thực hiện 13 chữ vàng của Thủ tướng không là chuyện đơn giản, khi mà
chính sách về đất đai còn quá nhiều bất cập. Nói như một nhà báo: “Không
nên coi một chính sách luôn giữ kỷ lục trên dưới 80% tổng số người khiếu kiện
trong suốt hơn 20 năm qua là không có gì sai.”
Khi mà quyền lợi của người nông dân không thể dung hòa với quyền lợi của các đại gia. Khi mà, nói như giáo sư Tương Lai, “ luật đất đai, nhân danh sở hữu toàn dân, nhưng lại giao quyền sở hữu toàn dân đó, giao cái quốc gia công thổ đó cho chính quyền địa phương. Một ông lãnh đạo xã cũng có thể trở thành Nhà nước để quyết định sở hữu toàn dân đó.” Trong khi Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển thì nhận định: “Việc giải quyết khiếu kiện đòi hỏi phải có một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên nghiệp, nhưng hiện nay cán bộ chủ yếu là kiêm nhiệm, trình độ hiểu biết pháp luật đất đai còn thấp.”
Khi mà quyền lợi của người nông dân không thể dung hòa với quyền lợi của các đại gia. Khi mà, nói như giáo sư Tương Lai, “ luật đất đai, nhân danh sở hữu toàn dân, nhưng lại giao quyền sở hữu toàn dân đó, giao cái quốc gia công thổ đó cho chính quyền địa phương. Một ông lãnh đạo xã cũng có thể trở thành Nhà nước để quyết định sở hữu toàn dân đó.” Trong khi Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển thì nhận định: “Việc giải quyết khiếu kiện đòi hỏi phải có một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên nghiệp, nhưng hiện nay cán bộ chủ yếu là kiêm nhiệm, trình độ hiểu biết pháp luật đất đai còn thấp.”
Sự bất cập dễ thấy nhất là ở chính sách bồi thường. Với một tỉ lệ 1/15, 1/20 lần, thậm chí cao hơn nhiều, giữa giá bồi thường và giá bán ra thì đến Phật cũng nổi đóa, đừng nói đến người dân. Chính tổng Thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã thừa nhận:“Có sự chênh lệch quá lớn giữa giá bồi thường và giá thị trường hoặc giá bán của nhà đầu tư bán, chuyển nhượng lại cho người khác .” Giải quyết hài hòa vấn đề này khi và chỉ khi chúng ta khẳng định: đất là của dân và chính quyền là của dân chứ không phải của các đại gia. Nếu thiếu một trong hai điều đó tất nhiên sẽ không thể “ giải quyết hài hòa”, càng không thể buộc chính quyền “đề cao trách nhiệm”, “ làm tới nơi tới chốn” như Thủ tướng mong muốn.
Đối với các đại gia, nói như Mác, khi lợi nhuận lên tới 100% thì dù có treo cổ họ cũng cứ làm.
Nếu coi đất không thực sự của dân xin đừng bảo chính quyền đứng ra bảo vệ quyền lợi của dân, vì đó là sự bảo vệ vô duyên và vô lý. Huống hồ miếng mỡ 100% lợi nhuận thơm đến mức khó lòng một ông chính quyền nào nhịn được. Khi đó ý niệm mông lung của “sở hữu toàn dân” sẽ nhanh chóng được cụ thể hóa bằng việc coi đất đai là của chính quyền sở tại. Từ các cuộc cưỡng chế ở Tiên Lãng, Văn Giang người ta dễ nhận ra sự lúng túng của các nhà quản lý: một mặt họ phải chứng tỏ họ là công bộc của dân, mặt khác họ phải cho dân biết đất đai là của họ, quyền định giá đất đai là của họ chứ không phải ai khác.
Bảo rằng dân là ông chủ trong khi đất đai không phải của họ, vì thế mới có hai chữ “thu hồi”, tấn bi hài ông chủ ở nhờ nhà đày tớ là ở chỗ này đây. Cho nên để giải quyết tấn bi hài này chỉ có cách đặt lại câu hỏi đất của ai một cách rõ ràng minh bạch nhất. Nếu đất của dân thì 13 chữ vàng của Thủ tướng mới thực sự có lợi cho dân, ngược lại thì các đại gia hưởng lợi.
Bao giờ đất đai mới thực sự của dân? Sẽ không bao giờ, nếu như “bộ phận không nhỏ” vẫn khăng khăng cho rằng bỏ sở hữu toàn dân là mất CNXH. Đây mới thực sự là bi kịch nước nhà và hạnh phúc của các đại gia, bởi vì 13 chữ vàng của Thủ tướng đã, đang và sẽ thuộc về họ.
Nguyễn Quang Lập
http://quechoablog.wordpress.com/2012/05/04/12-chu-vang-cua-thu-tuong/#more-23982
DienDanCTM
Bờ nốc bọ Nập nạng nách sai nuật!
Chuyện bờ lóc bờ leo thật lắm sự nhiêu khê. Nhiều khi chán ngấy, muốn bỏ bố nó cho xong mà không bỏ được. Khi blog là niềm vui, là mối quan tâm của mọi người thì nó không còn của cá nhân nào, kể cả chủ blog. Mình gắng gỏi cho đến bây giờ cũng vì lẽ ấy.
Hôm nay ngồi buồn thiu, cứ nghĩ blog nhà mình cũng giống như xe cộ tham gia giao thông của ông Đinh La Thăng vậy. Thích thì cho qua, không thích thì thổi còi, phạt, thu phí, chẳng vì lý do nào cả.
Chợt nhớ câu chuyện của lão Kwan kể về cảnh sát giao thông lẫn lộn lờ với nờ thổi phạt một ông đi xe máy, mình thấy thân phận bờ lóc bờ leo cũng chẳng khác gì ông xe máy kia.
Ông cảnh sát mạng mới thổi còi bờ nốc bọ Nập, nói bờ nốc bọ Nập nắt néo. Bọ Nập nạng nách nươn nẹo từ đường Nê Nin sang đường Nê Nợi. Bọ Nập còn dám neo nên nề, sai nuật nè nè.
Bọ Nập còn ní nuận. Ní nuận cái nồn!
Bọ Nập đành chào thua! Thua vì sợ xúc phạm cái nồn, sợ cái mình kính trọng nó tự ái.
DienDanCTM
***
Bờ nốc bọ Nập nạng nách sai nuật!
Nguyễn Quang Lập
Kể
từ khi mình post bài “13 chữ vàng của Thủ tướng“, blog Quê choa bị chặn tùm lum. Mình vẫn vào được bình thường nhưng có hằng
trăm tin nhắn, email và các cú máy kêu ca không vào được Quê choa. Chả hỉểu
sao, bài 13 chữ vàng của Thủ tướng mình viết cho báo lề phải, đăng rồi, có ai nói gì đâu?
Gì chứ món IT là mình dốt đặc cán mai.
Nghe bà con kêu ca mình sốt ruột lắm nhưng chẳng biết làm thế nào. Thôi thì bà
con chịu khó vượt tường lửa vậy. (Bác Nguyễn Minh Thuyết bảo vào google gõ tên
“quê choa” thì bị chặn nhưng gõ tên một entry nào đó của QC thì lại được)
Chuyện bờ lóc bờ leo thật lắm sự nhiêu khê. Nhiều khi chán ngấy, muốn bỏ bố nó cho xong mà không bỏ được. Khi blog là niềm vui, là mối quan tâm của mọi người thì nó không còn của cá nhân nào, kể cả chủ blog. Mình gắng gỏi cho đến bây giờ cũng vì lẽ ấy.
Hôm nay ngồi buồn thiu, cứ nghĩ blog nhà mình cũng giống như xe cộ tham gia giao thông của ông Đinh La Thăng vậy. Thích thì cho qua, không thích thì thổi còi, phạt, thu phí, chẳng vì lý do nào cả.
Chợt nhớ câu chuyện của lão Kwan kể về cảnh sát giao thông lẫn lộn lờ với nờ thổi phạt một ông đi xe máy, mình thấy thân phận bờ lóc bờ leo cũng chẳng khác gì ông xe máy kia.
Vậy ghi ra đây.
Ông cảnh sát mạng mới thổi còi bờ nốc bọ Nập, nói bờ nốc bọ Nập nắt néo. Bọ Nập nạng nách nươn nẹo từ đường Nê Nin sang đường Nê Nợi. Bọ Nập còn dám neo nên nề, sai nuật nè nè.
Bọ Nập còn ní nuận. Ní nuận cái nồn!
Bọ Nập đành chào thua! Thua vì sợ xúc phạm cái nồn, sợ cái mình kính trọng nó tự ái.
Hu hu
……….
P/S:Blog Quê choa vào được rồi, bỏ Quechoa.info, bây giờ dùng cái này: http://quechoablog.wordpress.com/
DienDanCTM
1 comments:
Bọ Lập ơi, theo tớ thì 13 chữ vàng của TT Nguyễn Tấn Dũng rất đáng trân quý. Tuy nhiên 13 chữ vàng kia chỉ có thể thực sự đạt hiệu năng trong một cơ chế tự do mà thôi, vì khi có tự do thì vàng sẽ được chia đồng điều và từ đó thì ai cũng là chủ và rồi ai cũng gìn giử vàng hết. Và đó sẽ là điều ngược lại hiện nay. Hiện nay thì 13 chữ vàng kia chỉ do nhóm lợi ích làm chủ và rồi muốn làm gì thì làm bất kể sự than khóc, sự kêu gào hay lên tiếng của mọi người dân.
Bò Lập đã leo lề trái
Làm cho đàn bò, đực cái hoảng hồn
Tiếng chúng thét dội sông cồn
Thế nhưng Bọ Lập vẫn tồn mạng lên
Bọ Lập đã có số hên
Tương lai sáng rực ghi trên sử nhà.
Đăng nhận xét