Bà Victoria Nuland |
Dịch theo báo Times of India
Hôm nay, chính quyền tại Mỹ tuyên bố rằng họ không
thừa nhận tấm bản đồ mới "đầy tranh cãi" trên hộ chiếu Trung Quốc,
trong đó có thể hiện một số vùng lãnh thổ là của họ, gây nên căng thẳng ngoại
giao nghiêm trọng với Ấn Độ.
"Không, đó không phải là sự thừa nhận (chứng thực). Lập
trường của chúng tôi về biển Đông, như quý vị biết, vẫn tiếp tục theo hướng
những vấn đề này cần phải được đàm phán bởi các bên liên quan, giữa ASEAN và
Trung Quốc, và quý vị cần biết rằng, một tấm hình trên hộ chiếu thì chẳng thể
thay đổi được điều đó", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bà Victoria Nuland, nói với các phóng
viên trong cuộc họp báo hằng ngày.
viên trong cuộc họp báo hằng ngày.
"Quý vị biết rằng một phác thảo bản đồ không phải là một phần của
điều đó (chuẩn mực quốc tế - ND)", bà nói.
"Về mặt kỹ thuật pháp lý, bản
đồ đó không liên quan tới việc một hộ chiếu có đủ điều kiện để nhận thị thực
hoặc được chấp nhận nhập cảnh vào Mỹ...", bà nói. (As a technical legal matter, that map doesn't have any bearing on
whether the passport is valid for US visa issuance or for entry into the United States)
"Tôi không chắc là liệu chúng
tôi đã có một dịp để trao đổi với người Trung Quốc. Thẳng thắn mà nói, thì lần
đầu tiên một số chúng tôi biết tới chuyện này là vào dịp cuối tuần qua, khi một
số nước bắt đầu từ chối mẫu hộ chiếu kia", bà nói.
"Vì thế, ở góc độ khả năng tấm
hộ chiếu này bị một số nước kia coi là hành động gây hấn, chúng tôi sẽ có cuộc
trao đổi về vấn đề này, nhưng ở góc độ kỹ thuật của việc liệu hộ chiếu
đó...", bà nói.
"Tôi cho rằng chúng tôi có thể
sẽ có cuộc trao đổi ở khía cạnh vụ việc này (phát hành hộ chiếu - ND) bị một số
nước cho rằng khó chấp nhận", bà Nuland nói.
Hết phần dịch
-------
Lời bàn: Theo lời bà Nuland, thì Mỹ không thừa nhận tính hiệu
lực của tấm bản đồ trên hộ chiếu của Trung Quốc. Có nghĩa là Mỹ không cho rằng
việc in tấm bản đồ đó lên hộ chiếu đồng nghĩa với việc Trung Quốc có chủ quyền
trên các vùng đất, biển mà họ vẽ trên bản đồ. Tuy nhiên, vấn đề kỹ thuật của hộ
chiếu - tức là hộ chiếu đó có bị cơ quan cấp thị thực và xuất nhập cảnh của Mỹ
từ chối hay không - thì lại là chuyện khác. Lời bà Nuland có ý rằng người Mỹ sẽ
không quan tâm tới hộ chiếu lưỡi bò hay không lưỡi bò và việc nếu họ có đóng
dấu thị thực hoặc dấu nhập cảnh vào một hộ chiếu lưỡi bò thì không có nghĩa là
họ thừa nhận các yêu sách về chủ quyền mà Trung Quốc thể hiện lên đó.
Một số báo Việt Nam dịch không
sát, thành ra có thể gây hiểu nhầm rằng Mỹ không chấp nhận hộ chiếu đường lưỡi
bò. Thực ra bà Nuland không nói Mỹ không chấp nhận hộ chiếu lưỡi bò. Bà chỉ nói
nếu Mỹ có đóng dấu, dán tem lên hộ chiếu thì cũng không có nghĩa là thừa nhận
hay chứng thực các bản đồ trên đó.
Cập nhật:
Ở đây có
bản "xả băng" chính thức của bà Nuland. Đọc thì sẽ thấy rõ hơn.
Tạm dịch đoạn có liên quan tới Trung
Quốc và hộ chiếu lưỡi bò (có lược bỏ một số từ đệm, câu rườm rà của văn nói):
Hỏi: Về Trung Quốc, có một đoạn phim mới được công bố cho thấy quân đội Trung Quốc đã đáp chiến đấu cơ thành công xuống tàu sân bay của họ. Liệu có quan ngại rằng chuyện này sẽ gây nên căng thẳng ở biển Đông, biển Hoa Đông và các vùng biển tranh chấp khác?
Bà Nuland: Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi
sát các chuyển động về quân sự của Trung Quốc. Đây là một động thái nữa nằm
trong đòi hỏi thường xuyên của chúng tôi rằng Trung Quốc cần phải minh bạch ở
mức cao nhất có thể về năng lực quân sự và ý định của họ, chúng tôi cũng tôi
cũng thường xuyên khuyến khích Trung Quốc, vừa công khai vừa riêng tư, rằng hãy
sử dụng năng lực quân sự, bao gồm cả tàu sân bay mới vào việc duy trì hòa bình
và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương.
Hỏi: Hộ chiếu mới của Trung Quốc đã châm ngòi cho tranh
cãi ngoại giao từ khu vực láng giềng. Bởi lẽ trong hộ chiếu mới, họ có in
kèm bản đồ và hình ảnh từ biển Đông, và cũng có cảnh của Đài Loan, nên đã
gây nên những lời phàn nàn từ Chính phủ Việt Nam, Philippines, Ấn Độ và Đài
Loan. Tôi băn khoăn, giả sử có một công dân Trung Quốc cầm tấm hộ chiếu mới tới
cổng hải quan Mỹ, và thông thường thì người đó sẽ được dán lên hộ chiếu một con
tem của hải quan Mỹ, như vậy liệu việc này có mang nghĩa là (Chính phủ Mỹ - ND)
chứng thực yêu sách chủ quyền của Trung Quốc? (Hãy nói "phải" đi -
cười).
Bà Nuland: Không. Đó không phải là sự chứng thực. Lập
trường của chúng tôi về biển Đông, như quý vị biết, vẫn tiếp tục theo hướng
những vấn đề này cần phải được đàm phán bởi các bên liên quan, giữa ASEAN và
Trung Quốc, và quý vị cần biết rằng, một tấm hình trên hộ chiếu thì chẳng thể
thay đổi được điều đó.
Hỏi: Mặt khác, với tầm quan trọng của việc phải giải quyết cuộc khủng hoảng này, những tranh chấp này, Mỹ có thất vọng khi một COC có tính ràng buộc về biển Đông đã không thể đạt được tại cuộc Thượng đỉnh Đông Á vừa rồi?
Bà Nuland: ...Chúng tôi thấy việc các cuộc trao đổi phi chính thức đã được nối lại là đáng khích lệ. Như quý vị biết, đôi khi đối thoại thực sự không thể diễn ra. Và chúng tôi muốn sẽ có một cuộc đối thoại thực thụ, về việc sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào trong dài hạn.
Hỏi: Trở lại chuyện tàu sân bay, liệu tiến triển có tính bước ngoặt nói trên có khuyến khích bà (Chính phủ Mỹ - ND) tiến tới việc cải thiện năng lực hải quân của các đồng minh ở châu Á?
Bà Nuland: ...Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ các đồng minh khi chúng tôi thấy cần thiết và sẽ thực hiện các bước đi thích hợp.
Hỏi: Bà có quan tâm tới những gì Trung Quốc in bên trong hộ chiếu của họ? Điều này có khiến bà quan ngại chút nào không, bởi vì đó đơn giản là chuyện của họ và họ có thể làm - họ có thể đưa bất cứ cái gì họ muốn vào hộ chiếu của họ?
Bà Nuland: ...Tôi cho rằng có những chuẩn mực quốc tế cơ bản mà chúng ta phải đáp ứng đối với một tấm hộ chiếu ở khía cạnh nó thể hiện...
Hỏi: (chen ngang) Nhưng trang trí thì liên quan gì (tới chuẩn mực quốc tế của hộ chiếu - ND).
Bà Nuland: ... và một phác thảo bản đồ thì không nằm trong điều đó (không nằm trong chuẩn mực quốc tế - ND), vì thế...
Hỏi: Thôi được. Vậy điều đó áp dụng cho mọi quốc gia?
Bà Nuland: Đúng vậy.
Hỏi: Vậy thì, tôi muốn nói là, nếu Mexico phát hành hộ chiếu mới trong đó có bản đồ thể hiện Texas và New Mexico, điều đó là không có vấn đề gì ư?
Bà Nuland: Một lần nữa, đấy chỉ là giả thuyết mà chúng tôi không mong muốn đối mặt, anh Matt.
Hỏi: Nhưng về vấn đề này, tôi thấy chúng ta đang nói hơi bông đùa, nhưng tôi thực sự cho rằng bằng cách này hay cách khác thì chính phủ (Mỹ - ND) cũng sẽ phản đối trong vụ Mexico. Vì thế tôi muốn biết rõ ràng hay hiểu rõ rằng: Sự xuất hiện của tấm bản đồ trên hộ chiếu Trung Quốc liệu có khiến bà quan tâm hay không?
Bà Nuland: Về mặt kỹ thuật pháp lý, bản đồ đó không liên quan tới việc một hộ chiếu có đủ điều kiện để nhận thị thực hoặc được chấp nhận nhập cảnh vào Mỹ. Có những vấn đề khác...
Hỏi: Không, tôi hiểu điều đó. Nhưng vấn đề mở rộng là liệu
chuyện này có biểu thị một yêu sách mà (yêu sách đó) bà tin rằng nên được giải
quyết thông qua đàm phán, bà có quan ngại gì về điều này?
Bà Nuland: Tôi không chắc là liệu chúng tôi đã
có một dịp để trao đổi với người Trung Quốc. Thẳng thắn mà nói, lần đầu tiên
một số chúng tôi biết tới chuyện này là vào dịp cuối tuần qua, khi vài quốc gia
bắt đầu từ chối mẫu hộ chiếu kia. Vì thế, với viễn cảnh tấm hộ chiếu đó bị
một số nước kia coi là hành động gây hấn, chúng tôi sẽ có cuộc trao đổi về vấn
đề này. Nhưng ở góc độ kỹ thuật của việc liệu hộ chiếu đó...
Hỏi: Bà nói rằng sẽ có trao đổi về chuyện
này, có nghĩa là bà sẽ đối thoại với người Trung Quốc hay với các nước không
chấp nhận hộ chiếu ấy?
Bà Nuland: Không, tôi cho rằng chúng tôi có thể
sẽ trao đổi về việc điều này (việc in hộ chiếu) bị một số nước coi là khó chấp
nhận.
....
Hỏi: Bà có cho rằng về phía Trung Quốc, thì đây là một động thái gây hấn bởi nó liên quan tới một số nước láng giềng, trong đó có Ấn Độ và các nước khác trong khu vực?
Bà Nuland: Quan điểm của chúng tôi về việc giải quyết vấn đề biển Đông, lập trường của chúng tôi về vấn đề biển Đông không có bất cứ thay đổi nào xuất phát từ chuyện này.
Hỏi: Và bà có quan tâm tới vấn đề là liệu hành động đó (phát hành hộ chiếu - ND) có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, vốn là điều mà bà lâu nay luôn muốn tránh?
(Bà Nuland không trả lời câu hỏi này và cuộc họp báo chuyển sang vấn đề hoàn toàn khác)
http://blogmrdo.blogspot.com/2012/11/my-khong-thua-nhan-ban-o-tren-ho-chieu.html
DienDanCTM
Hỏi: Bà có cho rằng về phía Trung Quốc, thì đây là một động thái gây hấn bởi nó liên quan tới một số nước láng giềng, trong đó có Ấn Độ và các nước khác trong khu vực?
Bà Nuland: Quan điểm của chúng tôi về việc giải quyết vấn đề biển Đông, lập trường của chúng tôi về vấn đề biển Đông không có bất cứ thay đổi nào xuất phát từ chuyện này.
Hỏi: Và bà có quan tâm tới vấn đề là liệu hành động đó (phát hành hộ chiếu - ND) có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, vốn là điều mà bà lâu nay luôn muốn tránh?
(Bà Nuland không trả lời câu hỏi này và cuộc họp báo chuyển sang vấn đề hoàn toàn khác)
http://blogmrdo.blogspot.com/2012/11/my-khong-thua-nhan-ban-o-tren-ho-chieu.html
DienDanCTM
0 comments:
Đăng nhận xét