Ngô Văn
Ngày 25 và 26 tháng 12 vừa qua, Ngoại trưởng Nhật, ông
Genba, đáng lý phải tháp tùng Thủ tướng Noda sang Trung quốc thì ông ta
lại đi Miến Điện để hội đàm với lãnh đạo của quốc gia này và tiếp xúc
với nhà dân chủ Aung San Suu Kyi. Trước ngày lên đường, Ngoại trưởng
Nhật đã rõ sứ mạng phải trình bày thông điệp là Nhật sẵn sàng tái viện
trợ cho Miến Điện nếu chính quyền Naypidawn tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa
những cải cách chính trị để dân chủ hóa đất nước, cụ thể là trả tự do
cho tất cả tù nhân lương tâm, không bắt thêm những nhà bất đồng chính
kiến khác chỉ vì họ lên tiếng chỉ trích các sai trái của chính quyền, và
công nhận sự hiện hữu và hoạt động của các đảng phái chính trị đối lập.
Nhiều quan sát viên tin rằng Ngoại trưởng Genba phải lên đường đi
Miến Điện vào lúc này vì ông ta phải được nghe chính thức từ Tổng thống
Thein Sein rằng sự kiện cải cách chính trị tại Miến Điện gần đây là
chính sách của chính phủ chứ không phải chỉ là cách quảng cáo nhất thời
để gỡ bí kinh tế. Ngoại trưởng Genba sẽ phải báo cáo những gì nghe được
trước Quốc Hội Nhật tại khóa họp thường niên vào giữa tháng giêng 2012
trước khi đệ nạp ngân sách tái viện trợ cho Miến Điện. Chính vì lý do đó
mà Ngoại trưởng Genba đã không tránh né như thường thấy ở các ngoại
trưởng Nhật trước đây. Ông Genba đặt thẳng vấn đề cải cách chính trị với
Tổng thống Thein Sein trong cuộc hội đàm tại Naypidawn vào ngày 27
tháng 12 vừa qua.
Các bình luận gia Nhật cũng cho rằng cuộc cách mạng Hoa Lài hay mùa
xuân Á Rập làm sụp đổ các chế độ độc tài tại Tunisia, Ai Cập, và các
nước Trung Đông đã ảnh hưởng đáng kể lên những thay đổi tư duy và hành
động của chính giới Nhật đối với những chế độ độc tài. Theo các nguồn
tin từ nội bộ chính phủ, tại nhiều buổi họp nội các, một câu hỏi được
đặt ra khá thường xuyên là nếu làn sóng cách mạng Hoa Lài lan đến Á châu
thì Nhật Bản sẽ đóng vai trò gì để góp phần giúp cho người dân các nước
đang bị áp bức thực hiện thành công ước vọng tự do dân chủ của họ trong
ôn hòa và nhờ đó gia tăng sự ổn định và an ninh chung cho toàn khu vực.
Nếu Nhật Bản tiếp tục chính sách làm ngơ, không lên tiếng về các vi
phạm nhân quyền trầm trọng tại một số nước ở trong vùng, thì đến khi các
chế độ độc tài đó bị đào thải, Nhật Bản sẽ mất hẳn vị trí, uy tín, và
quyền lợi kinh tế trong khu vực. Tóm tắt là câu hỏi nên đứng về phía
nhân dân các nước độc tài hay tiếp tục đứng với những nhà nước đang cai
trị họ.
Việc tân chính quyền Miến Điện đột nhiên tuyên bố cải cách chính trị, hòa hợp hòa giải dân tộc qua việc thả một số tù nhân lương tâm, ban hành luật cho phép biểu tình... là cơ hội tốt cho chính phủ Nhật chuyển đổi chính sách, bắt đầu bằng việc lên tiếng về các vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng tại các nước trong khu vực. Việc các dân biểu, nghị sĩ đảng cầm quyền tích cực hỗ trợ Hội nghị Dân chủ Á châu vào tháng 11/2011 dưới chủ đề ‘’Ngày Đẩy Mạnh Tiến Trình Dân Chủ Hóa Á châu’’ là một dẫn chứng điển hình mà ký giả Watanabe của nhật báo Sankei đã nhận định: "Sau một thời gian dài im lặng, đây là một tín hiệu đầy khích lệ và cũng cho thấy dư luận Nhật bắt đầu chú ý đến việc hỗ trợ những phong trào dân chủ hóa tại một số quốc gia độc tài ở Á châu".
Được biết trước khi đến thủ đô Naypidawn để hội đàm với Tổng thống Thein Sein, Ngoại trưởng Genba đã có một cuộc tiếp xúc với bà Aung San Suu Kyi tại Rangoon. Một điểm đáng chú ý trong buổi tiếp xúc này là bà Suu Kyi yêu cầu nếu chính phủ Nhật tái duyệt xét chính sách viện trợ ODA hay viện trợ nhân đạo cho Miến Điện thì nên chú trọng đến việc giúp đỡ các dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa.
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Thein Sein, Ngoại trưởng Nhật nói thẳng ra rằng: "Chúng tôi sẵn sàng tái viện trợ nếu chính quyền Miến Điện thật sự cải cách chính trị, đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa đất nước bằng hành động cụ thể chứ không phải là những lời hứa". Tổng thống Thein Sein cũng trả lời thẳng thắn và cụ thể: "Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến; vừa mới ra lịnh cho quân đội ngưng tấn công tổ chức vũ trang của dân tộc thiểu số Kachin để hy vọng thành công trong chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc". Để đáp lại tinh thần hợp tác tích cực từ phía Miến Điện, Ngoại trưởng Genba đã chính thức mời Tổng thống Thein Sein viếng thăm Nhật Bản nhân hội nghị giữa Nhật và các quốc gia Mekong sẽ được tổ chức tại Tokyo trong năm 2012.
Theo các nguồn tin ngoại giao, Hoa Kỳ đã đề nghị Nhật Bản đóng vai trò môi giới giữa Miến Điện với các nước Âu Mỹ để từng bước giải tỏa các biện pháp phong tỏa kinh tế hơn 20 năm qua vì các chính sách vi phạm nhân quyền và đàn áp đẫm máu của chế độ độc tài quân phiệt tại đây.
Cơ hội để đất nước và dân tộc Miến Điện hàn gắn các vết thương và vươn lên cùng nhân loại văn minh đã đến trong sự phấn khởi của... CẢ THẾ GIỚI.
Còn đất nước và dân tộc Việt Nam thì sao?
http://www.viettan.org/Buoc-ngoat-Mien-%C4%90ien-tren-dat.html
DienDanCTM
2 comments:
còn đất nước và dân tộc việt nam thì sao? chính phủ việt nam phải lên tiếng mượn tiếng nói hoa kỳ kêu gọi những người việt khắp nơi về hổ trợ đóng góp trong nước. và lắng nghe người dân nói,cho dù đúng hay sai,xem xét lai.củng cố xây dựng giải oan cho ngươi dân bên ngoài và đang ngồi trong tù. chắc chắn đất nước việt nam sẽ ổn định(không lộn xộn).nếu chính quyền không làm được,nhà tù sẽ đón nhận cán bộ cao cấp và người dân. đồng ý dân miền nam bị mấy ông đầy đọa đến đường cùng nhưng người ta không phải như mấy ông nghĩ nói trả thù hay thù địch đâu.
Làm bạn, làm ăn... với những nước có thể chế dân chủ đa đảng vẫn an tâm hơn nên việc các nước như Hoa Kỳ, Nhật... đang bước rất gần với các nước như Miến Điện là điều không thể không làm nếu muốn "cô lập" mộng bành trướng của đảng cộng sản Trung Quốc!
Làm sao để những kẻ đang bám vào quyền lực tại Việt Nam cảm thấy yên tâm khi từ bỏ độc tài là một suy nghĩ cho những người thiết tha cho Phong Trào Dân Chủ.
Miến Điện là một tấm gương!
Đăng nhận xét