Thông Báo Ngưng Cập Nhật Diễn Đàn Chân Trời Mới

Thông Báo

Kính thưa Quý Cộng Tác Viên và Quý Bạn,

Kể từ ngày hôm nay, 22-04-2015 trang Blog Diễn Đàn Chân Trời Mới tại http://diendanctm.blogspot.com sẽ chấm dứt cập nhật. Tuy nhiên, trang này sẽ tiếp tục được duy trì để Quý Vị và Quý Bạn có thể truy cập tham khảo toàn bộ bài vở, dữ liệu, và phản hồi đã đăng trên DienDanCTM.

Chúng tôi kính mời Quý Vị và Quý Bạn tiếp tục theo dõi nội dung phát thanh tại www.radiochantroimoi.com và thảo luận góp ý về các chủ đề thời sự trên trang Facebook Chân Trời Mới tại https://www.facebook.com/radiochantroimoi.

Mọi liên lạc và trao đổi với Radio Chân Trời Mới xin tiếp tục liên lạc với chúng tôi tại  email lienlac@radiochantroimoi.com.

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của Quý Vị và các Bạn trong suốt thời gian qua.

Blog Diễn Đàn Chân Trời Mới

40 NĂM: Quốc Sách Tham Nhũng

Vũ Thạch

Vào khoảng thời gian này 40 năm trước, phải công nhận rằng đại đa số cán bộ, đảng viên CSVN trung và cao cấp đều khá lý tưởng và tin rằng mình đang "cứu nước". Ý đồ dùng máu người Việt để "đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc" được giữ kín trong đầu của chỉ khoảng 10 người chung quanh các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh. Từ căn bản lý tưởng đó, hầu hết cán bộ đều sống trong sạch,  sống trong nghèo nàn, đói khát như dân.

Nhưng ngày 30/4/1975 có thể nói đã đánh dấu lằn mức khởi đầu của cuộc chạy đua "kiếm ăn" của toàn bộ guồng máy cán bộ đảng. Họ bắt đầu giành nhau từng căn hộ lớn của các gia đình miền Nam bỏ chạy ra nước ngoài hoặc bị đẩy đi vùng Kinh tế mới. Có những cán bộ phường, quận tranh cãi kịch liệt để giành nhau từng chiếc tivi, tủ lạnh trong các nhà bỏ trống. Sau chừng một năm, khi các món lặt vặt đó đã cạn, cán bộ địa phương bắt đầu nhìn và học cách lừa đảo, cướp trắng tài sản của dân từ Trung ương, qua các thủ thuật đổi tiền, đánh "tư sản mại bản", rồi

Vì sao chưa bầu được Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam?

Ls. Lê Công Định 
Công lý Việt Nam!
Mặc dù Đại hội Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã bế mạc hôm nay, nhưng chức danh Chủ tịch vẫn chưa bầu được, vì nhân vật "Đãng" muốn áp đặt vào ghế đó là Lê Thúc Anh bị các luật sư bất tín nhiệm bằng lá phiếu, dù chỉ nửa vời, của mình.

Nhân vật thứ hai được Đãng cài cắm trù bị cho chiếc ghế đó là Phạm Quý Tỵ, cựu Thứ trưởng Bộ Tư pháp, lại nhận phiếu tín nhiệm quá thấp, nên Đãng đành áp dụng kế hoạch chẳng đặng đừng là chờ Hội đồng Luật sư Toàn quốc bầu sau. Số thành viên hội đồng này ít nên chắc chắn Đãng dễ kiểm soát, thao túng và áp đặt hơn.

Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm họa mất nước

Lê Anh Hùng
20.04.2015

Từ ô nhiễm môi trường…

Vụ việc người dân địa phương xung quanh Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tại xã Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận xuống đường phản đối nhà máy thải bụi than và xỉ vào môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng, không chỉ trên đất liền mà cả một vùng biển rộng lớn, đã làm nóng dư luận suốt mấy hôm nay. Từ ngày 14/4, hàng ngàn người dân đã đổ ra quốc lộ 1A đoạn chạy qua đây, gây ách tắc giao thông Bắc - Nam kéo dài hàng chục km.
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải (Trung Quốc) thi công từ tháng 8/2010. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 19.162 tỷ VNĐ (sau điều chỉnh tăng lên tới 23.477 tỷ VNĐ), trong đó 85% là vốn tín dụng xuất khẩu ưu đãi dành cho người mua của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và ODA của Chính phủ Trung Quốc, còn lại 15% là vốn đối ứng của Tổng Cty Điện lực Việt Nam (EVN).

…đến đe doạ an ninh quốc gia

Vụ việc trên lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng hầu hết các dự án hạ

Gieo gì cho một ngày giải phóng thực sự?

Nguyễn Phương Uyên

Người ta vẫn luôn tin rằng thời gian là phương thuốc hữu hiệu có khả năng chữa lành mọi vết thương cả về tinh thần lẫn thể xác.

Giống như Martin Luther King (1) nói rằng, “Thực ra, thời gian tự nó không thiên về đâu hết; nó có thể được dùng để xây dựng hay phá hoại”. Tôi cũng có một cảm nhận khác về thời gian, ở một khía cạnh nào đó, một trường hợp nào đó thời gian có thể là một con dao hai lưỡi như đối với lòng hận thù chăng?!

Hận thù bắt đầu từ nỗi đau, sự thương tổn có thể được thời gian chữa lành bằng cách làm nhạt nhòa cho những đớn đau lui dần vào quên lãng, nhưng cũng có thể nuôi lớn hận thù từ quá khứ đau buồn nọ.

VỠ MỘNG “GIẢI PHÓNG”

Người cộng sản lấy hận thù làm động cơ thổi bùng lửa cách mạng. Khi làm như vậy người ta tin tưởng đó là động lực chủ chốt để đưa cách mạng tới thành công và giải phóng con người. Nhưng kết cục “Giải phóng” chỉ còn là cụm từ hoa mỹ không hơn không kém được đảng cộng

Công an Hà Nội khởi tố thanh niên Nguyễn Viết Dũng

Sau hơn 9 ngày tạm giữ trái phép anh Nguyễn Viết Dũng (tức FB Dũng Phi Hổ), công an Hà Nội đã gửi giấy báo đến thân nhân thông báo việc "bắt khẩn cấp, tạm giữ" và khởi tố anh theo điều 245 Bộ luật hình sự "có hành vi gây rối trật tự công cộng xảy ra tại tại: Khu Vực Hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội"

Bà Nguyễn Thị Hồng, mẹ của anh Nguyễn Viết Dũng xác nhận là gia đình vừa nhận được giấy báo qua đường bưu điện, hiện tại gia đình đã đang xúc tiến gặp luật sư Trần Vũ Hải và luật sư đã đồng ý nhận bào chữa cho anh Dũng.

Được biết, hôm 12/4/2015 vừa qua: Nguyễn Viết Dũng cùng 4 bạn trẻ khác đã tham dự cuộc biểu tình "tuần hành vì cây xanh" tại Hà Nội, với trang phục áo đen, có hình con Ó Vàng giống biểu tượng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau lưng áo có hàng chữ tiếng Anh, có ý nghĩa là “Người dân không phải sợ chính quyền - Chính quyền phải sợ người dân”.

ĐH Liên Đoàn Luật sư VN lần II: tiếp tục rơi vào bế tắc khi chọn chủ tịch

Ls Trần Thu Nam
ĐẠI HỘI LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ TOÀN QUỐC

Sáng ngày 18/4, Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ II đã khai mạc tại Hà Nội. Tới dự có ông Trương Tấn Sang, ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Văn An, ông Nguyễn Văn Yểu , ông Nguyễn Doãn Khánh, ông Hà Hùng Cường, cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương và địa phương; các cơ quan, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và 385 đại biểu chính thức đại diện cho 9.436 luật sư, trên 3.500 luật sư tập sự trên cả nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương gửi lẵng hoa chúc mừng đại hội.

Các LS tham dự Đại hội là đảng viên được gặp gỡ, "dặn dò" trước khi tham dự, các LS phía Nam cũng được Thành uỷ quan tâm, "chăm sóc đặc biệt" trước khi ra HN tham dự Đại hội.

Nguyên Chủ tịch Liên Đoàn - ông Lê Thúc Anh. Ông là nguyên Phó chánh án Tòa án nhân dân Tối cao đã nghỉ hưu, và chưa từng có nổi 1 ngày hành nghề luật sư, nhưng đã lãnh đạo giới LS Việt Namtừ năm 2009 đến nay. Nhưng, may mắn thay ông Lê Thúc Anh đã không trúng Hội đồng Luật sư. 

Không hề cấm giúp Thương Phế Binh

Giám tỉnh DCCTVN: Tôi không hề cấm giúp đỡ, em trai tôi cũng là thương phế binh Việt

Tân Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Nam Cộng Hòa

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội một số thông tin cho rằng Tân Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam đã cấm việc giúp đỡ Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa qua vụ việc tạm hoãn khám sức khỏe cho một số TPB vừa qua.

Nhân dịp Tân Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam (DCCT) ra Hà Nội, chúng tôi có dịp tiếp xúc và phỏng vấn trực tiếp ngài Giám tỉnh. Những thông tin của Giám tỉnh DCCTVN khẳng định rằng: Ngài không hề và chưa bao giờ ra lệnh cấm giúp đỡ Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa. Về cá nhân, em trai ngài cũng là Thương phế binh VNCH.
Trong hội trường DCCT Hà Nội, hôm nay mất điện cả ngày, chúng tôi đã đặt những câu hỏi khá thẳng thắn, nội dung như sau:

JB. NHV:  Con chúc mừng cha vừa được bầu làm Giám tỉnh DCCT nhiệm kỳ mới, xin chúc cha có được sự quan phòng của Thiên Chúa để có thể đảm đương được nhiệm vụ khó khăn này. Nhân dịp gặp cha ở đây, con xin có một số câu hỏi xin được đặt ra và xin cha giải thích cho được hài hòa và cho rõ ràng.
Thứ nhất, là nhiệm kỳ mới bắt đầu, vậy thì có thay đổi gì của Tỉnh dòng trong nhiệm kỳ mới này hay không?

Giám tỉnh DCCTVN: Trong Tỉnh dòng có nhiều lãnh vực lắm, cộng đoàn, đào tạo, tông đồ, truyền giáo và những vấn đề quản trị nữa. Những sự thay đổi, nếu có những gì tốt thì không có

Nhà Nước lại dùng thủ đoạn hèn hạ

Nguyễn Bắc Truyển
Lại tiếp tục bị gây khó khăn: nhà bị cắt điện không được báo trước

Bọn lưu manh viết lên cổng rào "cần bán nhà gấp".

Ngày hôm qua, Điện lực huyện Lấp Vò đã cắt điện sinh hoạt của gia đình chúng tôi (Bùi Thị Kim Phượng và Nguyễn Bắc Truyển) tại ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp với lý do: quá 6 tháng không ghi số điện. Trong khi đó, chị tôi (Bùi Thị Kim Cam là người hàng ngày đến chăm sóc nhà cửa) đã thông báo cho người ghi điện là hiện nay nhà không có ai ở, nếu có ghi số điện thì xuống nhà chị Bùi Thị Kim Anh, cách đó khoảng 500m sẽ được biết số điện. Người ghi số điện đã đồng ý vì chính họ cũng là người ghi số điện của nhà chị Kim Anh, rất tiện.

Về nguyên tắc, nếu nhà cung cấp điện (Điện lực huyện Lấp Vò) muốn cắt điện thì cũng phải có thông báo đến khách hàng, đằng này họ ngang nhiên cắt điện mà không thông báo trước, chính họ đã vi phạm đến quyền lợi của khách hàng. Chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến của luật sư để giải quyết vấn đề này, không để cho những kẻ vô pháp lộng hành. Chúng tôi sẳn sàng chấp nhận không có điện sử dụng như nhiều gia đình tín đồ PGHH tại miền Tây đã từng bị cắt điện hàng mấy chục năm nay vì đấu tranh cho quyền tự do Tôn giáo.

Sau sự việc ngày 9/2/2014, khi hàng trăm công an huyện Lấp Vò và tỉnh Đồng Tháp xông vào

Chuyện tham nhũng

Nguyễn Vũ Bình

Trong thời gian gần đây, vấn đề tham nhũng, hối lộ lại được hâm nóng trở lại bởi một phát biểu của ông bộ trưởng bộ Công an Việt Nam. Trong phiên chất vấn của Đại biểu Quốc Hội ngày 14/3/2015, bộ trưởng công an đã khẳng định: “Trong môi trường công tác chịu rất nhiều áp lực, tuyệt đại đa số cảnh sát giao thông giữ được phẩm chất đạo đức của mình, hoàn thành nhiệm vụ, không nhận hối lộ, không tiêu cực.”

Không những vậy, trong các lập luận của những người yêu chế độ, muốn giảm thiểu mức độ trầm trọng của tình trạng tham nhũng ở Việt Nam thường cho rằng, nước nào cũng có tham nhũng, Việt Nam cũng tham nhũng như mọi nước khác trên thế giới mà thôi. Vậy thực hư của chuyện này là thế nào? có đúng là Việt Nam cũng như tất cả các nước đều có tham nhũng và tham nhũng đều giống nhau hay không?

Nhìn nhận một cách khách quan, ít nhất vế đầu của lập luận, nước nào cũng có tham nhũng và

“Sử Gia” CSVN Vũ Quang Hiển Muốn Xóa Tội Lãnh Đạo!

Lý Thái Hùng

Hôm 17/4 vừa qua, trang BBC đã đăng tải lời phát biểu của Vũ Quang Hiển được giới thiệu là một “sử gia” và hiện là phó giáo sư đại học quốc gia Hà Nội nói rằng sau năm 1975, CSVN không có chính sách ngược đãi. Việc tập trung học tập hay cải tạo chỉ là để học cho rõ chính sách của nhà nước chứ không phải là một chế độ tù đày. (1)

Hình như Vũ Quang Hiển đã không đọc kỹ những sách báo tài liệu của chính chế độ Hà Nội viết về chính sách tù cải tạo đối với quân cán chính miền Nam. Chỉ riêng việc CSVN gọi quân cán chính VNCH là ‘ngụy quân nguỵ quyền” đã cho thấy chính sách ngược đãi đối với người dân miền Nam.

Tất cả con cái của “ngụy quân ngụy quyền” không được vào đại học, không được thu nhận vào làm công nhân viên nhà nước thì gọi là chính sách gì?

Hà Nội tiếp tục xuống đường diễn hành vì cây xanh

Sáng nay, 19.4, đông đảo người dân Hà Nội lại xuống đường diễn hành để chống lại chủ trương hủy diệt cây xanh của UBND thành phố Hà Nội. (Ảnh từ facebook của Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Văn Đề, Nguyễn Lân Thắng, Nghiêm Việt Anh, Mai Thanh, Thảo Teresa, Lê Anh Hùng, Nguyễn Quang A...)
 Mời xem tiếp hình ảnh:

Cả quãng đời tuổi thanh xuân vật lộn với khiếu kiện đòi công lý

Trần Quang Thành

Cũng như nhiều gia đình khác, khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam,  gia đình chị Lê Thị Kim Thu thuộc cái diện gọi là “ngụy quân, ngụy  quyền” phải rơi khỏi các khu đô thị đang sinh sống để đi lập nghiêp ở vùng kinh tế mới nơi núi rừng heo hút. Sau nhiều năm khai hoang nương rẫy thi lại bị nhà cầm quyền cộng sản cưỡng chiếm thành quả để thực hiện điều họ nói là “qui hoạch kinh tế”, nhưng thực chất là chiếm đoạt tài sản của người dân để các quan chức chia chác cho nhau làm giàu, trở thành những tên tư bản đỏ.
Gia đình chị Lê Thi Kim Thu  đã trải qua những bước thăng trầm trong cuộc vật lộn tố cáo tội ác của  các quan chức địa phương cướp đoạt tài sản của gia đình chị cũng như nhiều bà con dân oan khác. Bản thân chị khi mơi bước vào tuổi 21 đã đi từ địa phương đến trung ương để khiếu kiện. Chị Kim Thu nhiều lần bị công an Đông Nai, Hà Nội đánh đập, bắt bớ và tù đầy. Khi ra tù vào năm 2014 chị đã bước sang tuổi 46
Nhớ lại chặng đường gần 30 năm đi đòi công lý và trong ngục tù cộng sản, chị Lê Thị Kim Thu đã kể lại qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành như sau :

(Youtube PV chị Lê Thị Kim Thu)
https://www.youtube.com/watch?v=ebIqMyn5Tqw&feature=youtu.be

Tình báo Mỹ: Năm 2014, Trung Quốc chiếm đất trên 7 đảo Trường Sa của VN

Trần Trí
    Khu trục hạm Harbin mang tên lửa hành trình của hải quân TQ

Vào lúc căng thẳng dâng cao từ việc Trung Quốc (TQ) xây hàng loạt đảo nhân tạo trên Biển Đông, nhật báo Wall Streeet Journal đã đăng báo cáo đầu tiên về hải quân TQ kể từ năm 2009, vạch trần mưu bá chủ châu Á của TQ

Trong báo cáo này, tình báo hải quân Mỹ vạch trần mưu bá chủ châu Á của TQ, với dự báo:“Trong 10 năm tới, TQ sẽ hoàn tất cuộc chuyển mình từ một lực lượng hải quân ven bờ thành một lực lượng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ quanh thế giới".
 
Báo cáo của tình báo hải quân Mỹ (ONI) nêu năm 2014, TQ đã chiếm đất trên bảy đảo nhân tạo trong vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và "xem ra xây nhiều cơ sở lớn hơn, vốn có thể hỗ trợ cả hai mảng thực thi luật hàng hải cùng các hoạt động hải quân".

Nông dân Việt ôm trái đắng vì bị thương lái Trung Quốc lũng đoạn

RadioCTM
Những người sử dụng Internet tại Việt Nam đang kêu gọi mọi người mua dưa hấu cứu nông dân Quảng Nam, Quảng Ngãi. Nếu không, nông dân lại phải đổ bỏ nông sản mà họ dốc hết sức, hết vốn liếng để trồng.
 

Do thương nhân Trung Quốc ngừng mua, giá dưa hấu ở Quảng Nam và Quảng Ngãi hiện chỉ còn khoảng 300 đồng một ký. Một tạ dưa hấu nay chỉ còn khoảng 30,000 đồng, tương đương với giá một tô phở bình dân nhưng bán với giá đó cũng chưa chắc có người mua.

Hay như việc thương lái Trung Quốc đi lùng mua rễ tiêu với giá cao tại các tỉnh Tây nguyên khiến nông dân đua nhau nhổ rễ tiêu, thương lái ùn ùn mua gom nhưng các thương lái Trung Quốc bỗng lặn mất tăm”.

Tình trạng thu mua nông sản “quái gở” được các thương nhân Trung Quốc thu mua đã diễn ra nhiều năm và không ít nông dân Việt Nam ôm “trái đắng”.

Tháng Tư từ hai góc nhìn

Người Việt kỷ niệm ngày 30 thang 4

Lại tháng Tư. Lại thấy trên báo chí và các mạng lưới truyền thông xã hội trên internet những bài viết về một trong những biến cố lớn nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại: tháng Tư 1975. Tuy nhiên, năm nay, các bài viết, đặc biệt ở hải ngoại, dường như khác những năm trước. Trước, người ta chỉ tập trung vào sự sụp đổ của chính quyền miền Nam và những hậu quả của nó. Năm nay, bên cạnh cái nhiều người gọi là ngày “đổi đời” ấy, người ta còn tập trung vào một khía cạnh khác: 40 năm người Việt định cư ở nước ngoài.

Thì cả hai đều có quan hệ nhân quả với nhau thôi: Bởi vì chính quyền miền Nam sụp đổ nên mới có hàng triệu người liều mình vượt biên hay vượt biển để ra đi tìm tự do. Tuy nhiên, khi nhấn mạnh đến khía cạnh sụp đổ, người ta chỉ thấy những bi kịch; khi chú ý đến khía cạnh định cư ở nước ngoài, người ta thấy những khía cạnh tích cực và lạc quan hơn. Cho nên, cùng một biến

Chúng tôi không thể sống như đã chết!

Nguyễn Đình Ấm

Năm nào bà con đến tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trên mặt trận chống Trung Quốc xâm lược cũng bị nhà cầm quyền Việt Nam ngăn chặn. Họ luôn sử dụng lũ côn đồ hoặc giả côn đồ quấy phá, khiêu khích. Không ít người còn bị công an bắt lên trại Lộc Hà (Đông Anh), đồn nọ, đồn kia giam cầm, xúc phạm nhân phẩm.

Sáng 14/3 năm nay, những người không thể quên ngày 64 chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở đảo Gạc Ma, bị xâm lược Trung Quốc tàn sát, đến tưởng niệm vong linh họ ở tượng đài vua Lý Thái Tổ, vẫn bị lũ dư luận viên cản trở. Đám người vô văn hóa ưỡn ẹo nhảy múa theo điệu nhạc “trống cơm”, xô đẩy, dùng cờ búa liềm che chắn …trong thời khắc đau thương, uất hận của dân tộc là hành vi vô lương, vô sỉ, phản dân, hại nước. Sau các cuộc quậy phá của bọn “âm binh” có chỉ đạo đó, đến lượt Công an Hoàn Kiếm

Tình hình điện hạt nhân ở Nhật và việc phản đối bán kỹ thuật điện hạt nhân cho VN

Nhà máy điện hạt nhân Takahama ở tỉnh Fukui
Ngô Văn

Sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, quy chế vận dụng điện nguyên tử ở Nhật trở nên nghiêm khắc hơn. Ngoài các tiêu chuẩn mới do Ủy ban Quy chế Nguyên tử lực (độc lập với chính quyền) đưa ra còn phải qua sự khám định của Ủy ban Địa chấn. Lọt được qua hai cửa ải này vẫn còn phải qua một cửa ải khác, đó là phải có sự đồng ý của người dân sinh sống trong vòng bán kính 30 km tính từ nhà máy điện hạt nhân.

Năm 2014, Tổng công ty điện lực Kansai đã làm đơn xin cho nhà máy điện hạt nhân Takahama ở tỉnh Fukui hoạt động trở lại vào tháng 11 năm nay.

Sau khi cho các chuyên gia đến kiểm tra, ngày 15/02/2015 Ủy ban Quy chế Nguyên tử lực tuyên bố nhà máy điện hạt nhân Takahama đáp ứng tiêu chuẩn của quy chế mới. Tuy nhiên, đúng tiêu chuẩn không có nghĩa là an toàn 100%, vì với kỹ thuật hiện nay chưa có thể dự đoán được thiệt

Tôi đi làm hộ chiếu

Mỹ Lệ

Nghe mọi người kháo nhau nhà nước tăng phí cấp hộ chiếu trong thời gian tới. Tôi và những người bạn tranh thủ trở về quê để làm cái pass (Passport – hộ chiếu). Thật ra cả bọn chúng tôi không ai nghĩ đến vấn đề chính làm hộ chiếu là để đi du lịch nước ngoài (vì đều là sinh viên nghèo), chủ yếu làm cho có và để đem ra ngắm mỗi khi nhìn thấy máy bay trên bầu trời giữa khoảng sân rộng trường đại học. Ước mơ không phải đóng thuế, vậy nên hầu hết bọn sinh viên chúng tôi đều mơ có ngày được bay sang nước này, nước kia để so sánh kiến thức đã học; để nâng cao khát vọng tiếp cận trình độ tiên tiến của các nước phát triển nhằm hiểu rõ hơn vị trí thực tế của nền giáo dục Việt Nam.

Quay trở lại chủ đề chính là “xin” cấp hộ chiếu, Tôi phải dùng từ xin trong ngoặc kép vì ở Việt Nam cái gì đụng đến chính quyền cũng phải xin. Ví dụ như kết hôn, xây dựng, học hành, vào đảng hay xin nhà, xin đất, xin xỏ chung chung và cuối cùng xin giảm nhẹ án phạt vì gia đình có

Tại sao Hàn Quốc phát triển rực rỡ còn Việt Nam thì không?

Tony Buổi Sáng 
Thứ Hai, 06 Tháng Tư 2015

Năm 2004, Việt Nam cho chiếu bộ phim “Thời đại anh hùng” trong đó có đoạn, Tổng thống Park Chung-hee đã khóc vì thấy dân khổ quá. Ông tuyên bố sau 10 năm nữa sẽ có nhiều nước trên thế giới phải đến làm thuê cho Hàn Quốc, và sự thật đã đến với họ trong đó có Việt Nam.

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn để giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích rằng, Hàn Quốc lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa, đây cũng bởi tính sĩ diện của họ rất cao.

Nhưng chính phủ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có được chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên cách đào tạo phương Tây sao cho phù hợp với đặc trưng của châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, Hàn Quốc chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh

Tôi, hai bạn trẻ, CSGT và tay giang hồ


6 giờ kém 15 tôi rời nhà để đi lễ tối nhà thờ. Trên quãng ngắn của con đường hẹp đầy nghẹt xe cộ vào giờ cao điểm. Tôi đi sát lề, nhưng vì khá vội nên lách qua làn đường phân vạch đứt để vượt lên. Vừa lách vào trở lại thì quan sát thấy trước mặt đã có CSGT. Thôi rồi, dính đạn.

Người vừa huýt còi tôi là một cảnh sát trẻ, khá mập. Anh ta không chào tôi (chắc quên nhỉ) mà yêu cầu xuất trình giấy tờ ngay cho anh ta kiểm tra. Cái quái gì đây, chưa báo lỗi người ta đã đòi xem giấy tờ. Tôi không đồng ý, tôi bảo: “Tôi phạm lỗi gì.” Anh ta nói lí nhí câu gì mà tôi không nghe rõ. Tôi yêu cầu anh ta nhắc lại.
“Anh đi vào làn đường xe lớn.”
“Sao lại đi vào làn đường xe lớn? Đây là vạch phân cách đứt, tôi có quyền lách qua một quãng

Về Cuộc Phản Kháng Của Nông Dân Bình Thuận

Lý Thái Hùng

Ngày 17/4 vừa qua, người dân tại hai huyện Tuy Phong và Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận đã đồng ý không còn chiếm Quốc Lộ 1 A sau khi ban giám đốc nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân II cam kết là sẽ không xả bụi tro than, gây ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng lên đời sống của người dân trong vùng.

Đây chỉ là tình trạng hoãn binh tạm thời, vì ngày nào mà nhà máy còn xử dụng phương pháp “nhiệt điện đốt than” của Trung Quốc – đã từng gây ô nhiễm cho bầu trời Hoa Lục - cuộc đấu

Công an chuyên nghề bắt cóc, cướp tài sản

Trần Thị Nga
Nền nhà bà Hương bị phá tan hoang
(hình do ông Vịnh chụp trước khi bị bắt)
Sáng 16/4/2015 ông Lưu Văn Vịnh, FB Vịnh Lưu, bị 3 công an huyện Thạnh Hóa, Long An, tên là  Bé, Thắng và Nhân xông vào cưỡng chế bắt đi, khi anh đến thăm cháu Thảo Vi và Tuấn, là con của vợ chồng chị Mai Thị Kim Hương và anh Nguyễn Trung Can và những hộ dân bị chính quyền cưỡng chiếm phá nhà cửa mà gia đình anh đã sinh sống nhiều chục năm qua.

Ông Lưu Văn Vịnh là một người hoạt động xã hội ôn hòa, ông thường có mặt ở các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược, các buổi dã ngoại Nhân Quyền và đặc biệt là ông thường xuyên đến thăm, chia sẻ động viên tinh thần thân nhân và những người bị bách hại, oan sai.
  
 Ngày 14/4/2015 công an và chính quyền huyện Thạnh Hóa đã cướp chiếm mảnh đất mà gia đình bà Hương sinh sống và xử dụng nhiều chục năm nay.Gia đình bà Hương đã phải liều mạng giữ nhà giữ đất, giữ nơi ở và mưu kế sinh nhai của gia đình. Ông bà đã bị công an bắt giam cùng nhiều người khác trong gia đình. Hai con của anh chị là cháu Tuấn 15 tuổi và cháu Vi 13 tuổi hiện đang phải sống nhờ họ hàng, vì nhà của các cháu đã bị chính quyền cướp. 

Tù nhân chính trị Mai Thị Dung đã được thả vô điều kiện

Võ Văn Bửu (PGHH Miền Tây)
An Giang, ngày 17 tháng 4 năm 2015
Thông cáo báo chí
Bà Mai Thị Dung (ngồi) cùng với chồng (ông Võ Văn Bửu), hai con là Võ Văn Bảo và Võ Thị Tuyết Linh. 
Vào ngày 17 tháng 4 năm 2015, tù nhân chính trị Mai Thị Dung đã được trả tự do vô điều kiện, gần 16 tháng trước khi mãn án tù. Bà Mai Thị Dung, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH), đã bị kết án 11 năm tù với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”. Công an đã đưa bà Mai Thị Dung từ trại giam Thanh Xuân (Hà Nội)  về đến gia đình tại tỉnh An Giang vào lúc 18:30 ngày 17 tháng 4 năm 2015. Tình trạng sức khỏe bà Mai Thị Dung hiện rất yếu.

Bà Mai Thị Dung, 46 tuổi, là tín đồ PGHH sinh sống  tại huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang). Từ năm 1999, bà cùng chồng là ông Võ Văn Bửu đã tích cực đấu tranh bảo vệ quyền tự do tôn giáo của các tín đồ đạo PGHH tại miền Tây – Nam Việt Nam. Vào ngày 5/8/2005, vợ chồng bà Dung và 6 đồng đạo khác đã bị công an tấn công và bắt giam vì đã tham gia vào một vụ tọa kháng và tuyệt thực tại gia xảy ra 2 tháng trước đó để phản đối chính quyền đàn áp tín đồ PGHH. Một số nạn nhân đã tự thiêu để phản đối hành vi bắt giữ tùy tiện này với hậu quả là ông Trần Văn Út (Út Hòa Lạc) bị thiệt mạng và ông Võ Văn Bửu bị phỏng nặng.

Nhiều nhà đấu tranh dân chủ bị bắt giữ trái pháp luật

FVOPC
Nhà hoạt động dân chủ Lưu Vịnh (bên trái)

Vào lúc 9g00 ngày 16 tháng 04 năm 2015, nhà hoạt động dân chủ Lưu Vịnh đã bị 3 công an huyện Thạnh Hoá – tỉnh Long An cưỡng chế bắt đi trái pháp luật. Hiện tại, nhà hoạt động Lưu Vịnh đang bị tạm giữ trái phép tại công an tỉnh Long An.

Nhà hoạt động dân chủ Lưu Vịnh (fb Vịnh Lưu) quê ở tỉnh Hải Dương. Sáng ngày hôm nay, nhà hoạt động dân chủ Lưu Vịnh đến huyện Thạnh Hoá – tỉnh Long An để thăm gia đình dân oan Nguyễn Trung Can – Mai Thị kim Hương. Gia đình ông Can bà Hương đã bị lực lượng công an cưỡng chế thu hồi đất đai ngày 14 tháng 04 năm 2015.

Một người dân chứng kiến tại hiện trường cho biết: “có 3 người công an huyện Thạnh Hoá đã đến cưỡng chế bắt chú Vịnh Lưu khi đến thăm gia đình ông Can bà Hương. Chú Lưu Vịnh vừa đến thăm hỏi được vài câu thì bọ họ cưỡng chế đưa lên xe rồi đi đâu không biết. Họ bắt mà chẳng có giấy mời hay giấy triệu tập gì cả.”

Thông Báo: CÙNG ĐI BỘ VÌ CÂY XANH SÁNG CHỦ NHẬT 19.4.2015

Thông báo VỀ HOẠT ĐỘNG ĐI BỘ VÌ CÂY XANH HÀ NỘI
Thời gian: 09h30, Chủ nhật 19.4.2015
Địa điểm: Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội
 
Hà Nội vẫn không trả lời hàng nghìn câu hỏi của những người dân trao trực tiếp cho UBND Thành phố ngày 20/3.

Hà Nội vẫn không trả lời văn bản yêu cầu giải trình của các luật sư gửi UBND Thành phố và Sở xây dựng ngày 2/4.

Hà Nội vẫn không có một bản báo cáo công khai nào nhằm làm rõ mọi khuất tất trong việc chặt

Nhà báo Đoan Trang và “Quân lực Việt Nam Cộng hòa” (3)

Phạm Hồng Sơn

Xem phần: (1), (2)
Rắc rối đa nguyên
Chúng ta đã quá thấu vì những thảm cảnh do độc tài gây ra. Nhưng dân chủ không phải không có những phiền toái.

Vì dân chủ tôn trọng ý kiến khác biệt nên mọi cá nhân, hội nhóm, đảng phái luôn phải vất vả, xoay trở để cạnh tranh, đối phó với các cá nhân, hội nhóm, đảng phái khác đang tồn tại hoặc liên tục được sinh ra. Chính vì thế mọi xã hội dân chủ đều không có tính “bình yên”, “ổn định” như trong chính thể độc tài. Mỗi cá nhân, hội nhóm, đảng phái dù là (đang) xuất sắc nhất cũng tự biết rằng vị thế của mình chỉ là tạm thời và phút chốc có thể trở thành tầm thường - một điều không dễ chịu đối với mọi con người. Nhưng đổi lại con người trong chính thể dân chủ giữ được tư duy độc lập đồng thời không ngừng được hoàn thiện, bồi đắp thêm những giá trị, hiểu biết, do chính bản thân ngộ qua, hay học được, kết hợp được từ những cá nhân, hội đoàn khác. Và, quan trọng hơn, cùng một vấn đề luôn luôn có hơn một giải pháp, ý tưởng để lựa chọn hay dự phòng, đưa đến hệ quả tránh cho toàn xã hội, cộng đồng không bị “Xuống H C Nút”. Kẻ cầm quyền cũng được hưởng lợi: được sống một cuộc đời thật và cầm quyền với sự an tâm do chính đáng. Vì vậy, những lãnh đạo dân chủ dù cũng không thích phải cạnh tranh, họ luôn bảo vệ tính đa nguyên, chống sự độc tôn của cá nhân, hội đoàn, đảng phái.

Đỉnh Cao Của Sự Sợ Hãi

Huy Đức
Nếu có một cơ hội để đối thoại, người dân Tuy Phong, chắc chắn, sẽ không lựa chọn giải pháp cứng rắn như họ đang làm. Những nông dân hôm qua còn chân chất, hiền lành, có thể sẽ bị bắt.

Những nông dân chất phác đó có thể đã phải cân nhắc, họ chấp nhận rủi ro vì không thể tiếp tục hít thở bụi than.

Tương lai họ sẽ ra sao nếu thân mình thì tù tội trong khi con quái vật khổng lồ đó vẫn ngày ngày phun xỉ than vào phổi của con em họ.

Tại sao nhà thầu Trung Quốc có thể đưa công nghệ luyện thép lò đứng đến Vũng Áng, đưa nhiệt điện đốt than tới Tuy Phong. Chúng ta rất khó nói ra câu trả lời mà ai cũng nghĩ trong đầu. Nhưng nếu người dân có đại diện thực sự của họ, các tổ chức môi trường có thể dễ dàng hình thành, những công nghệ đã bị xua đuổi ở các nước phát triển đó chắc chắn khi đến Việt Nam đã bị chặn từ khi bắt đầu dự án.

Nhà báo Đoan Trang và “Quân lực Việt Nam Cộng hòa” (2)

Phạm Hồng Sơn
“Quân lực Việt Nam Cộng Hòa”

Qua những gì đã trình bày, mấu chốt của sự cố đã xảy ra nằm ở chỗ những thanh niên ôn hòa, nghiêm nghị trong cuộc tuần hành vì cây xanh đó đã dám thể hiện những biểu tượng, yếu tố liên quan tới “Việt Nam Cộng Hòa” một cách ôn hòa.

“Việt Nam Cộng Hòa” là gì? Đứng về mặt cảm nhận xã hội nói chung, chúng ta phải thừa nhận đây là một cụm từ còn có tính “húy kỵ” vì “Việt Nam Cộng Hòa” đã là một chính thể đối lập, đối kháng với chính thể hiện nay và vẫn bị chính thể hiện nay kỳ thị, coi là “ngụy”, “tay sai”, “bán nước”.

Tuy nhiên, về mặt bản chất, “Việt Nam Cộng Hòa” có thực là một chính thể “tay sai”, “bán nước”, “ngụy”?

Bên cầu năm ấy

Minh Văn

Này cây cầu năm cũ
Lối đi vào nhà em
Bâng khuâng tím màu hoa dại
Sông thu nước chảy êm đềm
Mấy lúc xa nhau từ độ ấy
Chưa về thăm lại chốn yêu xưa
Anh lãng du phương trời vô định
Mơ chi giây phút sum vầy
Mười mấy năm rồi em nhỉ?
Thủa em còn là thiếu nữ
Tóc dài buông xõa như mây
Nét cười xôn xao ngày tháng cũ
Ngân nga con nước vơi đầy
Tuổi đôi mươi căng tràn nhựa sống
Ta yêu nhau những ngày
Kia là ngôi hàng nhỏ
Dưới chân cầu thân thương
Khi xưa ta hay ngồi đó
Ngắm hàng cây bên đường
Nước sông vẫn trôi mải miết
Lững lờ về chốn xa
Quán đơn sơ quen thuộc

Khoảng cách của sự ngạo mạn

RadioCTM - Cánh Cò
Đối với một công trình to lớn trước nhất đòi hỏi thiết kế, độ bền, tính mỹ cảm, thông số chuyên môn và còn phải biết ngay từ lúc khởi đầu công trình đó sẽ tác động và ảnh hưởng ra sao với thế giới bên ngoài. Vai trò xã hội, cũng như các hỗ trợ, tiếp sức cho công trình ấy cũng là yếu tố không thể thiếu và khi thành hình giai đoạn phát triển, gìn giữ nó lại không phải là chuyện dễ dàng nếu một công trình không có lợi ích thiết thực.
Một công trình công cộng còn thêm những đòi hỏi mang tính xã hội đồng thuận và thường thì nó phải được một hội đồng xét duyệt trong đó chuyên gia liên quan trong lĩnh vực công trình, đại diện người dân sống gần công trình sắp được xây dựng, cơ quan báo chí loan tải những thông tin tới cộng đồng và cuối cùng là ngân sách thực hiện có hợp lý, được theo dõi, cân nhắc và sử dụng một cách minh bạch hay không.

40 năm nhìn lại, nông dân đồng bằng sông Cửu Long vẫn nghèo khổ

Trần Quang Thành

Đồng bằng sông Cửu Long với số dân gần 20 triệu người, nơi cung cấp 90% lượng gạo và 60% lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Thu nhập bình quân đầu người ở đồng bằng sông Cửu Long sau ngày Việt Nam gia nhập WTO khoảng trên 1,2 triệu đồng 1 tháng. Như vậy thu nhập bình quân đầu người ở 13 tỉnh thành miền Tây Nam bộ đạt khoảng gần 2 USD/ngày. Những con số đó chỉ mang tính cách thống kê, trên thực tế thu nhập bình quân giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam cũng như ở đồng bằng sông Cửu Long cách biệt đến mức đáng báo động nhiều nông dân đồng bằng sông Cửu Long thu nhập chỉ khoảng 0,3 USD/ngày tức chưa tới 7.000đ/ngày. Nơi làm ra thóc gạo đưa Việt Nam lên hạng nhất, nhì xuất khẩu gạo trên thế giới, nhưng nông dân ở vựa thóc gạo này vẫn lâm vào cảnh nghèo khổ, hàng triệu dân oan vẫn triền miên đi khiếu kiện vì ruộng, vườn, nhà cửa bị nhà cầm quyền cưỡng đoạt.

Nhà báo Lê Phú Khải, cựu phóng  viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã có 40 năm gắn bó với đồng bằng sông Cửu Long, với nông dân Nam Bộ

Ông đã nói đôi điều mình cảm nhận sau 40 năm gắn bó với vựa lúa gạo của cả nước qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành.
Mời quí vị theo dõi:
(Youtube PV nhà báo Lê Phú Khải)
DienDanCTM

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More