Xăng tăng giá vì dân không có quyền "mặc cả"?


Nguyễn Yến


Xăng tăng giá, người tiêu dùng có thấy công bằng? Ảnh: N.Y
“Đã chấp nhận theo giá thị trường thì chuyện giá tăng, giá giảm là đương nhiên. Nhưng giá thị trường mà không có cạnh tranh, không được mặc cả thì có công bằng với người mua?”.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, giá xăng, điện tăng theo giá thị trường nhưng lại không có sự cạnh tranh và không có sự thỏa thuận giữa người bán và người mua. Như vậy là "bất bình đẳng" với người tiêu dùng.

Tăng là cần thiết nhưng…

Bình luận về động thái tăng giá xăng lên 19300 đồng/lít vào sáng qua (24/2), các chuyên gia kinh tế đều có chung quan điểm “đây là việc làm cần thiết”.

Trung Quốc: Tiếp tục Cách mạng Hoa Lài vào chiều Chủ Nhật

Trần Đông Đức

Công an Trung Quốc dắt chó và xít nước thị uy bộ hành
Cuộc “Tản Bộ Hoa Lài” kêu gọi tự do dân chủ tại Trung Quốc vẫn tiếp tục sứ mệnh với số người bị bắt tại Bắc Kinh và Thượng Hải chiều 27/2/11 được xác định là bảy người. Một số hình ảnh đã ghi lại hình các “chú công an” đang hốt người về đồn trong tư thế nhiếp ảnh gia săn hình được BBC Hoa Ngữ náo nhiệt đăng hình và loan tin linh hoạt.

Báo Lao Động bị kiểm điểm vì bài viết

Bài 'Thác nước Detian
- thiên đường chốn hạ giới',
dịch từ trang mạng Sina của TQ.
Ban Tuyên giáo Trung ương vừa có công văn đề nghị cơ quan chủ quản báo Lao Động “kiểm điểm, xử lý” người sai phạm khi cho đăng bài viết “Thác nước Detian - thiên đường chốn hạ giới.”

Detian, hay Đức Thiên gọi theo tiếng Hoa, thực ra là Thác Bản Giốc của Việt Nam.

Tuy nhiên bài viết trên báo Lao Động gọi Detian là một trong 10 thác đẹp nhất thế giới, là thắng cảnh hàng đầu của Trung Quốc.

Công văn yêu cầu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cơ quan quản lý báo Lao Động, phải “báo cáo” lại cho Ban Tuyên giáo Trung ương trước ngày 27 tháng 2 năm 2011.

LHQ bỏ phiếu đồng loạt thanh trừng Gaddafi

Hội đồng Bảo an bỏ phiếu đồng thuận 100% cho lệnh thanh trừng.
 Hội đồng Bảo an LHQ bỏ phiếu đồng loạt áp lệnh thanh trừng chế độ Muammar Gaddafi tại Libya trong khi Ngoại trưởng Anh kêu gọi Gaddafi từ chức.

HĐBA hậu thuẫn lệnh cấm vận bán vũ khí và phong tỏa tài sản trong khi đề nghị trao Đại tá Gaddafi cho Tòa án Tội phạm Quốc tế do cáo buộc gây tội ác chống nhân loại.

Công an đánh đập Giáo dân CỒN DẦU - ĐÀ NẴNG



Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=oQbjfpzSXL8

Bông hoa giả trong GHCGVN

Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tĩnh
Thư ngỏ kính gửi Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tĩnh

Kính thưa Cha Pascal quý mến,

Lâu nay con rất say mê đọc và nghiền ngẫm các bài viết của Cha liên quan tới đất nước Việt Nam, con người Việt Nam và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Con xin phép chia sẻ mối tâm đắc và đồng cảm của con đối với những ưu tư và tâm huyết mà Cha đã và còn đang trải bày trong những bài viết đầy tính xây dựng và hiện thực đối quốc gia, dân tộc và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.

Từ những bài viết của Cha, tự nhiên trong con toát ra nguồn cảm hứng mãnh liệt thôi thúc mình tiếp nối ý tưởng của Cha để nói lên những cảm nghĩ suy tư của mình. Nhưng rồi tự soi rọi lại mình, con thấy mình chưa đủ tầm vóc để làm công việc muốn làm, thậm chí có thể làm nhẹ đi hay lệch đi ý tưởng thâm sâu của Cha, e rằng mình có thể xúc phạm nghiêm trọng tới ngòi bút của Cha vốn dĩ đã sắc bén và có mãnh lực thu hút phi thường, thuyết phục người đọc, chỉ trừ những ai có tai mà không nghe, hay cố tình không chịu nghe. Thảng hoặc có nghe thì lại diễn dịch theo cái ý chống chữa của họ hay xuất phát từ một tâm địa ganh tị cay cú.

Mỹ ủng hộ việc trục xuất Libya ra khỏi Hội đồng Nhân quyền

Thứ Năm, 24 tháng 2 2011

Tổng Thư Ký NATO Anders Fogh Rasmussen
nói liên minh không có kế hoạch can thiệp
vào tình hình rối loạn tại Libya (Hình: Reuters)
Mỹ tuyên bố ủng hộ việc trục xuất Libya ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ P.J. Crowley nói với các phóng viên hôm thứ Năm là Hoa Kỳ ủng hộ những nỗ lực trục xuất Libya ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vì chính phủ Libya “đã vi phạm quyền của người dân trong nước.”

Nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi đang chịu áp lực quốc tế về những đàn áp thô bạo của chính phủ ông đối với người biểu tình. Phát ngôn viên Crowley nói Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ đến Geneva để tham dự những cuộc thảo luận quốc tế nhằm chấm dứt vụ đàn áp.

Trước đó, Tổng Thư Ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói liên minh không có kế hoạch can thiệp vào tình hình rối loạn tại Libya.

Tuyên bố tại Ukraine hôm thứ Năm, ông Rasmussen nói NATO không nhận được yêu cầu về một sự can thiệp như thế và nhấn mạnh rằng bất cứ hành động nào của NATO đều phải căn cứ trên sự uỷ nhiệm của Liên Hiệp Quốc.

BÁC SỸ NGUYỄN ĐAN QUẾ KÊU GỌI TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG CỨU NƯỚC


Bs. Nguyễn Đan Quế
Bs Nguyễn Đan Quế

LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA BÁC SỸ NGUYỄN ĐAN QUẾ


CÙNG TOÀN THỂ ĐỒNG BÀO VIỆT NAM YÊU QUÍ,


Hãy đứng thẳng người hiên ngang tuyên bố: Tự Do hay sống nhục!

Xuống đường dứt điểm độc tài nhũng lạm quyền thế: đòi việc làm, đòi cơm áo, đòi nhà ở, đòi được học hành; đòi được chăm sóc y tế; chống áp bức bất công, nông dân chống cướp đất canh tác, công nhân chống bóc lột sức lao động.

Tổng thống Obama lên án bạo lực nhắm vào người biểu tình tại Libya

Phát biểu của Tổng thống Obama về Libya

Tạ Dzu chuyển ngữ


Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang
phát biểu về tình hình Libya hôm 23-2-2011
Hôm 23-02-2011, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã cực lực lên án hành động bạo lực được chính phủ Libya cho phép nhắm vào những người biểu tình.

Phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống nói rằng bạo lực ở Libya là "thái quá", "không thể chấp nhận được," và rằng nội các của ông đang xem xét "nhiều chọn lựa để chúng ta có thể ứng phó với cuộc khủng hoảng này."


ới đây là phần phát biểu đầy đủ của ông:

Tổng thống: Thân chào tất cả các bạn. Ngoại trưởng Clinton và tôi vừa kết thúc cuộc họp tập trung vào tình hình đang diễn ra tại Libya. Trong vài ngày qua, toán an ninh quốc gia đã làm việc liên tục để theo dõi tình hình ở đó và phối hợp với các đối tác quốc tế về một phương án khả thi.

Những "nhà báo công dân" làm nên lịch sử ở Ai Cập

Bùi Tín (viết riêng cho VOA  Thứ Tư, 23 tháng 2 2011)

Wael Ghonim, 30 tuổi (giữa) đã đóng một vai trò
quan trọng trong việc tổ chức 18 ngày biểu tình
trên toàn quốc chống chính phủ đã buộc ông Mubarak
phải từ chức và trao quyền cho quân đội sau hơn
30 năm giữ chức.
Mạng thông tin toàn cầu internet, các công cụ truyền thông Facebook, Twitter, youTube…đã đóng vai trò vũ khí đấu tranh lợi hại và có hiệu quả trong cuộc lật đổ ách độc tài ở Tunisia và Ai Cập.

Ở Ai Cập, với số dân 83 triệu, có đến 24 triệu máy computer, hơn 5 triệu facebook, 30 vạn twitter và 25 vạn blogger…, phần lớn là các nhà trí thức, nhà kinh doanh, sinh viên và học sinh. Cư dân blogger rất trẻ, trung bình dưới 30 tuổi. Hàng vạn blogger ở thủ đô Cairo, ở hải cảng Alexandria và Suez đã là những chiến sĩ tiên phong trong cuộc nổi dậy hào hùng, bền bỉ trong 18 ngày đêm cách mạng sôi sục, buộc nhà độc tài gia đinh trị và bộ hạ của Mubarak cuối cùng phải xuống đài, bỏ chạy.

Nhà độc tài có uy quyền và uy lực bậc nhất châu Phi và Trung Đông ấy đang hí hửng nắm chắc một nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 vào tháng 9 tới, còn tính chuyện truyền ngôi cho con trai bất tài, hung hãn, bỗng vào đầu xuân 2011 thấy đất trời rung chuyển bới cuộc xuống đường của quần chúng khao khát tự do, công bằng và quyền sống. Cuộc đấu tranh của đường phố được cổ vũ, điều hành, hướng dẫn bởi mạng lưới điện toán bén nhạy đã quyết định số phận của một chế độ độc đoán và mở đường cho tương lai.

Gia đình thân nhân tù nhân Nguyễn Bình Thành tố cáo công an vi phạm nhân quyền



Bản tin từ Huế ngày 23-02-2011


Chị em chúng tôi tố cáo Công an VN vi phạm nhân quyền có hệ thống

Đào Tuấn - Phen này ông quyết đi buôn chuối

24.02.2011

Thế là giá điện đã chính thức tăng. Giá xăng dầu chính thức tăng. Giá tân dược chuẩn bị tăng. Giá sữa sắp tăng hàng loạt. Giá nước chuẩn bị được “điều chỉnh”. Ngoài cây xăng, dù Bộ Tài chính đến 9h sáng vẫn im thít- hàng đoàn người xếp hàng rồng rắn với can nhựa, túi ni lon như thể không mua là…hết. Trong chợ, bất cứ cái gì cũng đã tăng. Và Tiền Phong thì đưa một bức ảnh pờ rồ máy cày 4 cẳng “ngưu lực”, 2 cẳng “nhân lực”.

Có vẻ như những phát biểu của bác Kiên, Phó chủ tịch QH mà các báo đăng tải ồ ạt sáng nay- đã không còn hợp với thời thế nữa.

Văn nghệ - thơ ca quần chúng thời Bão giá

Đêm qua Bác không ngủ

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Cả đêm dài không ngủ...
Anh đội viên thủ thỉ:
"Xăng tăng giá Bác ơi"
Bác bảo: "Bác biết rồi,
Hai mươi khìn một lít"
Anh đội viên sụt xịt...
"Này! Xe cháu tay ga
Đây Bác Toyota
Mày khổ sao bằng Bác"
Hai Bác cháu phờ phạc
Vì lạm phát dâng cao
Chống cằm ngồi ước sao
Lạm phát không còn nữa...

Vì sao Bắc Kinh sợ Hoa Nhài?

Hai tuần trước, mục này đã đặt câu hỏi: Cuộc cách mạng 2011 ở Tunisia, Ai Cập sẽ diễn biến thế nào? Sẽ lan mạnh như ở Ðông Âu năm 1989, hay biến chất như Iran năm 1979? Cho tới nay, câu trả lời có vẻ nghiêng về các sự kiện năm 1989. Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài mà dân Tunisia và Ai Cập phát khởi
lật đổ những chính quyền tham nhũng thối nát đã gây cảm hứng cho dân chúng Bahrain, Libya nổi dậy và cho tới này họ vẫn kiên trì, đứng vững không khuỵu chân, mặc dù bị đàn áp đẫm máu. Thanh niên, sinh viên, công nhân các nước Yemen, Algeria cũng không chịu ngồi yên. Cách mạng như một cơn sóng trào qua các nước Á Rập, không khác gì trận động đất năm 1989 đã lan qua những thành phố Leibzig, Dresden, Berlin, Praha, Budapest, Warzava, Bucarest, vân vân, làm sụp đổ các chế độ cộng sản Ðông Âu.

Khối 8406: Tuyên bố và Kêu gọi nhân các cuộc cách mạng dân chủ tại Bắc Phi và Trung Đông




Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước!

Cuộc cách mạng nhân quyền dân chủ của thế kỷ 21, khởi đầu từ vụ tự thiêu của ngọn đuốc sống Mohamed Bouazizi ngày 17-12-2010, đã kết thúc với thành công thứ nhất tại Tunisia ngày 14-01-2011, với thành công thứ hai tại Ai Cập ngày 11-02-2011, và đang tiếp diễn mạnh mẽ tại nhiều nước Bắc Phi và Trung Đông như Bahrain, Iran, Jordan, Lybia, Yemen….

Bầu cử Quốc hội Việt Nam: Cẩn thận, hiểm nguy, đấu tố và nhà tù đang rình rập những ai tự ứng cử

Có một điều rất phản động là dân thì không được bầu lãnh đạo của đảng mà Đảng lại đứng ra chỉ định và lãnh đạo cơ quan dân cử. Như vậy chính đảng đã “cướp” mất quyền được làm chủ đất nước của nhân dân. Làm như vậy chính đảng cũng bôi nhọ chính mình vì sự cầm quyền không chính đáng.

Một trong những hành động thể hiện quyền yêu nước mạnh mẽ nhất là tự đứng ra ứng cử vào làm đại biểu quốc hội để thay mặt cử tri quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Tiếc thay, những người tự ứng cử quốc hội tại Việt Nam luôn bị hiểm nguy rình rập. Luật bầu cử Đại biểu quốc hội của nước CHXHCNVN quy định: “Công dân việt nam đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu quốc hội”. Nhưng liệu quyền đó được bảo hộ và thực thi trong thực tế hay không ? Những người tự ứng cử có gặp phải những khó khăn nào không ?. Theo những gì tôi biết thì những người tự ứng cử mà Nhà nước không cho phép hoặc cơ cấu đều gặp phải những khó khăn trong việc thực hiện quyền của mình. Tệ hại hơn, nhiều người trong số họ bị bắt. Có thể kể ra đây những nhân vật nổi bật như luật sư. Lê Công Định, Luật sư, Nguyễn Văn Đài, Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Luật sư Lê Quốc Quân, Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức… là những người đã từng tự đứng ra ứng cử và đã họ đã bị vào tù. Một số người khác thì gặp khó khăn trong công việc, kinh doanh như: Thầy giáo – người đương thời – Đỗ Việt Khoa, Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, Ông Lê Kiên Thành, Ông Đặng Hùng Võ…. Luật sư là những người hiểu biết luật pháp. Họ mong muốn thực hiện luật và đưa kiến thức luật pháp của mình ra xây dựng đất nước. Nhưng do hiểu luật, muốn làm theo luật thì sẽ “đụng hàng” với ý chí rất chủ quan của đảng. Họ tự ứng cử là để thực hiện “quyền và nghĩa vụ” của mình trong việc xây dựng đất nước nhưng đảng biết rằng khi hiểu rõ bản chất của đảng thì họ càng không chịu đựng được và se đấu tranh cho nhân dân. Đảng CS biết mình làm sai luật nên sợ có người phát hiện, chỉ mặt nêu tên nên vội vàng bắt sớm và “cơ cấu” đưa những người dễ sai bảo vào làm.

Úc sẵn sàng đón nhận các nhân viên ngoại giao từ tòa đại sứ Lybia xin tị nạn

Dân chúng Libya tiếp tục biểu tình
hạ bệ lãnh đạo độc tài Moammar Gaddafi

(Việt Thịnh từ Úc)

Hiện Chính phủ Úc đang sẵn sàng đón nhận các nhân viên ngoại giao chủ chốt từ tòa đại sứ Lybia xin tị nạn và ly khai khỏi chế độ của Gaddafi.

Chỉ 1 tiếng sau khi Đại sứ Lybia tại Canberra là Musbah Allafi được Bộ Ngoại giao Úc triệu tập để bày tỏ sự phản đối của Chính phủ về sự đàn áp dân thường tay không tấc sắt trong các cuộc biểu tình, tùy viên chính trị sứ quán Lybia là ông Omran Zwed đã xin tị nạn và rời bỏ chế độ độc tài này.

Ông Omran Zwed đã nói chuyện với 1 đám đông người Lybia sống tại Úc phía trước tòa đại sứ là "Chúng tôi nay đại diện cho nhân dân Lybia chứ không còn ở phía những kẻ hiện đang cầm quyền nữa". Ngay sau câu nói đó, thái độ của đám đông biểu tình đã chuyển ngay từ chỗ căng thẳng căm ghét sang hoan hỉ và mọi người cùng hô câu "Thượng đế tối cao" để bày tỏ sự vui mừng.

Libya tiếp tục căng thẳng: Máy bay thả bom ngăn biểu tình.

(bản tin 23-02-2011)

Dân Libya biểu tình chiếm một căn cứ quân sự ở Benghazi hôm 21-02-2011

(Libya) Súng vẫn tiếp tục nổ ở nhiều nơi tại thủ đô Tripoli, Libya. Trong khi đó, một nhà hoạt động Libya đã lên tiếng cáo buộc trên đài truyền hình Al-Jazeera rằng nhà cầm quyền đã xử dụng máy bay tuần tra và chiến đấu cơ đánh bom xuống người dân Libya để đàn áp các cuộc biểu tình tại thủ đô Tripoli và thành phố lớn Benghazi đang bị dân chống đối chiếm. Theo cáo buộc của nhà hoạt động Libya thì "bất kỳ ai di chuyển đám đông trên đường phố, cho dù là trong ôtô, cũng sẽ bị ném bom".

Từ Độc Tài tới Dân Chủ

Ruaridh Arrow Đạo diễn phim tài liệu "Gene Sharp - Cách khởi đầu cách mạng"


Trong một ngôi nhà cũ ở miền Đông Boston một người đàn ông cao tuổi, lưng còng xuống, cặm cụi chăm sóc những cây phong lan quý hiếm trong văn phòng tồi tàn của mình. Chú chó Sally giống Labrador của ông nằm trên sàn giữa đống giấy tờ tài liệu nghiên cứu dõi mắt nhìn theo khi ông đi qua. Tiến sĩ Gene Sharp chính là người nay được công nhận là tác giả chiến lược đằng sau cuộc lật đổ chính phủ Ai Cập.

Libya xáo trộn, dân chúng làm chủ tình hình thành phố lớn thứ nhì cả nước

Bởi Maggie Michael And Hamza Hendawi,
Associated Press –2011-2-21

Thanh niên Lybia biểu tình chiếm xe tăng - AP
CAIRO –Các người biểu tình chống chính phủ đã ăn mừng trên đường phố tại tỉnh Benghazi trong ngày thứ Hai. Họ nói rằng họ đã kiểm soát được thành phố lớn thứ nhì của cả nước sau một cuộc giao tranh đẩm máu và cuộc nổi dậy chống chính phủ lần đầu tiên lan tới thủ đô với các đụng độ tại  quảng trường chính của thủ đô Tripoli. Con trai của nhà độc tài Gadhafi thề rằng cha ông và lực lượng an ninh sẽ chiến đấu “tới viên đạn cuối cùng.”

Toàn văn bản hiệu triệu Cách Mạng Hoa Lài Trung Quốc

Trần Đông Đức dịch từ Hoa Ngữ

Các nhà hoạt động ủng hộ Cách Mạng
Hoa Lài biểu tình tại Hồng Kông

Giới Thiệu: Tác giả của văn bản hiệu triệu cuộc “Cách Mạng Hoa Lài” ở Trung Quốc vẫn còn là một bí mật. Các nguồn thông tin Hoa Ngữ ở Đài Loan đặt ra nghi vấn có sự tham dự của Pháp Luân Công vì trong lời kêu gọi có nhắc đến tổ chức này.

Trong lúc đó “Thế Giới Nhật Báo” lấy nguồn tin khác cho rằng do lãnh tụ phong trào sinh viên Thiên An Môn, Vương Đán viết ra. Gần đây BBC Hoa Ngữ liên tiếp đưa bài về Vương Đán với lời nhận xét của anh phong trào kêu gọi như vậy là đã thành công. Trung Quốc bị một bản tin trên mạng mà trở nên lo sợ báo động toàn quốc.

Trong lúc đó, Pháp Luân Công đã phủ nhận nguồn tin nói rằng chính họ kêu gọi phong trào. Pháp Luân Công cho rằng họ là những người tu hành, không tham dự chính trị, quản chi chuyện thế gian…



Gió không lặng đâu!

(Ảnh hưởng của cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Đông đối với các nước Á Châu và đặc biệt là Trung Quốc)


The Economist
Bản dịch : Nguyễn Quốc Khải

Gió cách mạng dân chủ không ngừng đâu!

Tin giờ chót: Trong ngày 20 tháng 2, Associated Press đã loan tin rằng những cơ quan có thẩm quyền ở Trung Quốc đã bắt giam một số người bất đồng chính kiến, gia tăng số cảnh sát viên trên đường phố, ngưng dịch vụ nhắn tìn dưới hình thức văn bản (text message) qua hệ thống điện thoại di động, gia tăng kiểm soát Internet, ngăn chặn thông tin về các cuộc nổi dậy ở Trung Đông. Cùng trong ngày, Chủ Tịch Nhà Nước Hồ Cẩm Đào ra lệnh cho những viên chức địa phương giải quyết những vấn đề nổi cộm của dân chúng làm hại cho sự hoà hợp và ổn định trong xã hội. [1]

Bạo lực tiếp tục trầm trọng ở thủ đô Libya

Những người phản đối treo băng cờ khẩu hiệu biểu tình
trên một tòa nhà chính quyền mà họ đốt cháy và chiếm cứ.
Các lực lượng an ninh và những người biểu tình phản đối tiếp tục đụng độ ác liệt ở thủ đô Libya trong đêm thứ hai, sau khi chính quyền của Đại tá Muammar Gaddafi tuyên bố ra tay đàn áp.

Các nhân chứng cho hay nhiều phi cơ chiến đấu đã bắn hỏa lực vào những người phản đối ở Tripoli.

Đồng Việt Nam mất giá: Đô la và vàng liên tục tăng giá ào ạt

(Bản tin 21-02-2011)



(Sài gòn) Giá vàng và đô la ở trong nước tiếp tục gia tăng từng ngày sau vụ phá giá tiền đồng của nhà nước Việt Nam.

Giá vàng ở Sài Gòn tại các cửa hàng hôm 21-2-2011 đã tăng thêm gần 400.000 đồng một lương, lên tới 37 triệu 950 ngàn đồng (37.950.000) một lượng. Hồi cuối tuần, chỉ trong một ngày thứ Sáu 18-2, giá vàng trong nước đã tăng lên đến 600 ngàn 1 lượng. Tại Hà Nội, giá vàng cũng tăng vọt  không kém và vượt hơn 37 triệu 900 ngàn đồng một lượng.

Trung Quốc ra sức đối phó biểu tình ủng hộ Cách mạng Hoa Lài

(Bản tin 21-02-2011)

Công an được huy động ngăn chận biểu tình ủng hộ Cách mạng Hoa lài ở TQ
(Bắc Kinh) Lo sợ về nguy cơ bùng nổ biểu tình của thanh niên sinh viên trong nước, hôm Chủ Nhật 20-2-2011, nhà cầm quyền Trung Quốc đã điều động sức mạnh lực lượng an ninh CA nhằm dập tắt mọi mầm mống của cuộc “Cách Mạng Hoa Lài” theo gương các cuộc biểu tình phản kháng đòi dân chủ đang bùng nổ khắp vùng Trung Ðông.

Bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại trường Đại Học George Washington

Quyền sử dụng internet và việc làm trái đạo lý: Những chọn lựa và thách thức trong một thế giới nối mạng

Bài phát biểu của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton trước cử tọa sinh viên tại trường Đại Học George Washington. Washington DC, ngày 15/02/2011

Lê Minh chuyển ngữ

Cám ơn quý vị và xin chào. Thật là thú vị, hôm nay một lần nữa tôi có dịp trở lại khuôn viên của trường Đại học George Washington, nơi mà cách nay hơn 20 năm tôi đã có mặt để làm một số công việc khác nhau. Đặc biệt tôi chân thành cám ơn ông Knapp, Hiệu trưởng trường và ông Provost Lerman, bởi vì đây là một cơ hội cho tôi trình bày về một vấn đề quan trọng, rất đáng cho chúng ta và các chính phủ các nơi lưu tâm. Và có lẽ hôm nay trong phần trình bày này, chúng ta có thể bắt đầu một cuộc tranh luận quyết liệt để đáp ứng những nhu cầu mà chúng ta đã tận mắt thấy qua hệ thống truyền hình trong thời gian vừa qua.

Chỉ vừa qua khỏi nửa đêm ngày 28 tháng Giêng thì toàn bộ internet tại Ai Cập bị cắt. Trong bốn ngày trước đó, hàng trăm ngàn người dân Ai Cập đã xuống đường tuần hành đòi giải thể chính phủ. Và cả thế giới, qua Tivi, máy tính xách tay, điện thoại, điện thoại di động đã cùng hòa nhịp. Những hình ảnh, các đoạn videos tràn ngập các trang mạng. Trên trang Facebook và Twitter, các ký giả liên tục đưa lên các bài tường thuật tại chỗ. Những người biểu tình trao đổi, sắp xếp những bước kế tiếp. Người dân thuộc đủ mọi tầng lớp, tuổi tác đã chia sẻ với nhau những hy vọng cũng như nỗi lo sợ về thời khắc quan trọng này trong lịch sử của họ.

Tự thiêu Đà Nẵng - Mập mờ bưng bít thông tin

Dân Làm Báo - Vào ngày 18 tháng 2 Dân Làm Báo loan tin vụ việc kỹ sư Phạm Thành Sơn đã tự thiêu ngay trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng để phản đối chính quyền lấy đất và đền bù không thỏa đáng.  Bài tường thuật đã đính kèm video clip cũng như hình ảnh thương tâm đang xảy ra. Trong khi đó thì báo chí lề phải của đảng và nhà nước đã đi tin như thế nào?


Những nhà cách mạng lão thành đang nghĩ gì?

Sự biến động của các nước vùng Trung Đông đang đấu tranh giành quyền dân chủ trong phong trào Hoa Lài làm lòng tôi chạnh nghĩ đến số phận của đất nước mình. Tinisia, Ai cập chỉ bị ách thống trị của nhà cầm quyền độc tài vừa mới 30 năm mà họ đã vùng lên đánh đổ, còn Việt Nam đã 36 năm rồi cả một dân tộc bị đảng cộng sản đàn áp mà chưa có được một sự phản kháng ra hồn.

Mặc dù đang có được một phong trào đấu tranh đòi dân chủ nhưng còn yếu ớt không đồng bộ nên có cá nhân nào lẻ tẻ nổi lên là bị đàn áp ngay. Không lẽ ý chí bất khuất của người Việt Nam đã bị“ liệt kháng”, không lẽ người Việt Nam giỏi nhẫn nhục và chịu đựng hơn dân tộc các nước? Không, tôi nghĩ rằng người dân Việt đang quá thờ ơ trước vận nước hiện nay, ngay cả đang đứng trước nguy cơ bọn cầm quyền cam tâm làm tay sai, chư hầu cho Trung cộng. Những anh hùng mà lúc trước mỗi khi ra ngỏ gặp nay đâu rồi? Có lẽ họ đã trở thành những cụ gìa lụm khụm, chậm chạp sống an nhàn với con cháu mặc tình thế sự.

Mẹ Nấm - Về một cuộc chiến cách đây 32 năm (17/2/1979)

Nguồn: blog Mẹ Nấm

16.02.2011

Tôi đang cầm trên tay quyển sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12 do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành, chịu trách nhiệm xuất bản là Bộ giáo dục và đào tạo.

Trong phần 2 của quyển sách nói về các giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000.

Chương V - Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000, Ở bài 25 : Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986) - (Trang 203), có một đoạn ngay trang 207 viết thế này:

- Bảo vệ biên giới phía Bắc: Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đồng tình ủng hộ. Họ còn có những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước như : cho quân khiêu khích dọc biên giới, dựng lên sự kiện "nạn kiều", cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17-2-1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Đến ngày 18-3-1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta.

Tự thiêu trước cổng UBND Thành phố Đà Nẵng

Công an đứng nhìn vụ cháy trước cơ quan
UBND Tp. Đà Nẵng
Bản tin 18-02-2011

(Đà Nẵng) Hôm 17-2, ngay trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng trên đường Bạch Đằng, lúc 12 giờ 30 trưa đã xảy ra một vụ cháy chết người mà người dân địa phương chứng kiến tại chỗ cho là tự thiêu.

Ngay sau khi vụ bùng cháy xảy ra, lực lượng công an cơ động đã được điều động đến hiện trường nhưng chỉ đứng nhìn trước sự chứng kiến của dân chúng qua lại. Sau đó công an lập tức cho phong tỏa hiện trường.

Hình ảnh ghi lại tại hiện trường cho thấy một chiếc xe máy còn đang bốc cháy bên lề đường trước cổng cơ quan UBND cùng với thi thể nạn nhân cũng bị cháy chết cạnh đó trên vỉa hè.

6 Tội Phản Bội Tổ Quốc của CSVN

Ủy Ban Luật Gia Việt Nam Bảo Vệ Dân Quyền Công Bố Cáo Trạng Kết Án Đảng Cộng Sản Việt Nam về 6 Tội Phản Bội Tổ Quốc

LS. Nguyen Huu Thong

Trước Tòa Án Quốc Dân và Tòa Án Lịch Sử, các Luật Gia Việt Nam công bố Cáo Trạng kết án Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) về 6 tội phản bội tổ quốc theo trình tự như sau:

I.  NĂM 2009, ĐCSVN TỪ BỎ 60% KHU VỰC THỀM LỤC ĐỊA MỞ RỘNG TẠI VÙNG BIỂN HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA.

Về mặt pháp lý, Chiếu Điều 76 Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, tại Biển Đông Nam Á hay Biển Đông, các quốc gia duyên hải được hưởng quy chế thềm lục địa pháp lý 200 hải lý chạy từ biển lãnh thổ ra khơi. Như vậy tối thiểu thềm lục địa của quốc gia duyên hải kéo dài từ đường cơ sở ven bờ (baselines) tới vùng hải phận 212 hải lý (trong đó có biển lãnh thổ 12 hải lý territorial sea).

Chiếu Điều 77 Luật Biển, Thềm Lục Địa thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia duyên hải. Mọi sự xâm chiếm của ngoại bang, dầu có võ trang hay không, đều vô giá trị và vô hiệu lực. Do đó dầu Trung Hoa đã chiếm đóng  13 đảo Hoàng Sa, và một số các đảo, cồn , đá, bãi tại Trường Sa, nhưng Việt Nam vẫn không mất chủ quyền lãnh thổ tại các quần đảo này.

Khi Ai Cập bước vào thời đại dân chủ

Bùi Tín Blog
Bùi Tín viết riêng cho VOA  Thứ Năm, 17 tháng 2 2011

Ai Cập đã chuyển mình và đang vươn dậy. Do bề thế của một nước Hồi giáo đông dân - 83 triệu - do vị trí trung tâm giao lưu ở châu Phi và Trung Đông, do bề dày lịch sử từ cổ đại với nền văn minh Ai Cập đặc sắc, sự chuyển biến của Ai Cập từ độc đoán sang dân chủ đang được toàn thế giới theo dõi chặt chẽ và bình luận sôi nổi.

Lãnh đạo Israel nhận định «một cuộc động đất đang xảy ra trong thế giới A-rập».

Cuộc cách mạng của thế kỷ 21!!!

* Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 117 (15-02-2011)

1- Các cuộc cách mạng long trời lở đất

Cách mạng 18 ngày tại Ai Cập
khiến Mubarak phải ra đi
Năm 1789, với việc phá nhà ngục Bastille, nhân dân Pháp đã tạo nên cuộc cách mạng dân chủ long trời lở đất đầu tiên trên thế giới, xóa sạch một chế độ quân chủ chuyên chế lâu đời, đưa vị vua đang cai trị là Louis 16 lên máy chém, viết ra bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với 3 tiêu chí: Tự do, Bình đẳng, Huynh đệ. Cuộc cách mạng này làm rung chuyển cả Tây Âu, khiến cho nhiều nước quân chủ chuyên chế phải chuyển sang quân chủ lập hiến. Tinh thần tự do, bình đẳng, huynh đệ của Cách mạng Pháp, cộng với kinh nghiệm đau thương về hai trận thế chiến, đã khiến sinh ra bản Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948, rồi hai Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội năm 1966.

Sau đó đúng hai thế kỷ, vào năm 1989, với việc phá sập bức tường Berlin, nhân dân Đức lại mở đầu cho cuộc cách mạng nhân quyền cũng long trời lở đất không kém, lôi kéo toàn thể các nước Đông Âu vào cuộc, xóa sạch một chế độ chà đạp nhân phẩm chưa từng thấy trong lịch sử là chế độ cộng sản. Cùng năm 1989 ấy, bên trời Đông Á, cũng xảy ra một toan tính thay đổi chế độ tại Trung Hoa, tức biến cố Thiên An Môn, do các sinh viên thực hiện. Tiếc là cuộc nổi dậy do các bạn trẻ này đã bị dìm trong biển máu. Dẫu sao thì việc thanh toán chế độ CS tại nơi đã sinh ra nó là Liên xô với các chư hầu khối Varsovie cùng với kinh nghiệm tiếp tục về các chế độ CS còn sót lại, đã đưa tới Nghị quyết năm 2006, kêu gọi Quốc tế lên án tội ác của những chế độ Cộng sản toàn trị.

Hiện tượng sụp đổ dây chuyền tại các nước độc tài

Lý Thái Hùng


Năm 1989, cuộc cách mạng dân chủ tại các quốc gia độc tài Cộng sản tại Đông Âu bùng nổ. Khởi đầu là sự thắng thế của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan trong cuộc Tổng Tuyển Cử tự do đầu tiên vào tháng 6 năm 1989, dẫn đến sự mất quyền kiểm soát đất nước và sụp đổ của chế độ độc tài Cộng sản Ba Lan vào tháng 10 năm 1989. Sự thắng thế của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan đã như cơn địa chấn làm rung chuyển tận gốc rễ các chế độ Cộng sản tại Đông Âu. Chỉ trong 6 tháng, từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1989, các cuộc xuống đường rầm rộ của hàng triệu người dân - theo gương của Ba Lan - đã lần lượt đốn ngã các chế độ Cộng sản tại Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Albania, Lỗ Ma Ni, Nam Tư.

Cách mạng: Iran - Thiên An Môn - Ai Cập

Tiến sỹ Mark Almond
Giáo sư thỉnh giảng về Quan hệ Quốc tế tại Đại học Bilkent, Ankara

Điều kiện cần có của cách mạng là tia lửa kết nối dòng điện của hàng triệu người bất mãn

Cách mạng có thể ngắn và đẫm máu nhưng cũng có thể lâu dài và hòa bình.

Mỗi cuộc cách mạng mỗi khác nhưng cũng có những điều luôn lặp đi lặp lại ngay cả trong những diễn biến mới đây ở Ai Cập.

Nhà hoạt động cách mạng Trotsky từng nói nếu đói nghèo là nguồn cơn của các cuộc cách mạng thì thế giới sẽ luôn có những cuộc cách mạng vì hầu hết người dân trên thế giới đều nghèo.

10% gạo sản xuất tại Trung Quốc bị nhiễm độc


 20 triệu tấn gạo sản xuất ở TQ có thể bị nhiễm độc (DR)

Theo một công trình nghiên cứu của Đại Học Nam Kinh, được báo chí Trung Quốc tiết lộ ngày 16/02/2011, có đến 10% gạo sản xuất tại Trung Quốc bị nhiễm các chất kim loại nặng độc hại. Đây là hệ quả của tình trạng phát triển công nghiệp nhanh chóng nhưng bừa bãi trong thời gian qua.

Theo tuần báo Thế kỷ Mới, từ nhiều năm qua, một khối lượng lúa gạo rất lớn đã bị nhiễm nhiều chất kim loại nặng độc hại như cadnium chẳng hạn, được thải ra không khí và nguồn nước một cách vô tội vạ, gây ô nhiễm một diện tích khá lớn ở Trung Quốc. Vấn đề là hầu như không hề có lời cảnh báo nào về nguy cơ đến từ việc môi trường bị ô nhiễm đó.

Nguyễn Ngọc Già - Ông Nguyễn Tấn Dũng từ chức đi!

Nguyễn Ngọc Già
Tác giả gửi tới Dân Luận

Trong bài viết sáng nay, Kêu khổ, nhưng các tập đoàn vẫn “sống khỏe” của tác giả Phạm Huyên trên trang vef.vn, ông Nguyễn Tấn Dũng đánh giá tốt DNNN: “Trong 3 khối doanh nghiệp, phúc lợi cao nhất là DNNN. Các DNNN gần như không để công nhân thất nghiệp."

rồi than thở rằng: "Trên tổng thể, trong những năm qua, trong giai đoạn thực sự khó khăn, nếu không có lực lượng kinh tế nhà nước, chính phủ không biết điều hành làm sao". (?!)

Quá tệ! Một ông Thủ tướng đứng đầu một Quốc gia lẽ ra nên từ chức để giữ chút danh dự sót lại thay vì thốt lên câu nói đầy bế tắc như thế!

Đàn Cá trong Ao Bác Hồ và Những Con Chó của Pavlov

Lê Diễn Đức

Kể về bản thân là chuyện nên kỵ. Nói về cái dở thì không sao, nhưng nói cái hay, dễ bị coi là khoe mẽ. Vì thế, tôi thỉnh cầu trước một sự châm chước.

Tôi có ý định lấy chính mình làm điểm xuất phát để bàn về một chuyện khác. Về những cay đắng của một con người. Như một ví dụ. Chẳng phải để dạy dỗ ai (làm gì dám cho mình ghê thế!). Cũng chẳng khoác cái áo "dân chủ, nhân quyền" gì ráo trọi. Càng không nhân danh trí thức. Đơn giản chỉ là những nghĩ suy. Một kinh nghiệm.

Trí thức Việt Nam muốn để lại di chúc nào?

Nguyễn Gia Kiểng

Và những bào thai trong bụng mẹ lỡ sinh ra
Sẽ suốt đời nguyền rủa lũ ông cha


(Nguyễn Chí Thiện)
Một người bạn gửi cho tôi "Biên bản Hội Thảo Khoa Học Hội Khoa Học Kinh Tế Việt Nam và Trung Tâm Thông Tin và Dự Báo Kinh Tế - Xã Hội Quốc Gia" với lời nhắn "đọc ngay".

Quả thực đó là một tài liệu đặc sắc.

Từ Quyền lực và Tiền bạc – Mẫu số chung của những chế độ độc tài đến Nhà nước Pháp quyền bền vững

Nguyễn Trung clip_image001

I. Từ Quyền lực và Tiền bạc – Mẫu số chung của những chế độ độc tài

Không có gì là quá đáng nếu nói rằng thế kỷ XX là thế kỷ của những cuộc “Cách mạng”. Những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng văn hóa nghệ thuật, và những cuộc cách mạng giành độc lập của các nước thuộc địa phần lớn đều ở thế kỷ XX. Thế kỷ “Cách mạng” này đã làm thay đổi toàn bộ thế giới và nhân loại. Những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã đem đến những sản phẩm khoa học kỹ thuật hữu ích để phục vụ đời sống con người tốt hơn. Những cuộc cách mạng văn hóa nghệ thuật đã phá bỏ những hủ tục, phong cách bảo thủ để đem đến cho nhân loại những món ăn tinh thần, những cái đẹp mà những trường phái bảo thủ không có được. Còn những cuộc cách mạng giành độc lập của các nước thuộc địa đã hạ huyệt chủ nghĩa thực dân và đem Tự Do và Dân Chủ đến cho người dân ở những quốc gia thuộc địa.

Biểu tình đang lan sang Yemen và Libya

Bản tin 16-2-2011

Đụng độ trong cuộc biểu tình chống chính phủ
tại thủ đô Sana'a, Yemen, ngày 12-2- 2011
(Lybia) Một cuộc biểu tình đã bộc phát ở Libya hôm thứ Tư, 16-2-20011, với hàng trăm người kéo xuống đường và đã đụng độ với cảnh sát cùng ủng hộ viên chính phủ tại thành phố Benghazi của Libya.

Cuộc biểu tình diễn ra sau khi một nhà bất đồng chính kiến có tiếng là Luật sư Fathi Terbil bị nhà cầm quyền nước này bắt giữ.

Luật sư Fathi Terbil, thuộc Hội Gia đình Hồi giáo Châu Phi, sau đó được trả tự do, nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn. Ông Terbil đại diện cho thân nhân của hơn 1.000 tù nhân mà người ta tố cáo đã bị sát hại bởi lực lượng an ninh tại nhà tù Abu Salim ở Tripoli hồi năm 1996.

Hoa Kỳ hỗ trợ người dân các nước đang bị kiểm duyệt internet

Bản tin 15-02-2011

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói chuyện
tại đại George Washington, Hoa Thịnh Đốn
(Hoa Thịnh Đốn) Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố hôm 15-2 tại Đại học George Washington rằng Hoa Kỳ cam kết tiếp tục hỗ trợ cho người dân ở các nước để thoát khỏi sự kiểm soát trên internet, cũng như cách thoát khỏi các vụ tấn công internet mà các chính phủ một số nước áp dụng đối với công dân của mình.

Trong bài diễn văn nói về tự do internet đọc tại trường Đại học này, Bà Clinton nhìn nhận thực trạng internet đang bị ngăn chặn và kiểm duyệt tại nhiều nơi trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam. Bà nói với các sinh viên tại đây rằng “Internet vẫn bị hạn chế bằng nhiều cách. Ở Trung Quốc, chính phủ kiểm duyệt nội dung và chuyển hướng các lệnh tìm kiếm sang các trang khác. Tại Miến Điện, các trang web đối lập bị tấn công bởi lệnh từ chối dịch vụ, còn tại Cuba, chính phủ cố gắng thiết lập một mạng trong nước thay vì cho phép người dân được truy cập internet toàn cầu. Còn tại Việt Nam, những blogger nào chỉ trích chính phủ bị bắt bớ.”

Nguyễn Minh Cần - Mười bài học từ cao trào cách mạng ở Tunisia và Egypt

Nguyễn Minh Cần

Tác giả gửi tới Dân Luận

Mến tặng các bạn trẻ có lòng yêu nước, thương dân

Ông Nguyễn Minh Cần
Giới thiệu về tác giảÔng Nguyễn Minh Cần sinh năm 1928 tại Huế. Ông tham gia kháng chiến trước tháng 08/1945 khi còn là học sinh ở tại đây. Năm 1946, ông là đảng viên Đảng Cộng Sản Đông Dương, và hoạt động ở Thừa Thiên với chức vụ Ủy viên Thường vụ Tỉnh Ủy Thừa Thiên.

Sau đó, ông hoạt động bí mật tại Hà Nội từ năm 1951. Từ tháng 10 năm 1954 đến 1962 ông làm Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội, chủ nhiệm báo Thủ đô Hà Nội. Năm 1962 ông được Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng CS Việt Nam) cử đi học trường Ðảng Cao cấp tại Liên Xô.

Trong thời gian này, các ông Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ, lúc đó ngả theo đường lối chống Liên Xô của đảng CS Trung Quốc, đã mở một chiến dịch truy bức quy mô nhằm thanh toán những người mà họ cho là có tư tưởng theo chủ nghĩa xét lại của Liên Xô. Nhiều đảng viên và ngay cả những trí thức không dính dáng gì đến Đảng Lao động Việt Nam cũng bị hãm hại.

Cảm hứng Ai Cập: Nhìn từ xa để nghĩ gần

TS. Đinh Hoàng Thắng

Theo Tuần Việt Nam

Để xây dựng và bảo vệ đất nước, tài nguyên thiên nhiên không quan trọng bằng tri thức và nguồnnhân lực. Cải cách kinh tế phải đi cùng cải cách chính trị như hai chân và phải cùng bước nhịp nhàng thì mới có thể tiến xa mà không bị ngã. Phần kết của câu chuyện gây sốc ở Ai Cập, Bắc Phi và dưới các chế độ độc tài khác có thể mở ra một kỷ nguyên mới.

Ngọn đuốc Mohamed Bouazizi 26 tuổi ngùn ngụt bốc cháy trên đường phố Sidi Bouzid ở Tunisia. Tấm hình thương tâm này ngay lập tức tràn ngập các trang mạng xã hội Facebook hơn một tháng qua, gây xúc động cho triệu triệu con tim. Ngoài sự quả cảm chỉ những người có đức tin mới dám hành động như vậy.

Lại thêm một người mà CSVN sợ: Ông Vi Đức Hồi

Văn Chu

** ViDucHoi.blogspot.com **


Ngày 26 tháng giêng vừa qua, trong một phiên toà gọn nhẹ, Tòa án tỉnh Lạng Sơn vừa tuyên án tám năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương cho nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, theo Điều 88 Luật Hình sự.

Bản án trên được xem là khá nặng so với phán quyết đối với các nhà bất đông chính kiến khác qua các phiên xử trước đây, đến nỗi, theo lời của luật sư Trần Lâm biện hộ cho ông nói với đài BBC, bên công tố cũng ngạc nhiên. Nhưng theo luật sư Lâm, sau khi nghe tuyên án, ông Hồi tỏ ra "rất bình thản, chịu đựng" và đã quyết định sẽ kháng án.

Ông Vi Đức Hồi, 56 tuổi, gia nhập Đảng Cộng sản năm 1980 và từng là Giám đốc trường Đảng huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Từ năm 2006, ông Hồi bắt đầu viết nhiều bài báo phê phán Đảng CSVN, chống tham nhũng và bất công xã hội, cảnh báo hiểm họa mất đất mất biển vào tay Trung Quốc, và đòi hỏi dân chủ cho Việt Nam. Ban đầu ông dùng bút danh, sau đó dùng tên thật khi ông bị khai trừ khỏi đảng năm 2007. Ông cũng là thành viên của Khối 8406 và đã nhiều lần bị đưa ra "đấu tố" ở địa phương, và vợ của ông cũng bị khai trừ khỏi đảng vì không chịu lên án chồng.

Người tù Trần Văn Thiêng rời nhà tù nhỏ

TRẦN VĂN THIÊNG - NGƯỜI ANH HÙNG TRỞ VỀ TỪ NHÀ TÙ NHỎ, VỚI GIA ĐÌNH VÀ ĐỒNG BÀO, TẠI NHÀ TÙ LỚN VIỆT NAM.

Ông Trần Văn Thiêng đoàn tụ với vợ sau hơn
1/4 thế kỷ chịu tù đày cộng sản
Kính thưa quý thân hữu và quý niên trưởng,

Với tuổi đời 75, với 26 năm tù đày trong nhà tù của cộng sản Việt Nam, ngày mai, 14/02/2011, ông Trần Văn Thiêng sẽ rời Trại giam Xuân Lộc, một  nhà tù nhỏ trong số hàng ngàn nhà tù nhỏ ở  quê hương Việt nam để trở về với gia đình và đồng bào  trong nhà tù lớn Việt Nam.

Trước năm 1975, ông Trần Văn Thiêng là sỹ quan  cảnh sát đặc biệt thuộc Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Khi cộng quân Bắc Việt xua quân cưỡng chiếm Miền Nam vào 30 tháng 4 năm 1975, cùng chung số phận với những sỹ quan và hạ sỹ quan  của QLVNCH, ông Trần Văn Thiêng bị "tập trung cải tạo". Sau 6 năm trong nhà tù, cải tạo của CSVN ông đã đào thoát và viết tác phẩm "CHIẾN QUỐC SÁCH VIỆT NAM - THÍ ĐIỂM CHIẾN LƯỢC HOA KỲ" tại rừng Long Thành - Đồng Nai. Một tác phẩm dự báo các chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông Dương và những hiểm họa mà cộng sản Bắc Việt phải đối mặt sau khi cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, vi phạm hiệp định Paris 1973.

Vong bản từ đâu?

(Mạn đàm cùng nhà sử học Dương Trung Quốc)
Hà Sĩ Phu

Ông Hà Sĩ Phu
Đọc được bài Thế hệ chúng ta mất gốc hoàn toàn của ông Dương Trung Quốc tôi biết ý kiến của mình lâu nay (về chủ đề này) đã không còn lẻ loi. Vâng, mất gốc hoàn toàn cũng nghĩa là vong bản tuyệt đối. Đúng vậy, nhưng xin đừng quá buồn.

Lâu nay, trò chuyện với bạn bè ở Đà Lạt tôi thường đề cập đến sự thăng trầm của “Phẩm chất con người Việt Nam”, vì không hiểu điều này sẽ không cắt nghĩa nổi những dao động lịch sử, lúc như sóng cồn, lúc trơ lỳ, của xã hội Việt Nam hơn một thế kỷ nay.

Theo tôi, phẩm chất con người Việt Nam đạt đỉnh cao nhất ở nửa sau của thời kỳ Pháp thuộc. Còn đoạn lõm thấp nhất, bị tha hoá tệ hại nhất là ở nửa sau của cuộc “Cách mạng Vô sản”, tức chính là những năm tháng hiện nay. Nói khác đi, những thế hệ sống trọn thế kỷ 20, vắt sang đầu thế kỷ 21 đã có may mắn được chứng kiến cả điểm cực đại và cực tiểu của sự dao động suốt 4000 năm lịch sử, một giai đoạn độc đáo khó có lần lặp lại.

Mật Gấu

Đinh Tấn Lực

Mọi thứ hiện ra đẹp như trong mộng. Nắng chan hòa. Gió hiu hiu. Sông nước hữu tình. Mai đào hớn hở. Băng rôn  khẩu hiệu đung đưa. Loa phóng thanh rộn rã. Đảng thay “thằng” Trời, mang mùa Xuân tới…

Không vui sao được? 80 năm đời dân có đảng, có cả ánh sáng ngọn hải đăng tư tưởng chiếu rọi sáng ngời từ Mát-xcơ-va. 35 mùa Xuân thống nhất, với Huế-Sài Gòn-Hà Nội thẳng băng một mạch đường ray đơn, đậm đà nét quý phái cổ điển. Đã vậy, đảng còn cất công mang tới biết bao nhiêu đổi mới diệu kỳ. Sửa sai cải cách ruộng đất. Ngăn chận nạn diệt chủng trên nước bạn Kampuchia. Dẹp bỏ hệ thống tem phiếu. Cho vào bảo tàng mớ công điểm hợp tác xã. Niêm phong chính sách ngăn sông cấm chợ. Khóa sổ chiến dịch bán bãi vượt biên. Chính thức công nhận và vinh danh khoán 10. Cởi trói văn nghệ sĩ suốt 2 năm trường. Giải tỏa cấm vận. Sửa sai chính sách mạt sát Việt kiều. Tạm ngưng hệ thống lao cải vô thời hạn dành riêng cho sĩ quan chế độ cũ. Sửa sai hiến pháp. Nối lại quan hệ hữu nghị với TQ. Điều chỉnh vị trí cột mốc biên giới và tiếp thu 16 chữ vàng. Thực hiện và phát huy triệt để chiến lược Giải phóng Mặt bằng toàn quốc. Quy hoạch hàng trăm sân gôn, hàng ngàn rì-sọt. Khai trương thị trường chứng khoán đậm đà bản sắc VN. In tiền polymer. Xây mới xa lộ Đông-Tây. Nối VN vào mạng thương mại quốc tế WTO. Tổ chức mỹ mãn Hội nghị ACEM. Liên tục đẩy mạnh tiến độ các dự án của ODA. Cấp bằng cho hàng vạn tiến sĩ. Siêu sao và người mẫu chân dài chen nhau như ba khía mùa mưa ở Đầm Dơi/Cái Nước/Năm Căn. Kết nạp thêm hàng chục vạn đảng viên. Cấp thẻ nhà báo cho hàng vạn ký giả. Hoàn thiện sự vận hành của Quốc hội và cả Mặt trận Tổ quốc. Tổ chức thành công nhiều đại hội Hội nhà văn và (không đếm xuể) các cuộc thi hoa hậu, kể cả Hoa hậu Hoàn vũ. Mở cổng thông tin điện tử của chính phủ. Kêu gọi cứu trợ bão lụt hàng năm. Tái cơ cấu tập đoàn kinh tế Vinashin. Thành lập bộ phận an ninh mạng, với thành quả bước đầu đánh sập 300 trang và thu hoạch hàng ngàn mật khẩu email khác. Chia phiên thức ngủ canh gác nền hòa bình thế giới. Thống nhất 700 cơ quan ngôn luận dưới trướng duy nhất 1 tổng biên tập. Nâng cao chỉ số IQ cả nước (đủ để khởi công xây đường sắt cao tốc cho bà mẹ đi làm trẻ con đi học). Làm tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ. Vận động hạm đội Ngư Chính cứu bão ngư dân Quảng Ngãi trôi dạt gần Hoàng Sa. Tưng bừng lễ hội ngàn năm thủ đô (rộng nhất thế giới) với bộ phim Đường Tới Thành Thăng Long tráng lệ không kém gì phim bộ của Hoàng Điếm, Triết Giang. Cho thuê rừng đầu nguồn. Tham quan hồ bùn đỏ Hung-ga-ry. Đẩy mạnh tiến độ khai thác bôxít Tây Nguyên. Thao dượt chống khủng bố. Triển khai có hiệu quả tinh thần thượng tôn luật pháp, đặc biệt đầy tính sáng tạo áp dụng ở các điều 79 và 88 giúp cho đất nước ổn định. Lắp tim cho tượng ngựa của Thánh Gióng…

Con trai các nhà độc tài khiến cha mất chức

Con tệ hơn cha, là nhà có...?

Stephen Kinzer/Daily Beast
V.Giang chuyển ngữ

NEW YORK - Con trai của nhà độc tài Qaddafi ở Libya bị cho là có liên hệ đến buôn lậu võ khí. Hai người con trai của Saddam là những kẻ hiếp dâm và tra tấn người. Con của các tay bạo chúa, độc tài, thường giúp thúc đẩy sự sụp đổ của cha mình. Nếu không tin, ta cứ hỏi ông Mubarak khắc rõ.

Một trong những giọt nước tràn ly ở Ai Cập là dự định của Tổng Thống Hosni Mubarak để cho con mình, Gamal Mubarak (trong tấm hình chụp năm 2007), lên kế vị tổng thống. (Hình: AP Photo/Ben Curtis)

Phỏng vấn Dân biểu Quốc hội Châu Âu về liên hệ Liên Âu – Việt Nam và tình hình Nhân quyền tại Việt Nam

Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế

Ông Graham Watson
Dân Biểu QH Âu Châu
PARIS, ngày 14.2.2011 (PTTPGQT) - Vừa qua Đài Á châu Tự do đã làm cuộc phỏng vấn Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Graham Watson, về liên hệ Liên Âu – Việt Nam vào thời điểm sắp ký kết Hiệp ước Hợp tác Đối tác mới và cảm nhận của ông trước tình hình nhân quyền Việt Nam.

Xin mời bạn đọc theo dõi nội dung cuộc phỏng vấn sau đây :


Phỏng vấn Dân biểu Quốc hội Châu Âu Graham Watson

Nhân ngày đầu xuân chúng tôi tìm gặp phỏng vấn ông Graham Watson, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, để hỏi thăm quan hệ hiện nay giữa Liên Âu và Việt Nam nhân hai bên đang thương thảo để ký lại Hiệp ước Hợp tác Đối tác mới thay Hiệp ước đầu tiên ký năm 1995, và được ông cho biết như sau :

Lời kêu gọi của LLDTCNTQ về cuộc cách mạng tại Tunisia và Ai Cập

LỰC LƯỢNG DÂN TỘC CỨU NGUY TỔ QUỐC

P.O. Box 6005, Torrance, CA 90504, USA
187 The Horsley Drive, Fairfield, NSW 2165, AUSTRALIA

LỜI KÊU GỌI
CỦA LỰC LƯỢNG DÂN TỘC CỨU NGUY TỔ QUỐC
VỀ CUỘC CÁCH MẠNG TẠI TUNISIA VÀ AI CẬP

NHẬN ĐỊNH RẰNG:

-        Các cuộc cách mạng lật đổ các nhà lãnh đạo độc tài tại Tunisia và Ai Cập vừa qua đã đáp ứng đúng khát vọng dân chủ và công bằng xã hội của người dân Bắc Phi và Trung Đông.

-        Các cuộc cách mạng dân chủ nói trên đã thể hiện một cách hùng hồn sức mạch quần chúng, đặc biệt sức quật khởi của giới trẻ qua phương cách đấu tranh bất bạo động nhưng quyết liệt, đã đập tan bạo lực cường quyền để thiếp lập một thể chế tự do dân chủ, tiến bộ và  thịnh vượng.

Talamot 7: Tuổi Trẻ Ai Cập - Tuổi Trẻ Việt Nam

Bao giờ đến Việt Nam?

Mời bạn xem đoạn video “Tuổi Trẻ Ai Cập - Tuổi Trẻ Việt Nam” .



http://www.youtube.com/watch?v=TJKwGU4q0Lo

Khối 8406 kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội CSVN Khóa 13

 



Khối 8406


Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006


Web: http://khoi8406vn.blogspot.com/


Email: vanphong8406@gmail.com


Lời kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội Khóa 13,


do Nhà cầm quyền cộng sảnViệt Nam tổ chức vào Chủ nhật 22-5-2011.


Kính gửi :

- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

- Các quốc hội và chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền và cộng đồng thế giới tiến bộ.

Phát biểu của Tổng thống B. Obama về Ai Cập

(ngày 11-2-2011)

Tạ Dzu chuyển ngữ

Tổng thống:

Xin chào buổi chiều tốt đẹp đến với tất cả mọi người. Trong cuộc sống của chúng ta, chỉ có một vài khoảnh khắc rất hãn hữu để làm chứng nhân chứng kiến lịch sử đang diễn ra. Đây là một trong những khoảnh khắc hiếm hoi đó. Nhân dân Ai Cập lên tiếng, tiếng nói của họ được lắng nghe, và Ai Cập sẽ không bao giờ còn giống như trước đây.

Nhìn về Ai Cập, nghĩ đến Việt Nam


Nguyễn Công Bằng (Đảng Vì Dân)




Hai tiếng đồng hồ trước đây (chiều tối ngày 11/02/2010 ở Ai Cập), nhà độc tài Hosni Mubarak từ chức và trao quyền lãnh đạo đất nước lại cho Hội đồng Quân đội Tối cao, chấp nhận sự thành công của người dân Ai Cập sau 18 ngày đêm biểu tình đấu tranh liên tục, quyết liệt. Tiến trình tái lập dân chủ và xây dựng chính phủ mới còn nhiều bước cam go; tuy nhiên, cánh cửa dân chủ đã mở ra cho Ai Cập.

Dân trí thấp

Nhất Hùng

Nhà nước coi thường dân trí

'Quan chức' Cộng thường hay rao giảng
Dân trí Việt hiện vẫn chưa cao
Chưa 'tiếp thu' được Quyền căn bản
Chưa hiểu nghĩa hai chữ Tự do

Bao Giờ Việt Nam Có Tự Do?

Nguyễn Quang Duy


Thế giới ngày nay là thế giới tự do và dân chủ. Nói thế không sai vì càng ngày càng nhiều dân tộc đứng lên giành lại lại quyền làm người, quyền tự quyết dân tộc. Chỉ còn sót lại vài quốc gia độc tài hay cộng sản, ở đó giới cầm quyền lại luôn bị bao vây bởi đại khối quần chúng sẵn sàng đứng lên làm cách mạng dân quyền.

Bài học từ các quốc gia dân chủ mới cho thấy giới cầm quyền độc tài hay cộng sản không bao giờ tự nguyện trả quyền, và để một cuộc cách mạng dân quyền thành công cần hội đủ vài điều kiện sau đây:

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More