Theo một công trình nghiên cứu của Đại Học Nam Kinh, được báo chí Trung Quốc tiết lộ ngày 16/02/2011, có đến 10% gạo sản xuất tại Trung Quốc bị nhiễm các chất kim loại nặng độc hại. Đây là hệ quả của tình trạng phát triển công nghiệp nhanh chóng nhưng bừa bãi trong thời gian qua.
Theo tuần báo Thế kỷ Mới, từ nhiều năm qua, một khối lượng lúa gạo rất lớn đã bị nhiễm nhiều chất kim loại nặng độc hại như cadnium chẳng hạn, được thải ra không khí và nguồn nước một cách vô tội vạ, gây ô nhiễm một diện tích khá lớn ở Trung Quốc. Vấn đề là hầu như không hề có lời cảnh báo nào về nguy cơ đến từ việc môi trường bị ô nhiễm đó.
Theo tuần báo Thế kỷ Mới, từ nhiều năm qua, một khối lượng lúa gạo rất lớn đã bị nhiễm nhiều chất kim loại nặng độc hại như cadnium chẳng hạn, được thải ra không khí và nguồn nước một cách vô tội vạ, gây ô nhiễm một diện tích khá lớn ở Trung Quốc. Vấn đề là hầu như không hề có lời cảnh báo nào về nguy cơ đến từ việc môi trường bị ô nhiễm đó.
Chất cadnium chẳng hạn dễ gây ra những chứng bệnh ung thư. Trong các loại ngũ cốc, lúa là loại dễ hút chất cadnium nằm trong nước tưới các thửa ruộng. Nguồn nước này theo tạp chí Trung Quốc, được dẫn đến các thửa ruộng sau khi chảy qua các mỏ đồng, thiếc, chì... Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde cho biết thêm chi tiết :
"Các con số rất đáng sợ : 20 triệu tấn gạo, tức 10% sản lượng gạo sản xuất hàng năm tại Trung Quốc có thể bị nhiễm chất độc. Đây là kết quả một cuộc nghiên cứu về tài nguyên, môi trường của đại học Nam Kinh. Trong đợt nghiên cưú đầu tiên vào năm 2007, giới khoa học đã thu thập 91 mẫu lúa gạo tại 6 vùng.
10% các mẫu này có chứa chất cadnium, một thứ kim loại trắng, mềm, phai màu khi ra ánh sáng, rất độc, ảnh hưởng đến khớp, thận, v.v. Điều nghiêm trọng hơn nữa là một năm sau đó, trong các mẫu thu lượm ở Quảng Tây, Quảng Đông, Hồ Nam, 60% đã bị nhiễm chất độc này. Nguyên nhân đầu tiên là đất bị ô nhiễm.
Trong những ngày qua, giới chuyên gia, chính quyền địa phương cũng như Trung ương đã ra sức trấn an, giải thích rằng gạo bán ở siêu thị đến từ nhiều vùng, cho nên nguy cơ nhiễm độc rất ít. Thế nhưng, nhiều người hiện nay tỏ ra bi quan cho là tình hình ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, do không có biện pháp kiểm soát hữu hiệu. »
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110216-10-gao-san-xuat-tai-trung-quoc-bi-nhiem-doc
0 comments:
Đăng nhận xét