Phỏng vấn ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư Đảng Việt Tân, về 7 dân oan sẽ ra tòa tại Bến Tre

Thomas Việt
Ông Lý Thái Hùng
TBT Đảng Việt Tân

(28/05/2011) - Sài Gòn: Vào lúc 10 giờ tối ngày 27/05/2011, Thomas Việt có cuộc phỏng vấn với ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân về thông tin của bảy dân oan sẽ ra tòa tại Bến Tre, Việt Nam, trong đó có 3 thành viên của đảng Việt Tân.

Qua cuộc phỏng vấn này chúng ta sẽ biết được việc bất công trong cuộc sống đến khi bị bắt và đến những ngày cuối cùng trước khi ra tòa của bảy dân oan này. Đồng thời chúng ta biết được đảng Việt Tân đã và đang làm gì cho 3 thành viên của họ đang bị bắt một cách bất công.

Ngoài ra chúng ta biết được các luật sư tham gia bào chữa nói gì về việc vi phạm pháp luật khi họ bị cấm cản trong việc tiếp cận hồ sơ, tiếp cận thân chủ và thậm chí bị hăm dọa rút thẻ hành nghề luật sư nếu công bố bản cáo trạng ra trước công luận.

Cuối cùng chúng ta biết được quan điểm và hành động của Việt Tân cũng như các tổ chức hay cá nhân khác đã và đang dân thân cho công cuộc dân chủ hóa dân tộc Việt của chúng ta ra sao.

Mời quý vị lắng nghe hay theo dõi cuộc phỏng vấn sau:


1.Ông Lý Thái Hùng có thể cho truyền thông Chúa Cứu Thế và radio An Phong biết cáo trạng của 7 dân oan sẽ ra tòa vào ngày 30/05/2011

Trước hết, chúng tôi xin đại diện đảng Việt Tân cảm ơn Ban biên tập Truyền Thông Chúa Cứu Thế và Radio An Phong đã cho tôi có cơ hội trình bày một số dữ kiện và nhận định của đảng Việt Tân về việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sắp dàn dựng ra phiên tòa xét xử 7 bà con dân oan tại Bến Tre. Đây là những bà con dân oan đã đi khiếu kiện để đòi công lý cho chính mình và cho nhiều bà con dân oan khác có cùng cảnh ngộ bị các quan chức đảng và nhà nước CSVN cưỡng đoạt trong nhiều năm qua.

Bảy dân oan này gồm Mục sư Dương Kim Khải, bà Trần Thị Thúy, ông Nguyễn Thành Tâm, ông Phạm Văn Thông, ông Nguyễn Chí Thành, bà Phạm Ngọc Hoa, ông Cao Văn Tỉnh đã bị nhà cầm quyền CSVN bắt giữ trong nhiều đợt bố ráp khác nhau kéo dài từ tháng 8 năm 2010 đến đầu năm 2011. Theo các giấy tờ chính thức thì nay họ cáo buộc bảy bà con dân oan nói trên về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” tức Điều 79 Luật hình sự. Các cơ quan điều tra và viện kiểm sát CSVN cố tình biên soạn một kịch bản pha trộn các dữ kiện thật và ngụy tạo để quy kết các hành động giúp nhau đi khiếu kiện, đòi công lý là “âm mưu lật đổ chế độ”.

Chính vì sợ nếu công bố các bản cáo trạng này, nhiều người sẽ chỉ ra các điểm vô lý, thêu dệt, nên công an đã không cho thân nhân của những người bị kết án đọc. Thậm chí, công an còn tìm cách gây khó khăn để các Luật sư không thể đọc được bản Cáo Trạng sớm hơn. Họ cũng cấm Luật sư không được sao chụp hồ sơ vụ án, không được cung cấp bản cáo trạng cho bất cứ ai; nếu không sẽ bị tước quyền hành nghề. Kiểu hành xử như vậy tự nó đã nói cho thế giới biết rất nhiều về bản chất hệ thống pháp luật tại VN.

2.Ông Lý Thái Hùng có thể nói về luật sư bào chữa cho 7 người này được không hà?

Thưa hiện nay chúng tôi được biết là gia đỉnh của Mục sư Dương Kim Khải đã nhờ Luật sư Trần Kim Cang biện hộ trước tòa. Gia đình của bà Phạm Ngọc Hoa và ông Nguyễn Chí Thành thì đã nhờ Luật sư Nguyễn Quốc Đạt bào chữa. Gia đình ông Cao Văn Tỉnh đã nhờ Luật sư Trần Minh Vũ lo hồ sơ biện hộ và gia đình ông Nguyễn Thành Tâm đã nhờ Luật sư Nguyễn Nghệ An bảo vệ.

3. Bốn luật sư bào chữa này nói gì về bản cáo trạng cũng như tiến trình của vụ án thưa ông?

Hiện tại qua sự liên lạc của chúng tôi, tất cả các luật sư đã tiếp xúc được với hồ sơ vụ án nhưng thời gian tiếp xúc với 7 bị cáo rất là giới hạn. Tinh thần của bảy bị cáo rất là vững vàng,

4. Ông Lý Thái Hùng có thể tóm tắt sơ lược về thân thế của 7 người này được không hà?

Vâng, chúng tôi biết khá rõ về một vài người nhưng chỉ biết tương đối về những vị còn lại, xin được sơ lược như sau:

1/ Mục sư Dương Kim Khải sinh năm 1958 tại Sài Gòn, là một dân oan trước khi trở thành mục sư và quản nhiệm Hội Thánh Chuồng Bò tại quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Ông là một người hết lòng đem đạo vào đời, sống phục vụ tha nhân bất kể những nghịch cảnh và khó khăn của riêng mình. Ngoài việc chăm lo đời sống tâm linh cho các đạo hữu, ông luôn luôn tích cực giúp đỡ bà con dân oan thuộc mọi tôn giáo tại Bến Tre, Đồng Tháp trên đường gian nan đi khiếu kiện hơn 10 năm qua. Với lý tưởng phục vụ đó, Mục sư Dương Kim Khải đã gia nhập đảng Việt Tân vào năm 2009, vì muốn dấn thân hơn nữa để xây dựng một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ thật sự, chấm dứt vĩnh viễn những bất công hiện nay của bà con dân oan và đồng bào cả nước.

2/ Bà Trần Thị Thúy sinh năm 1971 tại Đồng Tháp trong một gia đình theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo thuần thành. Suốt từ năm 1992 cho đến nay, gia đình bà Thúy đã đi khiếu kiện để đòi lại mảnh đất bị các quan chức huyện Tam Nông cưỡng chiếm. Bà Thúy đã nhiều lần mang đơn ra tận Hà Nội kêu cứu nhưng vô vọng. Ngày 26 tháng 7 năm 2005, ông Nông Đức Mạnh lúc còn là Chủ tịch Quốc hội khóa XI đã nhận đơn khiếu kiện và hứa sẽ chuyển giao cho ông Nguyễn Tấn Dũng cứu xét nhưng từ đó đến nay gia đình bà Trần Thị Thúy chưa nhận được câu trả lời nào từ ông Dũng hay bất cứ ai. Ngược lại, gia đình bà gồm Mẹ và em trai Trần Thanh Tuấn liên tục bị công an trù dập, sách nhiễu và khủng bố tinh thần. Bà Trần Thị Thúy đã gia nhập đảng Việt Tân vào năm 2009 vì muốn dấn thân hơn nữa để xây dựng một xã hội có luật pháp và cùng lúc phải có công bằng và công lý.

3/ Ông Nguyễn Thành Tâm sinh năm 1953 tại Bến Tre. Suốt từ năm 1995 cho đến nay, ông đã làm không biết bao nhiêu đơn khiếu nại để đòi lại mảnh đất của gia đình ông nội để lại đã bị các quan chức Huyện Ba Tri cưỡng chiếm. Ông Nguyễn Thành Tâm đã cùng với hàng trăm bà con dân oan Bến Tre thường xuyên lên Sài Gòn khiếu kiện, nộp đơn tại rất nhiều cơ quan để kêu cứu nhưng không có cơ quan nào chịu giải quyết. Trong tình cảnh tuyệt vọng này, ông Nguyễn Thành Tâm đã lên Sài Gòn gặp Mục sư Dương Kim Khải và Hội Thánh Chuồng Bò để nhờ giúp đỡ. Ông Nguyễn Thành Tâm đã gia nhập đảng Việt Tân vào đầu năm 2010 vì muốn dấn thân hơn nữa vào con đường tranh đấu chống lại những bất công trong xã hội.

4/ Ông Phạm Văn Thông sinh năm 1962 tại Bến Tre. Suốt từ năm 1985 cho đến nay, ông đã tham gia vào dòng người khiếu kiện để yêu cầu Huyện Ba Tri trả lại ruộng đất nhưng hoàn toàn vô vọng. Ông đã bị bắt và bị cáo buộc có “âm mưu lật đổ chế độ” chỉ vì liên lạc với Mục sư Dương Kim Khải để nhờ Hội Thánh Chuồng Bò giúp đỡ việc khiếu kiện ruộng đất.

5/ Ông Cao Văn Tỉnh sinh năm 1974 tại Cần Thơ. Từ năm 2000 cho đến nay, ông đã tham gia khiếu kiện đòi lại đất đai hương hỏa của tổ tiên đã bị Công ty Nông nghiệp, Huyện Cờ Đỏ của nhà nước cướp đoạt; nhưng không có cơ quan nào chịu giải quyết.

6/ Bà Phạm Ngọc Hoa sinh năm 1954 tại Sài Gòn. Từ năm 2001 cho đến nay, bà đã trở thành dân oan và tham gia vào dòng người khiếu kiện ruộng đất bị nhà cầm quyền Quận Bình Thạnh cưỡng chiếm.

7/ Ông Nguyễn Chí Thành sinh năm 1973 tại Phú Yên, nhưng từ năm 1987 di chuyển về sống tại quận Bình Thạnh Sài Gòn. Ông tham gia sinh hoạt đạo Tin Lành trong Hội Thánh Chuồng Bò và đã giúp đỡ tích cực cho bà con dân oan tại các tình miền Nam lên Sài Gòn khiếu kiện.

Nhìn qua tiểu sử của 7 người đang bị nhà cầm quyền CSVN đưa ra tòa xét xử tội “âm mưu lật đổ chế độ” cho thấy là hoàn toàn phi lý và bịa đặt. Đây là những con người tranh đấu đòi công lý theo con đường pháp luật, ôn hòa, và hướng dẫn bà con khác theo con đường đấu tranh ôn hòa đó. Bản thân họ là những dân oan bị mất đất và mất nhà, thay vì được ánh sáng công lý cứu giúp lại bị chế độ đối xử tàn tệ và nhất là dùng chính hệ thống luật pháp để buộc tội ngược, hầu che đậy hành vi chà đạp nhân quyền và để bịt miệng những oan trái do chính chế độ gây ra.

5. Tính đến lúc này, thân nhân của 7 bị cáo có yêu cầu trợ giúp gì từ Việt Tân?

Thưa kể từ khi 7 bà con dân oan nói trên bị bắt giữ vào tháng 8 năm 2010, đảng Việt Tân đã tìm cách liên lạc và làm tất cả những gì trong khả năng để giúp đỡ thân nhân các dân oan đang bị vu cáo, về cả mặt mưu sinh lẫn nhu cầu giúp đỡ những người trong lao tù.

6. Theo Việt Tân thì tại sao 7 người này bị bắt?

Như tôi đã trình bày tóm lược về lý lịch và quá trình hoạt động của 7 bà con này ở phần trên, họ đều là những dân oan đã đi khiếu kiện nhiều năm qua để đòi công lý. Họ là những người yêu nước, sống với đức tin và lý tưởng, xả thân vì quyền lợi của người khác bất kể những khó khăn và thiệt thòi cho chính mình.

Với những con người sống có lý tưởng nhân bản như vậy, chắc chắn là thu hút sự hưởng ứng và ủng hộ của đông đảo bà con dân oan cùng cảnh ngộ. Chính vì thế mà nhà cầm quyền CSVN lo sợ những ảnh hưởng của họ gây khó khăn cho chế độ nên đã tìm cách bắt giữ bằng sự gán ghép hoàn toàn vô căn cứ và phi lý rằng họ có ‘âm mưu lật đổ chế độ”.

7. Đến lúc này, tuy với phương thức đấu tranh bất bạo động, nhưng có rất nhiều thành viên của Việt Tân bị bắt, bị gán tội xâm phạm an ninh quốc gia, thậm chí còn bị gán ghép là khủng bố. Các thành viên Việt Tân sẽ làm gì với tình hình trấn áp rộng khắp ở Việt Nam hiện nay?

Như quí anh và quí vị đã thấy, tại hầu hết các nước độc tài, những kẻ chuyên cai trị bằng bạo lực lại luôn dán nhãn những người phản đối họ là khủng bố. Nhân loại đã quá nhàm về thủ thuật đó. Và rõ ràng các nhà độc tài tại Bắc Phi và Trung Đông gần đây chẳng bịt mắt được ai và lần lượt phải ra đi. Tôi tin là chế độ độc tài tại VN cũng không khác.

Ngày nào mà đảng Cộng sản Việt Nam còn độc quyền kiểm soát xã hội và dùng luật rừng để khống chế các sinh hoạt của người dân, thì mọi nỗ lực đấu tranh cho một xã hội công bằng trong một thể chế dân chủ đa nguyên đa đảng sẽ bị bộ máy công an CSVN ra tay đàn áp một cách thô bạo sau khi dán nhãn họ là khủng bố hay bạo loạn.

Đặc biệt hiện nay, CSVN đang biến Điều 79 (âm mưu lật đổ chế độ) và Điều 88 (tuyên truyền chống chế độ) của Bộ Luật Hình Sự thành một thủ đoạn nữa để đàn áp các tiếng nói phản đối. Do đó chúng ta phải vạch trần trước thế giới rằng Điều 79 và Điều 88 thực chất chỉ thay thế Nghị Quyết 31/CP về Quản chế hành chính mà cả thế giới khinh tởm và nhà cầm quyền CSVN phải hủy bỏ năm 2006. Chúng ta phải vận động thế giới một lần nữa áp lực hủy bỏ điều 79 và 88, và không được đẻ ra các điều lệ trá hình khác.

Ngoài ra, chúng ta cũng phải đẩy mạnh phong trào bất tuân dân sự, tức là không thi hành hoặc tẩy chay những mệnh lệnh, những quy luật vô lý và vô nhân đạo do chế độ Hà Nội đưa ra. Nếu nhiều người cùng làm và lan rộng ở nhiều nơi với phong trào tẩy chay các luật lệ của chế độ bằng phương thức bất bạo động, sẽ góp phần rất lớn làm soi mòn quyền lực của đảng CSVN. Diễn trình này đã chứng minh thành công ở Đông Âu vào năm 1989, ở Serb và Georgia năm 2000 và nhất là ở Tunisia và Ai Cập qua cuộc cách mạng Hoa Lài vào năm 2011.

Dĩ nhiên, chúng tôi biết những bước đi đầu trong tiến trình tranh đấu bất bạo động có rất nhiều khó khăn. Một số anh chị em đảng Việt Tân bị CSVN bắt giữ và bị gán ghép những tội danh tùy tiện như hiện nay. Nhưng điều đó, theo tôi, chỉ càng biểu lộ sự hốt hoảng và lo âu của nhà nước CSVN. Họ đã thấy sức mạnh của phong trào đấu tranh bất bạo động do chính những người dân tay không dấy lên ở Đông Âu, ở các nước thuộc Liên Xô cũ, và gần đây ở Bắc Phi.

8. Việt Nam là một nước nhỏ, ngoài cộng sản Việt Nam nói Việt Tân là tổ chức khủng bố thì còn quốc gia nào nói như vậy nữa không?

Có thể nói loại cáo buộc không bằng chứng kiểu đó của Đảng và nhà nước CSVN đã tạo các tác dụng ngược bất lợi rất lớn cho chính họ trong những năm qua. Nhiều chính phủ và thành phần chính giới không chỉ xem Đảng Việt Tân là một tổ chức đấu tranh bất bạo động và vô vị lợi cho dân tộc Việt Nam, mà còn là đối tác của họ trong các vấn đề thuộc lãnh vực nhân quyền tại Việt Nam. Các cơ sở Đảng Việt Tân hiện hoạt động công khai tại hầu hết các nước có đồng bào Việt Nam chúng ta sinh sống, ở cả 4 lục địa Âu, Á, Úc, Mỹ.

9. Trong bản thông cáo báo chí gần đây Việt Tân có nói sẽ trình những bằng chứng và kiện cộng sản Việt Nam ra Liên Hợp Quốc về các vi phạm nhân quyền. Cho biết sự việc này đã tiến hành chưa?

Thưa anh. Trong việc giám sát về dân chủ và nhân quyền của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc được cải tổ từ năm 2006, có Nhóm Đặc Trách Chống Giam Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (United Nations Working Group on Arbitrary Detention). Đây là bộ phận điều tra và ra những khuyến cáo đối với các vụ đàn áp và bắt giữ người dân tùy tiện của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc. Các kết luận của bộ phận này là bước khởi đầu để dẫn đến những hình thức trừng phạt của thế giới đối với những cá nhân vi phạm.

Chúng tôi coi việc nhà cầm quyền CSVN đang bắt giữ và kết án 7 bà con dân con Bến Tre là một tội ác, vi phạm luật quốc tế về bắt giữ tùy tiện. Chúng tôi hiện đang xúc tiến các hồ sơ để tiến hành thủ tục đưa những cá nhân trách nhiệm ra trước cơ quan nói trên.

10. Hiên tại trong hơn 3 triệu người Việt tỵ nạn còn nhiều bất đồng trong công cuộc dân chủ hóa đất nước. Việt Tân là một tổ chức lớn và có ở nhiều nơi, Việt Tân có đi bước trước trong việc thống nhất và đoàn kết với các tổ chức và cá nhân khác trong công cuộc đấu tranh bất bạo động nhầm mục đích đem lại dân chủ cho nước Việt?

Thưa anh, có lẽ chúng ta cần phân biệt những bất đồng về mặt Mục tiêu và về mặt Phương thức hành động trong công cuộc dân chủ hóa đất nước Việt Nam hiện nay.
Trước hết về Mục tiêu, tôi thiết nghĩ là không còn bất đồng gì lớn giữa những người Việt Nam yêu nước và giữa các lực lượng dân chủ, vì tất cả đều không chấp nhận sự cai trị độc tài, phản dân chủ của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Tất cả đều muốn là đảng và nhà nước CSVN phải chấp nhận một bối cảnh sinh hoạt chính trị bình đẳng, đa nguyên và đa đảng với một nền chính trị dựa trên quyền lực nhân dân là chính. Tức là người dân làm chủ đất nước thật sự, chứ không phải trá hình như hiện nay khi quyền lực nằm trong tay 15 ủy viên Bộ chính trị đảng CSVN và một số gia đình cứ luân phiên thay nhau lên nắm quyền.

Kế đến về Phương thức hành động, tôi đồng ý là vẫn còn có một số bất đồng giữa một số cá nhân hay một vài đoàn thể do những nhận định và hay do sự khác biệt về đường lối hoạt động. Đây là điều xảy ra bình thường trong mọi cuộc vận động chính trị nhằm tạo tạo ra một bối cảnh sinh hoạt dân chủ đa nguyên. Đương nhiên, nếu mọi người và mọi lực lượng có được sự đồng thuận về các phương hướng hành động thì chúng ta dễ tập trung trí tuệ, công sức và phương tiện để tháo gỡ độc tài một cách hữu hiệu hơn. Tôi thiết nghĩ là mỗi lực lượng và mỗi cá nhân đều có quyền thử mọi giải pháp, mọi con đường. Tôi tin là chúng ta sẽ từ từ hội tụ về những con đường có xác suất thành công cao nhất. Dân tộc nào cũng thế thôi, kể cả dân tộc Tunisia, Ai Cập gần đây.

Sau cùng, trong nỗ lực tạo đoàn kết thì tổ chức lớn hay tổ chức nhỏ không phải là điều quan trọng. Mọi đoàn thể, mọi cá nhân, nếu muốn đoàn kết, đều phải cùng cất bước hướng về nhau, gặp nhau trong tinh thần tương kính và chân thành đặt quyền lợi quốc gia và dân tộc lên trên hết.

Với phương châm đó, đảng Việt Tân chúng tôi đã và đang nỗ lực tìm đến mọi cá nhân và đoàn thể có cùng mục tiêu ở trong và ngoài nước. Và nếu cá nhân hoặc đoàn thể đó cũng áp dụng phương thức đấu tranh bất bạo động thì càng quí. Chúng tôi sẵn sàng trình bày chi tiết về lý thuyết lẫn thực hành cách đấu tranh của Đảng Việt Tân và cũng sẵn sàng lắng nghe quan điểm của các hội đoàn khác để tìm những gì có thể làm chung. Tôi tin đó là cách tiến lại gần với nhau cụ thể và bền vững nhất.

Sau hết, tôi xin thay mặt đảng Việt Tân cảm ơn quí anh, quí báo, và quí đài đã dành cho chúng tôi cơ hội trình bày ngày hôm nay. Chính nỗ lực của quí anh cũng đang góp phần giúp vun trồng mối đoàn kết chung đó của dân tộc chúng ta.


Nguồn: http://thongtinberlin.de/thoisuchinhtri/mai2011/phongvanonglythaihungvevu7danoantaibentre.htm

1 comments:

VIET tuc la nuoc viet nam ...TAN tuc la moi...se la mot nuoc VIET NAM XA HOI CHU NGHIA VIET NAM PHAT TRIEN THEO CO CHE MOI PHU HOP VOI SU PHAT TRIEN HIEN TAI 'MANH ME CUA DAT NUOC, DUY NHAT..DO DANG VIET NAM LANH DAO...XIN HAY LAM ON BO CAI DANG VIET TAN DI...THEO TOI NEN DOI LAI LA .." TOI LA NGUOI VIET NAM"

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More