Kathleen E. McLaughlin, Global Post
(BBT- WebVT)
Từ Việt Nam một kiến nghị đổi tên Biển Hoa Nam thành Biển Đông Nam Á (Southeast Asia Sea) đang được nhiều người hưởng ứng. Nhưng Phi Luật Tân lại đưa ra một đề nghị khác.
Phát ngôn nhân của Quân Lực Phi Luật Tân, Thiếu Tướng Hải Quân Miguel Jose Rodriguez, mới đây đã phát biểu: "Khi người ta tiếp tục gọi vùng biển này là Biển Hoa Nam thì trong tiềm thức đã có sự ngầm hiểu là vùng biển đó thuộc về quốc gia được nêu trong tên gọi. Như thế thì ở Phi Luật Tân chúng tôi phải đặt tên cho vùng biển này là Biển Tây Phi Luật Tân".
Dường như ngày càng có nhiều người cho rằng tên gọi rất quan trọng trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Các quần đảo Spratly và Paracel với tiềm năng phong phú về dầu hỏa, khí đốt và khoáng sản – và cũng là trọng tâm ttranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước láng giềng - từ lâu đã được Trung Quốc gọi là Nam Sa và Tây Sa. (rồi còn có tên gọi khác nữa tại Việt Nam).
Tuy nhiên, vấn đề tên gọi chỉ là mặt nổi của những căng thẳng trầm trọng trong vài tuần qua giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, và có thể có luôn cả Hoa Kỳ. Vào ngày Thứ Hai vừa qua, nổi giận vì việc các tàu Trung Quốc gây hấn trong lãnh hải của mình, Việt Nam đã tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài chín giờ đồng hồ trong khu vực liên hệ. Trung Quốc đã cáo buộc Việt Nam xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc và phủ nhận cáo buộc là Trung Quốc đã gây hấn.
Ở Việt Nam đã bùng phát những cuộc biểu tình bất thường của dân chúng để phản kháng hành động của Trung Quốc. Trong khi đó, tại Phi Luật Tân, một chính trị gia đã lên tiếng kêu gọi một cuộc tẩy chay trên toàn quốc những sản phẩm của Trung Quốc để phản kháng hành động "ăn hiếp" của Trung Quốc.
Có 6 quốc gia liên hệ tới việc tranh chấp chủ quyền biển đảo tại biển Nam Hoa, nhưng Trung Quốc giành nhiều hơn mọi quốc gia khác rất nhiều, và hiện nay có vẻ như đang tìm cách củng cố tầm nới rộng của họ. Các chuyên gia trong lãnh vực này cho rằng những đụng độ gần đây với Việt Nam và Phi Luật Tân là những chỉ dấu thêm nữa của lập trường ngày càng hung hăng của Trung Quốc, đối với các quan hệ trong vùng cũng như trên thế giới. Câu hỏi được đặt ra lúc này là làm thế nào cho tình hình bớt căng thẳng. Đó là vấn đề mà nhiều phần sẽ có sự tham dự của Hoa Kỳ.
Riêng Trung Quốc thì dường như đang muốn đổ lỗi cho các nước láng giềng. Trong một bài quan điểm, tờ báo China Daily của nhà nước Trung Quốc đã nói rõ điều đó. Nhưng cùng lúc Trung Quốc cũng đưa ra những tín hiệu trái ngược và một chiến dịch tô điểm bộ mặt tử tế nhằm đánh tan những lo sợ về ý định xâm lấn của họ.
Tờ báo nói trên viết "Với chính sách phát triển quan hệ tốt với các nước láng giềng Á Châu, Trung Quốc không muốn có rắc rối với các nước láng giềng vì những tranh chấp lãnh hải. Nhưng rất tiếc, thiện chí và lòng bao dung của Trung Quốc đã rơi vào khoảng không. Cả Phi Luật Tân và Việt Nam đều đã chọn con đường khiêu khích Trung Quốc một lần nữa về vấn đề này".
=======================
Đồng bào có thể tham gia ký tên vào thỉnh nguyện thư đổi tên biển Đông thành biển Đông Nam Á tại địa chỉ dưới đây, do tổ chức Nguyễn Thái Học Foundation khởi xướng:
http://www.change.org/petitions/change-the-name-south-china-sea-to-southeast-asia-sea
3 comments:
Cám ơn quí đài cho biết.
Tôi đã ký ngay rồi.
Nhanh lên bà con ơi.
Mời các bạn ký thật nhiều!
Còn trần chừ gì nữa hỡi các Con Dân Việt Nam !!!
Đăng nhận xét