Chuyện phiếm: Ngộ ái nỏ chứ không ái nị!

(tạm dịch: Tôi thích nỏ chứ không thích bạn)
Tác giả Hùm Xám,


Sáng nay, chú Tám “thời sự” cùng bác Ba “quốc tế” qua nhà tôi sớm hơn thường lệ. Cả ba nhanh chóng sải bước đến quán “quên lãng” của dì tư “xả láng” để nhâm nhi ly cà phê ban mê và bàn chuyện chính chị chính em như mọi ngày. Tôi hiểu rõ nhất con người của chú Tám, nếu tình hình thời sự trong và ngoài nước không có lúc nắng lúc mưa theo kiểu dự báo thời tiết thì chú ấy không bức xúc giục chúng tôi đi uống “nước đắng” sớm thế. Không kịp để mọi người an tọa, chú Tám rút ngay tờ báo buổi sáng đập mạnh lên bàn đến nỗi mọi người xung quanh tưởng mấy ông già “nắn gân” nhau thay cho bài thể dục dưỡng sinh buổi sáng. Dì Tư biết ý, cười tủm tỉm vỗ vai chú mấy cái để cơn huyết áp hạ xuống và thầm thì vào tai: “nóng quá đứt dây hết”.


Lúc này, bác Ba như hoàn hồn trở lại mở tờ báo ra xem để rõ sự tình. Bỗng nhiên mặt bác đỏ gay, đưa tay lên thật cao đập mạnh tờ báo xuống bàn với cường độ hơn hẳn chú Tám. Tội nghiệp tờ báo không có tội, vậy mà bị trên đe dưới búa te tua như cái mền rách. Tôi và mọi người xung quanh nhanh chóng kéo ghế tập hơp lại xoay quanh cái bàn tròn vì biết rằng thời sự đang rất nóng qua cách thể hiện của hai ông già.

Chú Tám lên tiếng trước
- Hỏi mọi người ở đây có biết ai lấy cắp nỏ thần An Dương Vương không?

Bác Ba trả lời giọng tếu tếu:
- Tao không có lấy.

Không khí lúc này như được giảm nhiệt phần nào và mọi người nhìn nhau cười khà khà. Tôi tiếp lời:
- Chú ơi chuyện này xưa rồi, con nít ai cũng biết sự tích thành Cổ Loa thất bại.

Chú Tám vỗ tay khen Tôi còn nhớ lịch sử của cha ông, không phải là thằng đốt sách. Chú từ tốn giải thích nguyên nhân vì sao tức giận. Đó là vì báo chí đưa tin người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc tràn ngập tại Việt Nam nhưng không có cơ quan nào quản lý được. Phóng viên hỏi đến thì lãnh đạo “bận họp” nên hẹn Tết Công gô trả lời. Chú dẫn chứng số liệu mỗi Tỉnh Thành có trung bình vài trăm người Trung Quốc. Riêng vùng tiếp giáp biên giới thì nhiều hơn. Nếu một người Trung Quốc lấy vợ là người Việt Nam, con cái họ sinh ra mang họ của cha (quốc tịch Trung Quốc, nói tiếng Hoa ngữ). Xem như Việt Nam không chỉ mất đi một người (xuất giá tòng phu) mà mất đi thế hệ con cháu của những gia đình đó. Nhiều gia đình của nhiều địa phương gộp lại thì không còn là chuyện nhỏ nữa. Vậy chẳng may có xảy ra chiến tranh Việt – Trung (dự đoán thôi), những người Việt Nam là vợ người Trung Quốc có thể khuyên chồng “đánh khẽ” hay không? những thanh niên trai làng có thể cầm súng ra trận bắn giết Cha hay chú bác người Trung Quốc của nó hay không? Ngược lại, nếu Cha chúng nó bảo nó quay súng lại thì sẽ ra sao. Chú Tám lên giọng: hò ò ơ ơi!, cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

Dì Tư rưng rưng nước mắt nói với mọi người xung quanh: vừa rồi tao lên Tây Nguyên thăm thằng cháu ngoại mà tưởng là đi du lịch Bắc Kinh. Nhìn hai bên đường toàn chữ viết tiếng phổ thông. Vào quán gọi thức ăn thằng phục vụ nhìn tao như người hành tinh xuống. May có đứa con gái đi cùng nói dăm ba câu gì đó không phải tiếng Anh, thằng nhân viên gật đầu “hảo hảo” (không phải mì gói đâu). Vừa vào đến nhà, thằng cháu ngoại dễ thương chạy đến xà vào lòng bà bi bô cái gì mà toàn là ngộ với nị nghe muốn nấc cục. Đứa con gái lại làm nhiệm vụ phiên dịch cho hai bà cháu thăm hỏi lẫn nhau. Còn thằng cha của nó thì túm năm tụm ba với mấy người hàng xóm chơi đánh mà-chược. Tao ở được đúng một ngày buồn quá đón xe về Sài Gòn. Chứ ở lại ngồi nói chuyện với nhau mà bất đồng ngôn ngữ khó chịu lắm. Tao khản tiếng cũng là vì ru thằng cháu cả buổi không chịu ngủ. Giờ mới hiểu ra là hát tiếng mẹ đẻ nó không hiểu.

Đến lượt Bác Ba nẫy giờ ngồi nghe không sót một chữ nên cũng muốn góp ý để trút cái bầu tâm sự. Bác cho biết hôm đi Hà Nội dịp mừng ngàn năm Thăng Long. Phải nói là Thủ đô thay đổi rất nhiều sau gần 10 năm xa cách. Bác như người nhà quê lên phố lóng ngóng hỏi tên đường. May gặp được anh xe ôm rành đường chở bác đi thăm 36 phố phường và ghé vào thăm bạn bè thời chiến đấu đang làm việc tại các cơ quan nhà nước. Trên đường đi, anh xe ôm trở thành hướng dẫn viên du lịch, vừa đi vừa chỉ nào là nhà ông bộ trưởng này ở khu đất vàng, bà vợ ông thủ tướng ở vị trí đất quy hoạch; con ông thứ trưởng mới tậu cái xe triệu đô đang chở cô người mẫu chân dài đi mua sắm hàng hiệu. Bỗng nhiên “hoét hoét”, thì ra anh xe ôm do mải nói chuyện nên quẹo vào đường cấm bị cảnh sát giao thông thổi còi. Anh xe ôm vội dừng xe lại, chạy đến bên cạnh anh công an chìa ra tờ giấy gì đó rồi sổ một tràng tiếng Hoa. Anh cảnh sát vội khoát tay cho đi. Anh xe ôm cho biết anh là người Trung Quốc chính hiệu con cào cào, đường phố Hà Nội thuộc như lòng bàn tay mọi ngóc ngách. Ngay cả cách đối phó với cảnh sát giao thông cũng do học lỏm được từ các bạn đồng nghiệp khác. Cứ gặp giao thông thì xí xô xí xào sẽ không bị phạt. Các anh giao thông còn bận thổi còi người bản địa, không rảnh tiếp người nước ngoài. Nói thẳng ra là ngoại ngữ kém. Kể xong anh ta nhếch mép cười khẩy. Nghe đến đây mọi người lắc đầu bó tay.

Chú Tám nhấp cạn ly cà phê đắng lặp lại câu hỏi ban đầu:
- Ai lấy cắp nỏ thần An Dương Vương?

Bác Ba trả lời:
- Biết rồi khổ lắm nói mãi

Bỗng đâu ngoài hàng rào có tiếng chó sủa liên tục. Tôi chạy ra túm ngay cổ áo một thằng đang nấp thập thò như ăn trộm. Nó la lên không phải ngộ. Dì Tư bước đến nói người nhà không hà. Thì ra là thằng con rể người Trung Quốc của dì Tư lên chơi. Đến nơi không chịu vào nhà mà ngồi ngóng chuyện để chó cắn. Tôi không biết tiếng Tàu nhưng cũng muốn nói cho thằng con rể dì Tư biết: ngộ ái nỏ chứ không ái nị. Dì Tư dịch lại bập bõm: nó nói chỉ thích nỏ thật, không thích mày!

1 comments:

Đúng là chuyện cười ra nước mắt. Thủ đoạn của bọn giặc tàu thâm độc quá, tận diệt con cháu người việt bằng cách này thì tinh vi quá. Nhiều lần xem thời sự để ý mới thấy lãnh đạo Đảng CSVN gặp lãnh đạo CS Trung Quốc không cần người phiên dịch. Cùng một ruột cả. Ai bảo lãnh đạo Việt Nam kém ngoại ngữ.

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More