Thanh Quang, phóng viên RFA
Mục sư Phạm Ngọc Thạch thuộc Giáo Hội Tin Lành Mennonite Việt Nam, bị công an TP.HCM bắt giữ, còng tay, hành hung, rồi đưa đi tối thứ Bảy 25-6-2011.
Mục sư Phạm Ngọc Thạch,(áo xanh bên trái). |
Trả lời Đài Á Châu Tự Do, Bà Nguyễn Thanh Nụ, vợ Mục sư Phạm Ngọc Thạch, cho biết ông đã bị công an Phường 26, Quận Bình Thạnh, Sài Gòn bắt, hành hung, nhục mạ và đưa đi mất.
Bị còng tay, bị đánh đập
Tiếp chuyện Thanh Quang qua điện thoại, bà Nguyễn Thanh Nụ kể lại sự việc như sau:
“Khoảng 10 giờ tối hôm thứ Bảy, chồng tôi ra đường. Khoảng 15 phút sau, tôi nhận được cuộc gọi của chồng tôi nói là công an đang tấn công anh ở Cầu Đỏ, Phường 26, Quận Bình Thạnh.
Tôi nghe tin như vậy thì thông báo anh em tôi có chạy ra, thấy giữa cầu có 1 chiếc giầy của chồng tôi và cái bàn đạp xe rớt ra giữa đường, nhưng không thấy chồng tôi đâu cả. Còn bên cạnh cầu thì thấy chừng một chục công an, dân phòng cầm dùi cui.
Người nhà tôi mới mang chiếc giày và bàn đạp chiếc xe về. Trên đường về, gia đình tôi nghĩ co thê họ đưa chồng tôi về Phường 26, Quận Bình Thạnh. Sau đó anh em tôi tới và nhìn thấy chồng tôi đang bị còng số 8 và ngồi trong phường này.
Tôi mới bồng con tôi mới 15 tháng tuổi chạy ra phường, hỏi chồng tồi là MS Phạm Ngọc Thạch ở đâu”.
Thanh Quang: Thưa bà, công an trả lời ra sao ? Và họ có nói bắt chồng bà vì lý do gì không?
Bà Nguyễn Thanh Nụ: Cán bộ phường nói là không biết, không có bắt ai tên Phạm Ngọc Thạch cả. Nhưng tôi khẳng định là gia đình tôi thấy chồng tôi bị còng và đang ngồi trong phường này. Lúc đó lực lượng của họ rất đông. Còn tôi thì chỉ có mẹ con tôi cùng một số anh em tôi đứng bên ngoài, cũng chẳng vô được.
Thanh Quang: Nhưng anh em của bà, như bà vừa kể, là đã nhìn thấy chồng bà bị cồng trong đồn công an này mà ? Như vậy bà phản ứng ra sao?
Bà Nguyễn Thanh Nụ: Phường 26 đó có 2 cửa. Cửa trước ra đường về cầu Bình Triệu và bến xe Miền Đông, còn cổng sau là nơi họ nhốt chồng tôi. Ban đầu tôi cũng chưa biết. Có 1 anh em bảo tôi rằng có thể thầy Thạch đang bị nhốt ở cổng sau.
Tôi tới cửa sắt cổng sau, đá vào cửa và gọi “anh Thạch ơi”, thì tôi nghe tiếng chồng tôi nói là “anh đang ở trong này”. Và chồng tôi nói thêm là chồng tôi đang bị nó khoá tay, khoá chân, đánh gãy càm của anh rồi, đau xương hàm lắm. Và tôi nghe tiếng thảm thiết của chồng tôi.
Thanh Quang: Chính chồng bà lên tiếng đau đớn như vậy, họ có cho bà vào gặp chồng không?
Bà Nguyễn Thanh Nụ: Tôi đề nghị người chỉ huy ở đây cho tôi được gặp chồng tôi, cho con tôi được gặp cha nó. Nhưng họ không cho vô.
Sau đó tôi đấu tranh rất nhiều, nói về đạo lý con người, hỏi họ rằng họ có trái tim hay không khi thấy mẹ con tôi đứng giữa đêm khuya thế này, tôi bồng đứa con thơ đi tìm chồng, tìm cha như thế này.
Họ không rung động gì cả dù tôi đứng tới 2 tiếng đồng hồ. Họ cả mấy chục người an ninh rồi dùi cui cản không cho tôi vô. Tôi vẫn đấu tranh rất nhiều. Sau đó có 1 anh mời tôi vô.
Tôi xin cho tôi vô Phòng Tiếp Dân, vì cơ quan nhà nước nào cũng có Phòng Tiếp Dân, vì tôi là 1 công dân. Nhưng anh này chỉ cho mẹ con tôi ngồi ở vỉa hè, dù Phòng tiếp Dân có, có ghế trong đó nhưng cũng không cho mẹ con tôi vô.
Đến khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ thì có 1 anh mời tôi vô. Anh này mặc thường phục, không bảng tên, không chức vụ gì cả.
Tôi có hỏi anh tên, chức vụ là gì, làm ở cơ quan nào thì tôi mới biết để nói chuyện với anh ta. Anh này xưng là Nguyễn Thanh Hùng, công an TP.
Lý do bắt giữ?
Thanh Quang: Người công an này có giải thích lý do bắt chồng bà không?
Bà Nguyễn Thanh Nụ: Anh ta trả lời rằng chồng tôi bị bắt vì dán tờ rơi kích động biểu tình. Tôi hỏi nội dung tờ rơi đó là gì, và kích động biểu tình về vấn đề gì ? Ông Hùng đó nói là bây giờ biểu tình là trái pháp luật thì bắt.
Thanh Quang: Còn việc MS Phạm Ngọc Thạch bị họ đánh đập thì sao?
Bà Nguyễn Thanh Nụ: Tôi hỏi về sức khoẻ của chồng tôi thì ông này nói là không sao dù từ bên ngoài, tôi nghe tiếng la hét của chồng tôi là anh bị đánh đập, bị nhổ nước bọt vào mặt và còn gọi chồng tôi bằng từ mà tôi không biết có tiện nói ra ở đây hay không.
Nhưng tôi cũng xin nói ra để qúy vị biết thêm cung cách của cán bộ. Tôi nghe chồng tôi nói họ bảo là “đánh chết thằng chó này”. Tôi mới hỏi họ tại sao nói chồng tôi là chó?
Họ cũng biết tục ngữ “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, thì tại sao họ lại chưởi chồng tôi là chó ? Vậy họ là cái gì ? Tôi nói vọng vô như vậy, tay bồng đưa con thơ mà rất xót xa.
Thang Quang: Rồi họ vẫn tiếp tục nhốt chồng bà ở đó, hay đưa ông đi đâu?
Bà Nguyễn Thanh Nụ: Công an Hùng này cho biết đưa chồng tôi lên quận. Tôi hỏi quận nào để tôi đi theo, để biết sức khoẻ chồng tôi ra sao. Hình ảnh tôi không thể cầm lòng được là hình ảnh 1 chiếc giầy và 1 cái bàn đạp xe của chồng tôi mà anh em tôi cầm về.
Tôi rất buồn, nghĩ là chồng tôi đi bằng bàn chân không thôi. Sau đó họ dàn cảnh, cho lực lượng gồm công an, dân phòng đứng 2 hàng ở trước cửa phường để đưa anh Thạch lên xe cảnh sát.
Tôi hỏi anh Hùng này là đưa chồng tôi ra cổng nào ? Anh ấy trả lời là ra cổng trước. Tôi mới bồng con tôi ra cửa trước đợi để được nhìn thấy chồng, để con thấy cha của nó. Xe cứu thương có tới, xe cảnh sát lực lượng 113 rất là đông.
Nhưng tôi đợi mãi không thấy, rồi nghe 1 cán bộ nói thật nhỏ rằng “đi cổng sau nhé”. Nghe vậy tôi chạy vội ra cổng sau thì thấy 1 xe cảnh sát trực sẵn ở đó. Tôi thấy chồng tôi bị dẫn ra.
Tôi chạy theo kêu lên “anh ơi”, thì bị lực lượng quá đông bao vây mẹ con tôi bé nhỏ không làm gì được. Họ còn bẻ tay tôi, không cho tôi tiến tới chồng tôi. Tôi chỉ còn kịp kêu lên rằng “Anh ơi, em đây, con đây!”.
Khi họ đẩy chồng tôi vô xe, chồng tôi còn kịp hô to một câu là “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”. Thì 1 công an bịt miệng chồng tôi. Rồi xe 113 của cảnh sát giao thông cùng xe chở chồng tôi hú còi, đi đường ngược chiều mất dạng.
Chồng tôi đi đâu, số phận như thế nào thì tôi không biết, để lại 2 mẹ con tôi. Tôi chỉ biết quay trở về nhà cầu nguyện mà thôi.
Thanh Quang: Thưa, Hội Thánh và cá nhân bà có chuẩn bị như thế nào để giúp MS Phạm Ngọc Thạch không?
Bà Nguyễn Thanh Nụ: Thưa tình hình mới xảy ra đây thôi nên tôi chưa có gặp anh em trong Hội Thánh hay như thế nào cả. Tôi vẫn thức trắng, không ngủ được.
Thanh Quang: Thưa nhân đây bà muốn lên tiếng gì không với công luận thế giới về trường hợp của MS Phạm Ngọc Thạch?
Bà Nguyễn Thanh Nụ: Dạ, tiện đây tôi xin nói rằng nếu chồng tôi đấu tranh cho “Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam” thì tôi ủng hộ. Và tôi mong rằng quý vị cùng đứng bên cạnh chồng tôi, không phải đấu tranh cho chồng tôi mà đấu tranh cho đất nước VN thân yêu, đấu tranh cho “Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam”.
Thanh Quang: Xin cảm ơn bà rất nhiều!
Cập nhật tin MS Phạm Ngọc Thạch bị bắt
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
Mục sư Phạm Ngọc Thạch bị công an chặn bắt giữa đường và gây thương tích nặng. Hiện không rõ tình trạng sức khỏe ông ra sao, bị câu lưu nơi nào, vì sao ông bị giam cầm.
Photo courtesy of hungviet.org Mục sư Phạm Ngọc Thạch (ngoài cùng phải) |
Mọi liên lạc với các quan chức phụ trách an ninh, tôn giáo đều không thực hiện được. Sáng nay, nhà trọ của vợ chồng mục sư Thạch ở phường Hiệp Bình Chánh, quận Bình Chánh bị công an đến lục soát. Các tín hữu cho biết, đây là lần thứ 5, Mục sư Thạch bị công an vây bắt, đánh đập tàn nhẫn.
Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu trình bày thêm chi tiết.
Qua các số điện thoại do Hội Thánh Tin Lành Mennonite và gia đình Mục sư Phạm Ngọc Thanh cung cấp, Đài chúng tôi cố gắng liên lạc với các viên chức đặc trách về an ninh chính trị, liên lạc khối tôn giáo, khối Tin Lành, tất cả đều trả lời như nhau: “gọi nhầm số”.
- Dạ, xin lỗi, các ông nhầm số rồi, các ông ơi!
Đỗ Hiếu: Chúng tôi xin gặp Trung tá Tâm, Công an quận Bình Thạnh, thưa ông ạ.
- À, ông gọi nhầm số rồi ông ơi.
Đỗ Hiếu: Chúng tôi xin được gặp ông Thái phụ trách Khối Tin Lành, Cục an ninh phía Nam.
- Anh nhầm máy rồi.
Khi gọi đến số máy của Trung tá công an Nguyễn Thanh Hùng, sĩ quan chỉ huy bắt Mục sư Phạm Ngọc Thạch, thì lời giải thích cũng y như vậy.
- A-lô!
Đỗ Hiếu: Xin được thưa chuyện với ông Nguyễn Thanh Hùng ạ.
- À, không có Hùng nào hết, không phải ạ.
Nhân viên trực ban, công an phường 26, quận Bình Thạnh, là đơn vị chặn bắt Mục sư Phạm Ngọc Thạch, thì hướng dẫn là phải gọi lên cấp quận:
- Ông làm cái gì, ở đâu?
Đỗ Hiếu: Chúng tôi là Đài RFA ở Bangkok, Thái Lan đây.
- À.
Đỗ Hiếu: Ông ơi, có nghe tin tức nói là có vụ khám xét nhà MS Phạm Ngọc Thạch, rồi cơ quan an ninh tới nghe nói là dính líu vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa, thì sự việc ra sao, thưa ông?
- Ông cần hỏi cái gì thì ông hỏi công an quận ạ. Tôi hôm qua tôi không có trực. Hôm nay cái tổ trực khác đấy ông.
Đỗ Hiếu: Tức là bây giờ MS Phạm Ngọc Thạch có còn bị tạm giam ở công an phường 26, quận Bình Thạnh, không ạ?
- Dạ không. Hôm nay tôi lên trực thấy phường trống trơn, không có gì hết ạ.
Đỗ Hiếu: Còn tin tức MS Thạch thì sao? Ông có thể cho biết được không ạ?
- Ông muốn biết tin tức thì ông gọi đến công an quận Bình Thạnh, chứ còn chúng tôi hôm nay thuộc tổ trực khác. Hôm qua cái tổ trực khác người ta làm xong người ta về hết rồi. Ông cần, ông hỏi tổng đài, nghe. Ông cứ hỏi công an quận Bình Thạnh số bao nhiêu thì người ta sẽ cho ông cái số. Ông hỏi tổng đài 1161080.
Gọi đến công an quận Bình Thạnh, nhân viên trực lại có cách giải thích khác:
- A-lô!
Đỗ Hiếu: Thưa ông, ông là trực ban công an quận Bình Thạnh phải không ạ?
- Đúng rồi ạ.
Đỗ Hiếu: Nghe thấy chuyện Mục sư Phạm Ngọc Thạch bị bắt đem về phường rồi có cuộc lục soát nhà, điều này có đúng không, thưa ông?
- Tôi không biết nữa. Có gì anh hỏi tổng đài giùm em đi. Báo chí này nọ chừng nào báo đọc thì anh tin, nghe.
Đỗ Hiếu: Nghe nói là quận Bình Thạnh còn giữ Mục sư Phạm Ngọc Thạch, mà ổng cũng bị đánh đập nhiều lần rồi, trọng thương mà không có được đưa đi bệnh viện chữa trị, thành ra mới gọi lại ngay thẳng quận để hỏi thăm chi tiết đó, anh.
- Ờ, ở đây không có nắm được, nghe. Ở đây em không phải là ở chỗ bên điều tra nên không nắm được.
- Dạ, xin lỗi, các ông nhầm số rồi, các ông ơi!
Đỗ Hiếu: Chúng tôi xin gặp Trung tá Tâm, Công an quận Bình Thạnh, thưa ông ạ.
- À, ông gọi nhầm số rồi ông ơi.
Đỗ Hiếu: Chúng tôi xin được gặp ông Thái phụ trách Khối Tin Lành, Cục an ninh phía Nam.
- Anh nhầm máy rồi.
Khi gọi đến số máy của Trung tá công an Nguyễn Thanh Hùng, sĩ quan chỉ huy bắt Mục sư Phạm Ngọc Thạch, thì lời giải thích cũng y như vậy.
- A-lô!
Đỗ Hiếu: Xin được thưa chuyện với ông Nguyễn Thanh Hùng ạ.
- À, không có Hùng nào hết, không phải ạ.
Nhân viên trực ban, công an phường 26, quận Bình Thạnh, là đơn vị chặn bắt Mục sư Phạm Ngọc Thạch, thì hướng dẫn là phải gọi lên cấp quận:
- Ông làm cái gì, ở đâu?
Đỗ Hiếu: Chúng tôi là Đài RFA ở Bangkok, Thái Lan đây.
- À.
Đỗ Hiếu: Ông ơi, có nghe tin tức nói là có vụ khám xét nhà MS Phạm Ngọc Thạch, rồi cơ quan an ninh tới nghe nói là dính líu vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa, thì sự việc ra sao, thưa ông?
- Ông cần hỏi cái gì thì ông hỏi công an quận ạ. Tôi hôm qua tôi không có trực. Hôm nay cái tổ trực khác đấy ông.
Đỗ Hiếu: Tức là bây giờ MS Phạm Ngọc Thạch có còn bị tạm giam ở công an phường 26, quận Bình Thạnh, không ạ?
- Dạ không. Hôm nay tôi lên trực thấy phường trống trơn, không có gì hết ạ.
Đỗ Hiếu: Còn tin tức MS Thạch thì sao? Ông có thể cho biết được không ạ?
- Ông muốn biết tin tức thì ông gọi đến công an quận Bình Thạnh, chứ còn chúng tôi hôm nay thuộc tổ trực khác. Hôm qua cái tổ trực khác người ta làm xong người ta về hết rồi. Ông cần, ông hỏi tổng đài, nghe. Ông cứ hỏi công an quận Bình Thạnh số bao nhiêu thì người ta sẽ cho ông cái số. Ông hỏi tổng đài 1161080.
Gọi đến công an quận Bình Thạnh, nhân viên trực lại có cách giải thích khác:
- A-lô!
Đỗ Hiếu: Thưa ông, ông là trực ban công an quận Bình Thạnh phải không ạ?
- Đúng rồi ạ.
Đỗ Hiếu: Nghe thấy chuyện Mục sư Phạm Ngọc Thạch bị bắt đem về phường rồi có cuộc lục soát nhà, điều này có đúng không, thưa ông?
- Tôi không biết nữa. Có gì anh hỏi tổng đài giùm em đi. Báo chí này nọ chừng nào báo đọc thì anh tin, nghe.
Đỗ Hiếu: Nghe nói là quận Bình Thạnh còn giữ Mục sư Phạm Ngọc Thạch, mà ổng cũng bị đánh đập nhiều lần rồi, trọng thương mà không có được đưa đi bệnh viện chữa trị, thành ra mới gọi lại ngay thẳng quận để hỏi thăm chi tiết đó, anh.
- Ờ, ở đây không có nắm được, nghe. Ở đây em không phải là ở chỗ bên điều tra nên không nắm được.
Bên đây không dính líu bên đó
Được biết, công an đã đến khám xét nhà trọ của vợ chồng mục sư Thạch ở Thủ Đức , suốt buổi sáng chủ nhựt. Một trong những viên chức hiện diện là đại úy công an Lê Văn Vân. Sau đây là cuộc đối thoại giữa đương sự với phóng viên RFA:
Lê Văn Vân: A-lô!
Đỗ Hiếu: Thưa ông, chúng tôi xin được gặp ông Vân ạ.
Lê Văn Vân: A-lô !
Đỗ Hiếu: Chúng tôi xin được gặp ông Vân ạ. Ông Lê Văn Vân.
Lê Văn Vân: Sao ạ?
Đỗ Hiếu: Chúng tôi cũng có nghe nói là vụ Mục sư Phạm Ngọc Thạch hôm nay có cơ quan an ninh đến khám xét nhà thì sự việc này ra sao, thưa ông Vân?
Lê Văn Vân: Dạ, báo cáo với thầy là Vân đang trong thời gian nghỉ phép, còn sự việc này thì em không rõ vì nó không xảy ra ở phường Hiệp Bình Chánh mà lại xảy ra bên Bình Thạnh, chắc thầy cũng biết rồi.
Đỗ Hiếu: Tôi liên lạc với ông Trung tá Tâm không được, ông Thái, ông Hùng, ông Nam, người phụ trách khối tôn giáo...
Lê Văn Vân: Thầy liên lạc với bên bộ phận chuyên môn hay hơn, bởi vì công an phường tại vì nó không xảy ra tại công an phường mình, mình thuộc phường Hiệp Bình Chánh, mà chính vợ ông Thạch cũng biết mà, ở bên Bình Thạnh chớ đâu phải bên Hiệp Bình Chánh. Thì sự việc nó như thế nào đó thì em cũng không rõ. Thấy liên lạc chỗ anh Thái, chỗ gì đó, bên chỗ anh Thái thầy biết rồi đó.
Đỗ Hiếu: Có gọi ông Thái rồi. Ông Thái, ông Nam mà rất tiếc là đều đi vắng rồi.
Lê Văn Vân: Chớ còn bên này là, bởi vì hơn nữa em cũng trong thời gian đang nghỉ phép nên không có trực tiếp ở bên đó, nên không nắm rõ đầu đuôi như thế nào, cũng chưa biết được.
Đỗ Hiếu: Còn chuyện ông Mục sư Thạch bị bắt rồi bị nhốt, bị đánh đập thì anh Vân có biết chuyện đó không?
Lê Văn Vân: Dạ không. Em chỉ được chứng kiến, hồi sáng này mời qua bên chỗ đó thôi chớ em cũng không rõ lắm.
Đỗ Hiếu: Như vậy lúc anh Vân qua chứng kiến thì sự việc lúc đó là bao nhiêu người đến và đọc lệnh bắt giam ông Thạch ra thế nào, thưa ông Vân?
Lê Văn Vân: Cái đó là bên kia nó bắt, bên Bình Thạnh nó bắt, chớ bên Hiệp Bình Chánh đâu có bắt.
Đỗ Hiếu: Không có bắt nhưng mà lúc đó ông có mặt trong lúc khám xét nhà.
Lê Văn Vân: Không. Không. Không. Chuyện bên Bình Thạnh nó xảy ra trên đất Bình Thạnh, huyện Thủ Đức không có dính líu. Thầy hiểu không? Thủ Đức không có dính líu. Thành ra thầy thông cảm cho chớ phần Vân thì không có biết.
Đỗ Hiếu: Ông Vân không có biết gì về vụ ông Thạch bị bắt...
Lê Văn Vân: Không biết bị bắt lúc nào luôn. Hồi sáng này qua vậy thôi hà. Bởi vì trong địa bàn của mình thì mình qua thôi, không biết chắc lúc nào thôi.
Đỗ Hiếu: Hôm qua thì chuyện gì xảy ra, thưa ông Vân?
Lê Văn Vân: Thì đó khám xét nhà đó. Khám xét nhà, vợ anh Thạch nói cho thầy biết rồi chớ còn gì nữa đâu.
Đỗ Hiếu: Nhưng mà lúc đó...
Lê Văn Vân: Khám xét căn nhà ông Thạch mà.
Đỗ Hiếu: Khám xét rồi có tịch thâu...
Lê Văn Vân: Khám xét rồi, có gì vợ ông Thạch báo cho thầy biết rõ chớ cần gì thầy hỏi chi nữa.
Đỗ Hiếu: Nhưng mà lúc khám xét đó thì có bao nhiêu nhân viên và rồi vì sao mà bị khám xét?
Lê Văn Vân: Bây giờ em nói thầy nghe nè. Thầy bây giờ thầy muốn thì thầy hỏi vợ ông Thạch thì nó rõ hơn, chớ giờ em nói thì thầy cũng biết vậy. Vợ ông Thạch là người chủ nhà chứng kiến sự việc tất cả. Chớ sự việc đó thầy hỏi vợ ông Thạch như thế nào cho nó rõ ràng hơn.
Bắt (ông Thạch) như thế nào thì em không có rõ lắm, vì nó không xảy ra trên đất quận Hiệp Bình Chánh, mà xảy ra ở phường 26 quận Bình Thạnh. Thầy liên hệ với công an phường 26 quận Bình Thạnh, sự việc như thế nào thì thầy hỏi phường 26 quận Bình Thạnh. Chớ còn bên đây không dính líu gì bên đó hết.
Đỗ Hiếu: Dù không dính líu nhưng mà ông Vân cũng được mời tới để mà xem lúc khám xét.
Lê Văn Vân: Thì tui được mời tới vì khu vực của tui. Tui được mời tới chứng kiến cái việc khám xét thôi. Thầy hiểu không? Chứng kiến việc khám xét tại nhà của ông Thạch thôi. Còn vấn đề như nhân viên gì đó thầy hỏi vợ ông Thạch thì sẽ rõ ràng thôi. Thầy thông cảm cho em nghe.
Đỗ Hiếu: Lý do nào mà khám xét?
Lê Văn Vân: Nghe thầy nói nhiều cái em không đồng ý.
Đỗ Hiếu: Lý do nào thì bị khám xét vậy, anh Vân?
Lê Văn Vân: Dạ, em không rõ. Cái đó thầy hỏi cơ quan điều tra A24. Thầy hỏi bên đó giùm em một cái, nghe. Em không có rõ thì làm sao em biết được.
Đỗ Hiếu: Đúng rồi. Bây giờ thì ông Thạch bị tạm giam ở đâu, anh Vân?
Lê Văn Vân: Công an không rõ luôn. Việc của công an thành phố chớ đâu phải việc của phường, cũng không phải việc của quận nữa. Bây giờ thầy hỏi quận thì quận không biết nữa. Đó là việc của thành phố. Đó, em nói cho thầy nghe vậy đó, nghe. Thầy thông cảm cho em nghe. Cúp máy đây thầy, nghe.
Lục soát nhà
Bà Nguyễn Thanh Nụ, vợ của MS Phạm Ngọc Thạch, thuật lại các chi tiết khi lực lượng an ninh hùng hậu đến lục soát nhà mình:
“Thì họ vô khám xét rất là đông. Tôi thấy khoảng mấy chục người vô nhà. Còn cái lực lượng dàn ở ngoài, rồi sau đó một số người dân nói lại với tôi là lực lượng từ ngoài xa cách nửa cây số cũng đã có rồi, vô nhà cũng mấy chục người nữa. Thì tôi mới nói là tại sao mấy ông đi khám xét, chồng tôi bị bắt rồi, nhà chỉ có hai mẹ con, tại sao lại đi một lực lượng lớn như thế này. Thì họ trả lời tôi rằng là đây là làm việc theo pháp luật, chúng tôi làm việc có phép đàng hoàng, chị không hiểu được đâu. Thì họ tiến hành khám xét.
Căn nhà vợ chồng tôi ở thì mướn chung với một vợ chồng nữa, tức là có 2 phòng, vợ chồng tôi một phòng và vợ chồng nhà kia một phòng. Thì tôi nói là phòng bên kia là của một người khác, bây giờ mấy anh cứ vô phòng riêng của vợ chồng tôi rồi khám xét. Thì họ vô khám xét, lục lọi hết, kể cả đồ riêng phụ nữ của tôi họ cũng lục lọi hết. Họ lấy đi của chồng tôi một cái điện thoại, mà cái điện thoại đó là cái điện thoại hư. Vì chồng tôi ngoài công việc đi hầu việc Chúa ra thì ảnh cũng làm kế sinh nhai bằng cách ảnh buôn điện thoại cũ, thì có những cái hư ảnh bỏ lại và những cục sạc dang dở gì đó thì họ lấy ba cái điện thoại đó và trong biên bản khám xét có nói, và lấy một cái thẻ nhớ, lấy một xấp giấy phô-tô A4 trắng đó anh, chưa có ghi gì cả. Một xấp giấy A4 trắng họ cũng lấy. Rồi lấy những cái SIM điện thoại của chồng tôi để ở đâu đó mà họ lục ra , những cái SIM cũ lâu rồi. Họ lấy những cái thứ như vậy, cũng chẳng tìm được cái gì dính cái gì cả.
Cái bàn này cũng chẳng phải của vợ chồng tôi, của ông chủ công ty thì họ gọi ông chủ tới, coi vợ chồng tôi xử dụng làm gì đó. Trong ngăn kéo tụi tôi bỏ quần áo của con gái tôi, chớ còn không phải cứ có cái bàn này là vợ chồng tôi có máy tính. Chồng tôi không có máy tính. Tôi nói vậy nhưng họ cứ nhấn mạnh cho tôi, họ nói có cái bàn này là phải có máy tính thì máy tính ở đâu? Tôi trả lời thẳng với anh công an là không có máy tính. Bàn này xử dụng bình thường chứ không có máy tính. Thì bên công an cứ ép em phải nói là cái bàn này để sử dụng máy tính. Họ có ghi một biên bản khám xét nhà rồi bảo tôi ký vô, rồi họ đi về. Thế là xong cái mục buổi sáng.
Cả đêm hôm qua tôi đi tìm chồng, con tôi đi tìm cha cả đêm, về tôi cũng không chớp mắt được một chút nào cả. Tôi không thể nào nhắm mắt ngủ được. Tôi cũng cầu nguyện Chúa cho tôi được bình an. Tôi cũng rất là mong quý vị gần xa, các anh chị em sát cánh cùng chồng tôi để đấu tranh với chồng tôi.”
Theo Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Quản Nhiệm Hội thánh Chuồng Bò, ở Bình Thạnh, thì nhờ sự lên tiếng của các cơ quan truyền thông, may ra Mục sư Phạm Ngọc Thạch sẽ được an toàn tính mạng.
Theo Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Quản Nhiệm Hội thánh Chuồng Bò, ở Bình Thạnh, thì nhờ sự lên tiếng của các cơ quan truyền thông, may ra Mục sư Phạm Ngọc Thạch sẽ được an toàn tính mạng.
Ms Nguyễn Mạnh Hùng: “Sáng nay thì tôi cũng đi nhóm, thành ra nói chung là ông Mục sư Thân Văn Trường ổng báo cho tôi là ổng cũng đã thông báo hết rồi, thì tôi có nghe sơ, tới khi về tôi kiểm tra tôi coi lại thì thấy nói chung là trên các Đài Á Châu Tự Do, rồi trên Thông Tin Berlin, và trong email của tôi nói chung là cũng có đưa hết cái tin đó thì tôi cũng nắm được.”
Đỗ Hiếu, RFA, BKK, Thailand.
0 comments:
Đăng nhận xét