Thủ tướng Đức sẽ đặt vấn đề nhân quyền trong chuyến công du Việt Nam

DienDanCTM (Bản tin 10-10-2011)

Bà Thủ tướng Đức Angela Merkel và
Phó Thủ tướng gốc Việt Philipp Roesler
Bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức, đã lên đường công du thăm Việt nam trong hai ngày 11 và 12-10 và hai bên sẽ thảo luận về một hiệp ước thương mại song phương trong dịp này.

Tháp tùng Thủ tướng Merkel trong chuyến công du có phái đoàn các doanh nhân Đức hầu tìm kiếm các cơ hội đầu tư và tăng cường mối quan hệ giữa nền kinh tế Châu Âu với nền kinh tế phát triển nhanh tại Châu Á.  Ngoài Việt nam, phái đoàn còn sẽ ghé thăm Mông Cổ.

Theo chương trình dự kiến thì Thủ tướng Đức sẽ gặp Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng vào thứ Ba 11-10. Theo hãng thông tấn Đức DPA, cùng ngày bà Merkel cũng sẽ có các cuộc họp với giới lãnh đạo tôn giáo và xã hội dân sự  ở Việt Nam.

Sau đó, vào thứ Tư 12-10, Thủ tướng Đức sẽ bay vào Sài Gòn, và sẽ có cuộc gặp gỡ với sinh viên VN trước khi bay sang thủ đô Ulan Bator, Mông Cổ.

Tin từ hãng Bloomberg cho hay, theo dự kiến bà Merkel cũng sẽ nói về điều kiện đầu tư, nạn tham nhũng tại Việt Nam.

Nói về chuyến viếng thăm của bà Thủ tướng Đức, Bộ Ngoại giao Việt Nam trong thông báo hôm 6-10 cho biết vắn tắt là chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Merkel "nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Đức",  bao gồm "mọi lĩnh vực, đặc biệt là chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, giáo dục, đào tạo”.

Trong khi đó phía Đức cho biết thêm là bà sẽ nêu vấn đề nhân quyền với Hà Nội nhân chuyến viếng thăm này. Hãng thông tấn AFP hôm nay trích thuật nguồn tin từ giới chức cao cấp trong chính phủ Đức cho biết trước khi lên đường, Thủ tướng Đức đã nhấn mạnh rằng bà sẽ đề cập đến tình trạng nhân quyền đang xuống dốc của Việt Nam trong chuyến công du này.

Là thành viên của Liên hiệp Châu Âu (EU) thường xuyên lên án việc Hà Nội vi phạm nhân quyền, ngăn cản quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân, và đang kêu gọi Việt Nam phóng thích một công dân của EU, là một blogger  Phạm Minh Hoàng mang song tịch Pháp-Việt. Ông bị tuyên án 3 năm tù hồi tháng 8 về tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ vì những bài viết đăng tải trên mạng internet.

Bà Merkel khẳng định "hợp tác kinh tế đương nhiên gắn liền với nhân quyền", và cho biết khi tới Việt Nam, bà chắc chắn sẽ nêu các thắc mắc về nhân quyền với chính quyền Hà Nội.

4 comments:

Mong rằng bản tính cương trực cùng lời hứa của Bà Thủ Tướng Merkel sẽ hiện thực rõ ràng tại Việt Nam sau chuyến công du nầy. Xin chân thành cảm ơn Bà Thủ Tướng Merkel đã vì dân tộc Việt Nam và mong là sẽ có ngày đền ơn Bà.

Không chính phủ ngoại quốc nào có thể đem lại nhân quyền trọn vẹn cho người Việt Nam ngoài khi chính người Việt Nam muốn sống trong phẩm giá con người và dám đấu tranh cho phẩm giá đó.

Đọc hai góp ý trên thì tôi cảm thấy thú vị, vì cả hai nhận xét cùng có lý và cùng đúng cả.
Ý thứ nhất: Hiện nay cơ chế tại VN vẫn còn độc tài và do đó thì cần sự lên tiếng và thúc đẩy của một quốc gia khác.
Ý thứ hai: Chính phủ nước đó chưa thật sự nhận thức được tầm quan trọng về nhân quyền cho nên họ chỉ làm cho có lệ thôi.
*** Vạn sự khởi đầu nan, vậy hãy bắt đầu bằng con số 1 đi nhé các bạn !

Nhân quyền nhân bản chỉ nói chuyện với những người hay những chính quyền có lương tâm. Ngoại giao thì nói cứ nói cho có nói, chứ nói với cái bọn sâu bọ lên làm người như công sản việt nam thì chẳng khác nào nước đổ lá môn.
Nếu các nước tư bản hay các nước đã có truyền thống dân chủ thì nên hỗ trợ bằng mọi cách cho các nhà hoạt động dân chủ ở Việt nam thì hay hơn.

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More