Việt Nam-Philippines: đối thoại đa phương để giải quyết tranh chấp Biển Đông

DienDanCTM (Bản tin 26-10-2011)
Tổng thống Phillipines đón chủ tịch Trương Tấn Sang
hôm 26-10-2011
Hôm nay, 26-10-2011, ông Trương Tấn sang cùng phái đoàn đại biểu cao cấp Việt Nam đã đáp chuyến bay đến Philippines, bắt đầu chuyến viếng thăm 3 ngày theo lời của tổng thống nước này nhân dịp đánh dấu 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.

Theo ghi nhận của giới quan sát chíng trị trong vùng, thì chuyến đi này cũng nằm trong một loạt công du của ông Sang nhằm cho thấy Việt Nam đang cố tạo niềm tin vào các nước trong ASEAN đối với các vấn đề quan tâm trong vùng, nhất là vấn đề Biển Đông.
Vào chiều 26-10, lễ đón tiếp chính thức đã diễn ra tại Dinh Tổng thống Malacanang, Manila. Ngay sau đó, chủ tịch nước Trương Tấn sang đã cùng hội đàm với Tổng thống Philippines Aquino III. Hai bên cũng đã chứng kiến lễ ký 4 văn kiện hợp tác, gồm "Chương trình hành động Việt Nam - Philippines giai đoạn 2011-2016"; "bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin giữa Hải quân Nhân dân Việt Nam và Hải quân Philippines"; "bản thỏa thuận hợp tác về thiết lập đường dây nóng giữa Cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines"; và "Kế hoạch hợp tác du lịch Việt Nam - Philippines 2012-2015".

Theo các nguồn tin tổng hợp, qua cuộc hội đàm, Philippine và Việt Nam đã đồng ý với nhau về nhu cầu đối thoại đa phương và tham vấn để giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh hải trong Biển Đông (hay còn gọi là Biển Tây Philippines). Hai bên cũng “tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an toàn hàng hải và an ninh trong khu vực”. Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý về hướng tiếp cận dựa trên luật quốc tế, đặc biệt là Công Ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, mà hai nước cho là thiết yếu trong việc mưu tìm một giải pháp ôn hòa cho các cuộc tranh chấp tại Biển Đông.

Hai bên cùng xác nhận vai trò trung tâm của ASEAN, tầm quan trọng của việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới xây dựng bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Trước đó, theo hãng tin AP, Tổng Thống Aquino cho biết trong dịp gặp gỡ này, ông sẽ đề nghị Việt Nam hợp tác với Philippines để nêu lên các cuộc tranh chấp lãnh thổ tại các diễn đàn quốc tế, kể cả tại hội nghị thượng đỉnh thường niên của ASEAN tổ chức tại Indonesia trong tháng tới.
Tưởng cũng nên biết, sau chuyến đi Trung Quốc của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã dấy lên quan ngại từ Manila cho rằng Việt Nam đã thương thuyết song phương với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Nhận định này của Manila đã khiến Trung Quốc nổi giận phản bác và hăm he trong các tuần qua. Mới đây, báo Trung Quốc còn cảnh báo nhắm vào Phillipines và Việt Nam rằng hai nước đã “lợi dụng lập trường ngoại giao mềm mỏng của Trung Quốc để thúc đẩy chương trình nghị sự của họ”, và rằng 2 nước  “chuẩn bị tinh thần nghe tiếng súng đại bác ở vùng biển tranh chấp nếu họ tiếp tục bất đồng với Bắc Kinh".

Lời đe dọa này liền sau đó đã gặp phải sự đả kích của Ngoại trưởng Philippines Del Rosario.  Theo ông Rosario, lời bình luận đăng trên nhật báo Trung Quốc về cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải này là "cực kỳ thiếu trách nhiệm, khoa trương đi ngược hẳn với lập trường của Philippines, luôn mưu tìm giải pháp dựa trên pháp luật".

Còn phía Hà Nội, người ta chưa thấy phản ứng gì về lời răn đe này.

6 comments:

Trước những phản ứng mạnh mẽ của Philippines đối với sự xâm lăng của Trung Quốc, cái im lặng của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các lấn lướt của Trung Quốc càng trở nên hèn hạ hơn bao giờ hết.

Việt Nam chủ trương thương thuyết đa phương với các quốc gia láng giềng khác, mắc mớ chi lại chịu lép vế thương thuyết song phương với Trung Quốc? Tại sao lại có sự khác biệt này?

Bộ chính trị ĐCSVN ăn tiền hay ăn ... cái giãi gì của Trung Quốc mà ngu đến thế???

Nghe Cộng sản lý luận rất mệt, toàn là ngụy biện và mờ ám.

Nguyển Phú Trọng, chấp nhận song phương, sao lại lép vế với Trung Cộng vậy, sợ và run thì đi bái kiến làm gì.? Đúng là Đảng CSVN hèn với Trung Cộng và chỉ biết ức hiếp dân mình mà thôi. Hèn hạ.

Đây là xảo thuật đu dây củ rích của giới cầm quyền CS hầu làm ngụi dư luận đang âm ỉ chỉ trích sự nhu nhược đối với thiên triều. Nếu thật sự muốn bảo vệ đất nước hãy thi hành chí nh sách ngoại giao đa phương với những quốc gia láng giềng và bắt chướt uy dũng của quốc gia nhỏ bé Phi Luật Tân.

Ok leminhquoc! Nhưng Hà Nội còn chính sách nào ngoài chính sách lòn trôn?

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More