Gs Hoàng Cơ Định |
Gs Hoàng Cơ Định - DienDanCTM
Từ năm 1974, đánh dấu bằng cuộc xâm lăng Hoàng Sa, Trung Quốc đã trở thành mối tai họa ngày một rõ nét cho dân tộc Việt Nam. Tiếp theo trận Hoàng Sa là các cuộc chiến xâm lăng tại biên giới miền Bắc vào các năm 1979, 1984 và cuộc xâm lấn tại quần đảo Trường Sa vào năm 1988. Bước qua thế kỷ 21 bản chất xâm lược của Trung Quốc đã trở nên rõ rệt trên nhiều khía cạnh. Trước khi đề cập tới vấn đề một cách chi tiết chúng tôi xin nhấn mạnh một lần nữa rằng tiêu đề của bài viết là “Hiểm họa từ Trung Quốc”, không phải là “Đe dọa từ Trung Quốc”, hiểm họa là những tai họa đã, đang và sẽ xẩy ra trong khi đe dọa chỉ là những nguy cơ có thể xẩy ra mà thôi.
Từ năm 1974, đánh dấu bằng cuộc xâm lăng Hoàng Sa, Trung Quốc đã trở thành mối tai họa ngày một rõ nét cho dân tộc Việt Nam. Tiếp theo trận Hoàng Sa là các cuộc chiến xâm lăng tại biên giới miền Bắc vào các năm 1979, 1984 và cuộc xâm lấn tại quần đảo Trường Sa vào năm 1988. Bước qua thế kỷ 21 bản chất xâm lược của Trung Quốc đã trở nên rõ rệt trên nhiều khía cạnh. Trước khi đề cập tới vấn đề một cách chi tiết chúng tôi xin nhấn mạnh một lần nữa rằng tiêu đề của bài viết là “Hiểm họa từ Trung Quốc”, không phải là “Đe dọa từ Trung Quốc”, hiểm họa là những tai họa đã, đang và sẽ xẩy ra trong khi đe dọa chỉ là những nguy cơ có thể xẩy ra mà thôi.
Việt Nam trước hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc ở thế kỷ 21
Xâm lăng tại biên giới:
Căn cứ trên thoả hiệp phân ranh ký kết giữa Trung cộng và Việt cộng, nhiều lãnh thổ VN trước đây đã mất vào tay Trung cộng, trong đó phải kể tới nhiều cao điểm chiến lược quan trọng, điển hình là ngọn Lão Sơn và nhiều thắng cảnh và địa danh lịch sử như thác Bản Giốc và Ải Nam Quan. Tính theo diện tích thì VN đã mất 720 Km2. Đây là một diện tích quan trọng nếu ta so sánh với dải Gaza là vùng tranh chấp giữa Do Thái và Palestine chỉ có diện tích là 360 Km2 và toàn thể đảo quốc Singapore chỉ rộng có 704 Km2.
Xâm lăng trên toàn quốc:
Việc
“chiếm đóng” của Trung Quốc không chỉ diễn ra tại vùng biên giới Việt
Hoa mà ngay trên nội địa Tầu đã chiếm VN dưới nhiều hình thức như “mướn”
nhiều khu rừng đầu nguồn trong nửa thế kỷ hay 99 năm, mua đứt nhiều bãi
biển tại Đà Nẵng, nhiều vùng giải trí bao la như sân quần và vùng xây
dựng … Vạn Lý Trường Thành tại Đà Lạt, nhiều khu thương mại và cư trú
với tên “China Town”, cả một vùng Tây Nguyên bao la để khai thác boxit…
Chưa
kể là hầu hết các công trình xây cất to lớn đều được giao cho nhà thầu
Trung Quốc thực hiện và các nhà thầu này được quyền mang dàn nhân công
lên tới cả ngàn người qua VN để xây cất rồi … ở lại điều hành, tạo nên
tình trạng nhân công Tàu tràn lan khắp nơi!!!
Xâm lăng văn hóa và tinh thần:
Đây là hình thức lấn chiếm tuy không nhìn thấy bàn tay của quân xâm lăng nhưng hậu quả của nó thì rất rõ. Coi các chương trình truyền hình tại Việt Nam khán thính giả sẽ thấy tràn ngập hình ảnh, phim chuyện, tin tức về Trung Quốc. Tại nhiều trang mạng đăng ký là của chính phủ Việt Nam nhưng nội dung lại loan tải các luận điệu đề cao Tàu, có lợi cho Tầu và ngược lại với các tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Kỷ niệm Ngàn Năm Thăng Long đã được lựa chọn đúng vào ngày Quốc Khánh 1 tháng 10 của Tàu, rồi kỷ niệm ngày Tái Lập Tỉnh Lào Cai cũng là ngày … Quốc Khánh Tàu, rồi y phục của lãnh đạo cũng … mặc theo kiểu tầu nữa!
Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị súng sính đi lễ Tết trong bộ đồ Tàu
Xâm lăng lãnh hải:
Đây là hình thức công khai, trắng trợn nhất, đã tạo nên làn sóng bất bình của người Việt ở trong và ngoài nước. Đầu tiên vào năm 2007, sự việc Trung Quốc lên tiếng sáp nhập Tam Sa bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, quyết định này của TQ đã tạo nên những cuộc biểu tình phản đối đầu tiên của người Việt trước các toà Đại Sứ và Lãnh Sự của TQ tại Hà Nội và Sài Gòn. Kế đó là những hành động công khai đặt 90% diện tích Biển Đông vào quyền sở hữu của Trung Quốc theo một đường ranh trên biển được mệnh danh là “Đường Lưỡi Bò”, các công ty dầu khí quốc tế đã có khế ước với Việt Nam bị đuổi không cho hoạt động trong vùng biển này, còn thuyền bè của ngư dân VN thì bị săn đuổi, cướp đoạt, đụng chìm không thương tiếc…
Cơ may Hoa Kỳ cho Việt Nam
Trước các hành vi bá quyền của Trung Quốc tại vùng Đông Nam Á, sự tái hiện diện của Hoa Kỳ trong vùng này là một vận may đã được Việt Nam và các quốc gia trong vùng vui mừng đón nhận.
Quyết định hiện diện của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á:
Sự tái hiện diện đó đã được đánh dấu bằng nhiều sự việc. Đầu tiên là lời tuyên bố cứng cỏi của bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton tại cuộc Hội Nghị Diễn Đàn Khu Vực tổ chức tại Hà Nội vào ngày 24/10/2010 đích danh gọi Biển Đông là vùng biển quốc tế có tầm quan trọng với an ninh của Hoa Kỳ. Qua tới cuộc họp vào tháng 11/2011 tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á tại Indonesia, Tổng Thống Obama đã chính thức xác nhận vùng Đông Nam Á có tầm quan trọng chiến lược đối với Hoa Kỳ và đã quyết định tăng cường sự có mặt quân sự của Mỹ tại đây bằng 2500 thủy quân lục chiến Mỹ đồn chú tại căn cứ Darwin, Bắc Úc.
Hạm đội Hoa Kỳ tại vùng Đông Nam Á
Khả năng của Hoa Kỳ để ngăn cản Trung Quốc xâm lăng Việt Nam
Ý chí và nhu cầu của Hoa kỳ nhằm ngăn cản sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông là điều không còn hồ nghi gì nữa, nhưng bảo vệ sự tự do lưu thông cho tầu bè Hoa Kỳ và đồng minh và tham gia vào việc khai thác tài nguyên tại Biển Đông không đương nhiên ngăn cản cuộc xâm lăng Việt Nam của Trung Quốc… Liệu Hoa Kỳ có ý định đó và khả năng đó hay không còn là ẩn số. Nhìn vào các hình thức xâm lăng VN hiện nay của Trung Quốc, họ đã làm được hết cả những điều họ muốn, họ không có nhu cầu và ngu dại gì để tiến hành một trận chiến cổ điển nhằm xâm chiếm VN, một mục tiêu họ đã có trong tay, để chọc giận guồng máy quân sự của Hoa Kỳ và xô đẩy các quốc gia Á Châu khác gần lại với Hoa Kỳ hơn. Chỉ có dân tộc VN mới có hoàn cảnh chống lại các hình thức xâm lăng hiện nay của Trung Quốc, sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á sẽ giúp cho cuộc đề kháng đó bớt đi phần nào khó khăn. Như vậy, rõ ràng là hiện nay có 2 vấn đề Trung Quốc: Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam và Vấn đề Trung Quốc của Mỹ và Thế Giới.
Vấn đề Trung Quốc của Thế giới, hay khả năng tự vệ của chính Hoa Kỳ trước hiểm họa từ Trung Quốc.
Từ sau khi Liên xô sụp đổ, Hoa Kỳ đã trở thành một loại “Cây cột chống Trời”, nếu Hoa Kỳ không làm được thì e rằng Thế Giới cũng bó tay mà thôi. Trong qúa khứ, Hoa Kỳ đã có nhiều đối thủ và đã chiến thắng các đối thủ này. Nhưng khả năng hiện nay của Trung Quốc lại vượt quá khả năng của bất cứ đối thủ nào của Mỹ trong quá khứ như Đức, Nhật và Liên Xô. Xin đề cập ngay một chi tiết để độc giả không có cảm tưởng là người viết vì quá “sợ Tầu” nên đã bỏ quên một điểm quan trọng về cán cân võ khí nguyên tử giữa Mỹ và Tàu. So với Liên Xô, sức mạnh về võ khí nguyên trử của Trung cộng xem ra còn thua rất xa, nhưng nó đủ mạnh để đối phương không dám phiêu lưu vào 1 cuộc chiến nguyên tử. Vì vậy nên dầu cho sức mạnh nguyên tử của Mỹ có mạnh gấp 5 hay 10 lần Trung cộng thì đó cũng không phải là yếu tố quyết định.
Tại sao Trung Quốc trở thành quái vật đe dọa Hoa Kỳ và cả thế giới
Vào tháng 4 năm 2011 một cuốn sách giá trị nhan đề “DEATH by CHINA” của hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry đã được xuất bản tại Hoa Kỳ. Tác phẩm này đã trình bầy chi tiết với các dữ kiện rất thuyết phục không phải chỉ là những đe dọa từ Trung Quốc mà là những tai họa quốc gia này đã và đang làm tràn ngập thế giới. Trong phần trình bầy dưới đây, tôi xin phép được dùng các dữ kiện của cuốn sách, trình bầy theo một bố cục phù hợp cho một bài nói cho thính giả nghe, không phải là bài in trên giấy để đọc.
Đe dọa của Trung Quốc về kinh tế:
Đây là yếu tố mà Liên Xô trước đây chỉ là … con số 0! Khi nói rằng Trung cộng hiện là cường quốc kinh tế thứ nhì (hay cho là thứ ba) trên thế giới, thì khó hình dung ra tác dụng của nó, nhưng nếu nhận định chi tiết hơn và theo dõi hậu quả nó gây nên thì chúng ta bắt buộc phải lo ngại…
- Trung Quốc hiện tiêu thụ ½ Ciment, ½ Thép, 1/3 Đồng, 1/3 Nhôm của toàn thế giới.
- Cung
cấp đa số thịt gà cho thế giới, 2/3 trà, 60% nước táo đặc (riêng HK
nhập 500 Triệu Gallon), 50% tỏi và những số lượng đáng kể về mọi thứ từ
lê đóng hộp và nấm đóng hộp đến mật ong thường và mật ong chúa.
- Sản
xuất 70% pennicillin của thế giới, 50% aspirin và 33% Tylenol. Các công
ty dược phẩm Trung Quốc cũng chiếm lĩnh nhiều thị trường thế giới về
kháng sinh, enzyme, acid amino, thuốc bổ. Thậm chí, Trung Quốc còn chiếm
lĩnh đến 90% thị trường thế giới về Vitamin C, đóng vai trò hàng đầu
trong việc sản xuất Vitamin A, B12 và E, bên cạnh những thành tố gốc
trong các thuốc mutivitamins.
- TQ
là nguồn cung cấp thủy sản lớn nhất cho Hoa Kỳ (cũng đang làm điêu đứng
ngành sản xuất thủy sản của Mỹ tại Louisiana, Mississippi)
- Từ
khi Mỹ giao thương và đầu tư vào Trung Quốc, Mỹ đã mất đi 70% kỹ nghệ
dệt, 50% kỹ nghệ hóa chất, giấy, thép, 40% kỹ nghệ điện tử.
Đe dọa của Trung Quốc qua thủ đoạn cạnh tranh bất chính
Sở dĩ Trung Quốc đã đạt được các thành quả nêu trên, phần lớn là do các thủ đoạn cạnh tranh bất chính, tỷ như:
- Kềm gía đồng nhân dân tệ, vi phạm bản quyền
- Xả rác bừa ra môi trường để tạo gía rẻ, bóc lột công nhân (với sự cấu kết và liên minh với tài phiệt Âu Mỹ)
- Cung cấp lợi nhuận hậu hĩ lúc
đầu cho chính quyền hay doanh nhân địa phương, hối lộ để xâm nhập độc,
sau đó chiếm độc quyền nguyên liệu và đưa nhân công người Tàu qua xâm
chiếm tại hầu hết các quốc gia Châu Phi và Nam Mỹ.
- Dùng vị trí chính trị tại LHQ để sử dụng các chế độ bất hảo tại Châu Phi.
Đe dọa của Trung Quốc từ các tệ đoan của Trung Quốc
Không phải thế giới chỉ là nạn nhân của các thủ đoạn cạnh tranh bất chính của Trung Quốc mà vì thế giới đang xử dụng qúa nhiều sản phẩm do Trung Quốc sản xuất, guồng máy kinh tế và dân số Trung Quốc quá lớn nên thế giới cũng là nạn nhân của các tệ đoan (rất nhiều) của Trung Quốc.
- Do
tật xấu trục lợi bằng mọi gía, doanh nhân Trung Quốc đã tạo ra những
sản phẩm nguy hiểm không hề thấy tại các quốc gia khác như trường hợp
“Sữa Melamine”. Để giả mạo hàm lượng protein cao trong sữa nhằm tăng gía
bán, nhiều hãng sản xất tại Trung Quốc đã lén trộn vào sữa chất
melamine dùng trong kỹ nghệ plastic! Điều này đã bị khám phá khi hàng
loạt gia súc tại Hoa Kỳ, nuôi bằng thực phẩm nhập cảng từ Trung Quốc, bị
ngộ độc chết. Tại chính Trung Quốc, hàng trăm ngàn trẻ em bị bệnh,
nhiều trẻ bị chết vì uống sữa. Theo kết quả điều tra, đã có 22 hãng sữa
Trung Quốc âm mưu bỏ chất melamine vào sữa nước và sữa bột trẻ em.
- Cũng
trong âm mưu trục lợi bằng mọi gía, một số cơ sở dược phẩm tại Trung
Quốc đã thay thế chất Heparin bằng một hóa chất kỹ nghệ chỉ đắt đắt bằng
1% chất Heparin. Đây là dược phẩm chống đông máu cần thiết trong nhiều
ca giải phẫu cho hàng triệu bệnh nhân. Cho tới nay, thuốc Heparin (giả)
của Trung Quốc đã giết chết hằng trăm người Mỹ và làm hằng ngàn người
trọng thương. Loại tà dược này cũng đã xuất hiện ở 11 quốc gia trên thế
giới, kể cả Nhật Bản, Ấn Độ, Đức và Gia Nã Đại. Dù đã có những nỗ lực
kiểm soát của cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ, Heparin giả (Made in China) vẫn
tuồn vào tới các phòng giải phẫu và trung tâm lọc máu.
- Ngoài
dã tâm làm hàng gỉa gây tai nạn chết người, Trung Quốc còn là nơi có
tật xấu cẩu thả không phân biệt sạch hay dơ trong việc xử dụng nguyên
liệu, kể cả thứ để ăn vào miệng. Tại các nhà hàng, để ống cống khỏi bị
nghẹt người ta thường làm ngăn để gạn riêng dầu mỡ khỏi nước cống, thì
bên Tàu có cả một ngành công nghệ gạn dầu mỡ từ cống này để chiên sào đồ
ăn … cho khách hàng!!!
Váng dầu từ miệng cống này đã được vớt ra, lọc lại cho người dân tiêu thụ
Gạo plastic, một sản phẩm “khó tiêu” khác “made in China”
- Một
vấn đề khác, không liên hệ gì tới tật xấu ăn gian hay ăn bẩn, ngay cả
tệ đoan trọng Nam khinh Nữ của người Tàu cũng … làm phiền thế giới vì đã
tạo ra hơn 100 Triệu đàn ông không kiếm được vợ trong xã hội TQ. Đây là
nguyên nhân của tệ trạng nhập cảng nô lệ tình dục vào Trung Quốc và nạn bắt cóc đàn bà con gái tại các nước khác đem về Tàu.
Đe dọa của Trung Quốc từ các tai họa của Trung Quốc
Thế giới không những phải là nạn nhân của các thủ đoạn hay tệ trạng của Trung Quốc mà còn phải “chia sẻ” một cách bất đắc dĩ cả các tai họa của Trung Quốc nữa!
- Tại
vô số thành phố Trung Quốc, không khí bị ô nhiễm tới mức độ suốt ngày
người dân không còn nhìn thấy ánh mặt trời. Nhưng hậu quả không dừng lại
ở Trung Quốc mà khói ô nhiễm tại Tàu đã tạo nên những trận mua axit tại
Nhật và Đại Hàn. Người ta còn phát hiện ô nhiễm không khí của Trung
Quốc lan tới cả California.
“Bầu trời” Trung Quốc
- Chính
tình trạng ô nhiễm môi trường của TQ đã là nguyên nhân độc hại của
nhiều sản phẩm TQ cung cấp cho thế giới. Trà xuất cảng của Trung Quốc có
chất chì và arsenic, đậu TQ xuất cảng qua Nhật có lố bị nhiễm thuốc trừ
sâu tới 35,000 lần nhiều hơn mức cho phép.
- 70%
sông hồ của Trung Quốc bị ô nhiễm nặng. Ngày nay, vì Trung Quốc đã
chiếm lĩnh thị trường cá trên toàn thế giới (đứng đầu việc xuất cảng cá
catfish, tilapia, tôm và lươn) TQ gián tiếp đầu độc toàn thế giới.
Kinh lạch tại Trung Quốc
Qua
những hồ nuôi chứa đầy nước thải từ nhà máy, cống rãnh và hầm vệ sinh
từ tư gia, TQ đã xuất cảng cùng tôm cá: Thuốc trừ sâu bọ, phân bón, bùn
than, kháng sinh, thuốc nhuộm, các chất hóa học và cả các cặn bã con
người… Các chất ô nhiễm này đã một cách thản nhiên, thoải mái vào tận
bàn ăn của chúng ta tại Mỹ và các quốc gia tân tiến khác.
Đe dọa của Trung Quốc về quân sự.
Đây là vấn đề hiện có những ý kiến đối nghịch. Có quan niệm cho rằng vì hiện có sự chênh lệch qúa lớn về phẩm lẫn lượng của kho võ khí Hoa Kỳ so với Trung Quốc nên mối đe dọa của Trung Quốc về khía cạnh quân sự không đáng lo ngại. Quan niệm này không hoàn toàn thuyết phục vì các lý do sau:
- Trước
nhất, ưu thế vượt trội của Hoa Kỳ trong lãnh vực vũ khí nguyên tử không
giúp cho Hoa Kỳ có vị trí áp đảo, vì khi cả 2 phía cùng có vũ khí
nguyên tử thì không bên nào dám xử dụng loại vũ khí này.
- Trong
khi đó, nhiều vũ khí mới do TQ sản xuất phẩm chất không thua xa HK cho
lắm còn về số lượng thì theo kinh nghiệm Thế chiến 2 : Guồng máy chiến
tranh đặt nền tảng trên guồng máy sản xuất kỹ nghệ mà hiện nay những nhà
máy chế tạo xe hơi, đóng tầu, sản xuất thép lớn nhất thế giới hiện ở
tại Trung Quốc chứ không ở HK.
- Trường
hợp này cho phép liên tưởng tới cán cân lực lượng giữa Mỹ và Đức hồi
Thế Chiến thứ 2. Hồi đó Đức có nhiều vũ khí tối tân hơn Mỹ (Bom V1, V2,
máy bay phản lực Me262) nhưng về số lượng thì Mỹ vượt xa Đức và cuối
cùng thì Mỹ đã thắng.
- Ưu
thế kỹ thuật của Mỹ cũng bị đe dọa bởi guồng máy gián điệp khổng lồ của
Trung Quốc, điều trước đây Liên Xô không hề có. Guồng máy gián điệp này
có 2 bộ phận, một mặt là mạng lưới “gián điệp nhân dân” trải rộng căn
cứ trên các cộng đồng người Hoa trên thế giới và tại Hoa kỳ. Mặt khác là
đội ngũ hàng trăm ngàn tin tặc của Trung Quốc tiến hành gián điệp qua
Internet nhắm vào từ cá nhân, xí nghiệp tới cả các cơ quan công quyền
của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.
- Chính
Hoa Kỳ cũng đã phải thừa nhận là nhiều bí mật kinh tế, kỹ thuật cao,
quân sự hiện đại nhất của Hoa Kỳ cũng đã bị đánh cắp.
- Trong
khi đó TQ có những chương trình chế tạo hoả tiễn diệt mẫu hạm, tầu ngầm
nguyên tử để hóa giải ưu thế hải quân của HK, đồng thời chứng tỏ có khả
năng phóng vũ khí nguyên tử vào quỹ đạo và hủy diệt các vệ tinh thám
thính và liên lạc của Hoa Kỳ. Với tiềm lực quân sự này, TQ không có khả
năng đánh bại Mỹ nhưng có thể đủ để Mỹ phải bó tay, không dám tiếp cứu
đồng minh trước chính sách xâm lăng gặm nhấm của TQ.
Làm sao đối phó với tai họa do Trung Quốc từ chúng ta và từ chính Trung Quốc
Đây là câu hỏi cần thiết để kết thúc phần trình bầy này và cũng là lý do tôi xin trở lại cuốn sách DEATH by CHINA của Peter Navarro và Greg Autry. Đặc điểm của cuốn này là ngoài phần trình bầy các hiểm họa đến từ Trung Quốc, các tác giả cũng có phần trình bầy phương thức đối phó cần phải tiến hành ra sao với những đề nghị hợp lý và thuyết phục.
Điều
cần lưu ý, như đã trình bầy ở trên, là nguy cơ gây nên bởi Trung Quốc
đã tạo nên 2 loại “Vấn Đề Trung Quốc”: Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam và
Vấn đề Trung Quốc của Mỹ và Thế Giới, và những đề nghị giải đáp của
Peter Navarro và Greg Autry nhằm vào vấn đề Trung Quốc của Hoa Kỳ và Thế
Giới.
Dầu
sao cuốn Death by China cũng là sách nên đọc và cần đọc, qua tác phẩm
này chúng ta cũng rút tỉa ra được phần nào giải pháp cho vấn đề Trung
Quốc của Việt Nam. Xin hẹn gặp lại bạn đọc trong đề tài: Đối phó với
hiểm họa Trung Quốc.
Hoàng Cơ Định
2 comments:
Giáo sư Hoàng Cơ Định có một lối viết tách bạch và nội dung giúp làm sáng tỏ nhiều nhận định thực tế
Một bài viết cần đọc để tham khảo
Đăng nhận xét