Thanh Trúc - DienDanCTM
2011 :
Năm thế giới đầy biến động nhưng cũng mở ra chân trời hy vọng mới cho các dân tộc giành lại các quyền cơ bản con người bị tước đoạt. Những khoảnh khắc cuối cùng của
năm 2011 dường như thoát đi nhanh hơn, nhường chỗ cho năm 2012 tiếp nối “khúc
quanh bí ẩn lịch sử” khó ai đoán trước, mang lại dân chủ hòa bình cho các dân tộc
đang khao khát.
Do vậy, năm 2012, những biến động khủng hoảng kinh tế, chính trị tiếp tục gây nhức đầu cho lãnh đạo chính trị các nước. Các bộ óc lớn cần hợp sức giải quyết những nan đề chung thế giới. Nhân loại tiếp tục chung sống hòa bình phát triển, hay phó mặc cho nó đến thời hủy diệt tan rã khi các nước chỉ toan tính cục bộ, nghĩ đến quyền lợi riêng của mình bất kể ý nghĩa cộng hưởng toàn cầu hóa.
Do vậy, năm 2012, những biến động khủng hoảng kinh tế, chính trị tiếp tục gây nhức đầu cho lãnh đạo chính trị các nước. Các bộ óc lớn cần hợp sức giải quyết những nan đề chung thế giới. Nhân loại tiếp tục chung sống hòa bình phát triển, hay phó mặc cho nó đến thời hủy diệt tan rã khi các nước chỉ toan tính cục bộ, nghĩ đến quyền lợi riêng của mình bất kể ý nghĩa cộng hưởng toàn cầu hóa.
Nhìn kỹ sự
kiện xảy ra cách nay 1 năm sau cái chết của anh Mohamed Bouazizi, đúng như lời
Thánh kinh : “hạt giống phải mục rữa đi để nảy sinh mầm sống mới”. Cái chết của
anh Bouazizi xúc tác mãnh liệt dẫn đến sụp đổ một loạt các chế độc tài Tunisia,
Ai cập, Libya, Yemen. Vùng vẫy quyết liệt như tên máu lạnh giết người không
nháy mắt Gaddafi, để rồi mấy tháng sau bị bắn chết ở miệng cống. Các chế độ độc
tài này sụp đổ một cách khác nhau, hoang tưởng đến độ giờ hủy diệt đến nơi mà cứ
nghĩ “vững vàng” muôn năm trường trị.
Vì thế người ta đang chờ xem thế cách đền tội của nhà độc tài di truyền Al Assad, chỉ trong vòng hơn 6 tháng qua, y đã ra lệnh bắn chết trên 6,000 người biểu tình Syria. Những biến động và thay đổi nhanh chóng này chưa đủ mở mắt giáo chủ quá khích Khamenei và tổng thống Ahmadinejad của Iran. Hiện là mầm móng bất ổn tại Trung Đông, Iran không chịu từ bỏ tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân. Iran vừa mở đầu cuộc tập trận hải quân tại eo biển Hormuz trong 10 ngày, dọa sẽ phong tỏa nếu các nước Tây phương cấm vận dầu hỏa. Hoa kỳ đáp trả ngay rằng sẽ “không dung tha” bất kỳ hành động nào làm gián đoạn giao thông hàng hải eo biển Hormuz, nơi có tới gần 40% lượng dầu toàn thế giới được vận chuyển qua. Cựu Tổng thống Bill Clinton tuyên bố, chính phủ Obama không loại trừ biện pháp quân sự đối với Iran, nếu không còn giải pháp nào khác. Tuyên bố cùng ý nghĩa này đã được Do Thái nhấn mạnh nhiều lần : “Nếu quốc tế không tìm ra biện pháp nào ngăn chận Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, Do Thái sẽ tấn công phá hủy các cơ sở này”. Các nhà quan sát đánh giá, tuyên bố của Do Thái không là lời đe dọa suông. Họ sẽ làm thật vì lý do tồn vong của mình. Tehran đã nhiều lần dọa “hủy diệt” Do Thái khi có thể.
Vì thế người ta đang chờ xem thế cách đền tội của nhà độc tài di truyền Al Assad, chỉ trong vòng hơn 6 tháng qua, y đã ra lệnh bắn chết trên 6,000 người biểu tình Syria. Những biến động và thay đổi nhanh chóng này chưa đủ mở mắt giáo chủ quá khích Khamenei và tổng thống Ahmadinejad của Iran. Hiện là mầm móng bất ổn tại Trung Đông, Iran không chịu từ bỏ tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân. Iran vừa mở đầu cuộc tập trận hải quân tại eo biển Hormuz trong 10 ngày, dọa sẽ phong tỏa nếu các nước Tây phương cấm vận dầu hỏa. Hoa kỳ đáp trả ngay rằng sẽ “không dung tha” bất kỳ hành động nào làm gián đoạn giao thông hàng hải eo biển Hormuz, nơi có tới gần 40% lượng dầu toàn thế giới được vận chuyển qua. Cựu Tổng thống Bill Clinton tuyên bố, chính phủ Obama không loại trừ biện pháp quân sự đối với Iran, nếu không còn giải pháp nào khác. Tuyên bố cùng ý nghĩa này đã được Do Thái nhấn mạnh nhiều lần : “Nếu quốc tế không tìm ra biện pháp nào ngăn chận Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, Do Thái sẽ tấn công phá hủy các cơ sở này”. Các nhà quan sát đánh giá, tuyên bố của Do Thái không là lời đe dọa suông. Họ sẽ làm thật vì lý do tồn vong của mình. Tehran đã nhiều lần dọa “hủy diệt” Do Thái khi có thể.
Hướng cái nhìn sang lục địa cũ Âu Châu bị lay động mạnh do ảnh hưởng suy
thoái tài chánh kinh tế toàn cầu. Hy lạp là nước đầu tiên trong Liên Hiệp Âu
Châu bị đe dọa vỡ nợ với các vụ xuống đường liên tiếp của dân chúng đụng độ với
cảnh sát kéo dài trong nhiều tháng. Sau khi Anh quốc quyết định rút ra, đầu tàu
kinh tế trong Liên Hiệp là Đức và Pháp, Thủ tướng Đức bà Angela Merkel và Tổng thống Nicolas Sarkozy
vất vả ngược xuôi vận động để không một mảng nào bị vở trong 10 nước sử dụng đồng
Âu kim.
Tuy bị tác động dây chuyền khủng hoảng tài chánh bắt nguồn từ Hoa Kỳ, Âu Châu cột trụ của NATO đã phải tiếp tay với Mỹ trong chiến dịch dội bom giúp dân chúng Libya sớm chấm dứt chế độ độc tài Gaddafi. Thủ tướng Đức bà Angela Markel trong diễn văn cuối năm củng cố tinh thần các nước thành viên với tuyên bố, năm 2012 dù sẽ còn nhiều khó khăn chờ đón, đặc biệt ở những nước nằm trong khu vực sử dụng đồng Euro, nhưng bà tin rằng mọi người sẽ vững tâm và nỗ lực hơn, vì sau những khó khăn là tương lai sáng sủa đang chờ đón trước mặt. Trong khi đó Tổng Thống Pháp Sarkozy, tuy phải đương đầu với xáo trộn đe dọa ghế của ông ở điện Elysée. Nhưng vận may vẫn còn lấp lò chờ ông trong cuộc tranh cử nhiệm kỳ 2, sau khi ông Dominique Strauss-Kahn chủ tịch IMF thế giới bị tai tiếng vụ sex ở Nữu Ước.
Hương hoa lài phảng phất lan tỏa tới Moscova, đánh dấu 20 năm Liên Xô sụp đổ qua các vụ biểu tình lớn trong tháng 12, qui tụ hàng trăm ngàn người Nga tay cầm biểu ngữ : “Putin ! đủ rồi” ! sau khi ông này cai trị nước Nga 12 năm trong chức vụ Tổng thống và thủ tướng. Thế mà vẫn chưa chịu thôi. Dự định chộp lại ghế Tổng thống vào tháng 3-2012, sau đó có thể tìm mánh khác ngồi tiếp thêm vài nhiệm kỳ nữa.
Tuy bị tác động dây chuyền khủng hoảng tài chánh bắt nguồn từ Hoa Kỳ, Âu Châu cột trụ của NATO đã phải tiếp tay với Mỹ trong chiến dịch dội bom giúp dân chúng Libya sớm chấm dứt chế độ độc tài Gaddafi. Thủ tướng Đức bà Angela Markel trong diễn văn cuối năm củng cố tinh thần các nước thành viên với tuyên bố, năm 2012 dù sẽ còn nhiều khó khăn chờ đón, đặc biệt ở những nước nằm trong khu vực sử dụng đồng Euro, nhưng bà tin rằng mọi người sẽ vững tâm và nỗ lực hơn, vì sau những khó khăn là tương lai sáng sủa đang chờ đón trước mặt. Trong khi đó Tổng Thống Pháp Sarkozy, tuy phải đương đầu với xáo trộn đe dọa ghế của ông ở điện Elysée. Nhưng vận may vẫn còn lấp lò chờ ông trong cuộc tranh cử nhiệm kỳ 2, sau khi ông Dominique Strauss-Kahn chủ tịch IMF thế giới bị tai tiếng vụ sex ở Nữu Ước.
Hương hoa lài phảng phất lan tỏa tới Moscova, đánh dấu 20 năm Liên Xô sụp đổ qua các vụ biểu tình lớn trong tháng 12, qui tụ hàng trăm ngàn người Nga tay cầm biểu ngữ : “Putin ! đủ rồi” ! sau khi ông này cai trị nước Nga 12 năm trong chức vụ Tổng thống và thủ tướng. Thế mà vẫn chưa chịu thôi. Dự định chộp lại ghế Tổng thống vào tháng 3-2012, sau đó có thể tìm mánh khác ngồi tiếp thêm vài nhiệm kỳ nữa.
Điểm
qua những sự kiện quan trọng trong năm 2011, mà không chú ý đến diễn biến xảy
ra tại cường quốc Hoa Kỳ là một thiếu sót lớn. Một câu tóm gọn được tình hình
nước Mỹ trong năm 2011 : “nội tình lủng củng nhưng ngoại giao sáng chói”. Chính phủ
Tổng thống Barack Obama, tuy bị choáng váng vì khoản nợ công khổng lồ, tỷ lệ thất
nghiệp trên 9,2%, bị tụt điểm tín dụng, nhiều nước sổ mũi theo. Sau các biện
pháp cứu nguy, tình hình tài chánh Mỹ tạm ổn đôi chút. Nhiều hứa hẹn Tổng thống
Obama tái đắc cử nhiệm kỳ 2 trong năm 2012 với thành tích tiêu diệt được trùm
khủng bố thế giới Osama Bin Laden. Nhưng đáng kể nhất phải nói đến là thắng lợi
ngoại giao sáng chói : Mỹ khẳng định vai trò, trụ chân tại Á Châu Thái Bình
Dương. Đẩy lùi tham vọng bá quyền của Trung cộng. Thắng lợi chiến lược ngoại
giao này của Ngoại trưởng Hillary Clinton cho phép Hoa Kỳ chính thức đặt chân lại
Châu Á ba thập niên vắng bóng sau chiến tranh Việt Nam. Hành động cương quyết
này của Mỹ đã lấy lại niềm tin của các nước và đồng minh trong vùng trước sức
ép nặng nề của Trung cộng.
Theo bước
chân Mỹ tiến về Á Châu, biến động gây chú ý dư luận thế giới nhất trong năm
2011 vẫn là hàng tít lớn trên nhiều báo giấy, choán mạng truyền thông Internet
: “Biển Đông dậy sóng”. Nhấn mạnh đến tham vọng bành trướng của Bắc Kinh, chiếm
lĩnh một thị trường rộng lớn và vùng tài nguyên hứa hẹn dưới lòng biển được họ
phát vẽ đường lưỡi bò áp đặt kẹp chặt nhiều nước. Phản ứng mạnh mẽ và ngoạn mục
nhất phải kể đến hành động quân sự và ngoại giao của Phi Luật Tân dựa vào hiệp
ước hổ tương quốc phòng với Mỹ. Manila đã cho chiến đấu cơ rượt đuổi, bắt giữ
tàu Trung cộng xâm phạm biển đảo. Nhổ bỏ các cọc mốc trên đảo san hô, các chú
Tàu phù cấm xí phần “đây là của tui”. Tiếp đó Manila chơi đòn “tiên lễ hậu
binh” không sợ nước lớn ra oai hùng hổ, đích thân Tổng thống Phi Beningno
Aquino loan báo thăm viếng Bắc Kinh, nói chuyện phải quấy với Hồ Cẩm Đào.
Hành động
của Phi khác nào bôi đen thành tích của nhóm cầm đầu chế độ công sản Việt Nam,
từng rêu rao thành tích “đánh bại hai đế quốc sừng sỏ”. Giờ đây chế độ Hà Nội tỏ
ra quá nhẹ thể dưới mắt các nước láng giềng : mọp đầu chịu phép trước đàn anh đầu
gấu, luôn nhe nanh hù dọa. Tàu Trung cộng cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam, hút
chìm các tàu đánh cá của ngư dân, bắt giữ đòi tiền chuộc. Trái lại chế độ Hà Nội
lại thẳng tay đánh đập dã man, bắt giam người dân biểu tình chống Trung cộng.
Can tâm nhận chịu tiếng dân nguyền rủa “hèn với giặc – ác với dân”, bán nước
cho ngoại bang.
Biểu hiệu đầu hàng vâng phục của nhóm cầm đầu cs Việt Nam, sẵn
sàng chấp nhận là một tỉnh của Hoa lục qua 2 lần trương cờ đỏ 6 sao trên cờ
Trung cộng. Để bày tỏ lòng thần phục, trong chuyến viếng thăm Việt Nam ngày 22
tháng 12 vừa qua của Tập Cận Bình, người sẽ thay Hồ Cẩm Đào, nhà nước cs Việt
Nam cho các thiếu nhi cầm cờ đỏ Trung cộng với 6 sao chào đón phó chủ tịch Tập
Cận Bình. Cờ Trung cộng hiện tại với 5 sao biểu tượng cho 5 chủng tộc Hán, Hồi,
Mãn, Tạng, Mông. Các tên cầm đầu đảng CS tự nguyện dâng Việt Nam làm ngôi sao
thứ sáu trên cờ Trung cộng.
Hẳn nhiên, các đầu sỏ Bắc Kinh khoái chí vỗ tay tán
thưởng, không bắt lỗi in sai cờ nước mình. Còn nhóm đàn em ở Hà Nội thì trơ trẽn
đưa ra lời giải thích “lỗi kỹ thuật” sau khi bị công chúng phản ảnh. Dư luận Việt
Nam cho rằng nhóm cầm đầu cs Việt Nam chơi đòn thăm dò phản ứng người dân. Nếu
tất cả đều im lặng, trò “lộng giả thành chân” tiếp tục được đem ra áp dụng cho
dân chúng quen dần vai trò chư hầu của mình.
Bên cạnh
phẩm chất thấp hèn của nhóm lãnh đạo cs Việt Nam, lãnh đạo Nhật Bản nổi bật hơn
trên thế giới trong vai trò điều hành chính phủ vì dân - cho dân. Cường quốc
kinh tế thứ ba thế giới năm qua phải gánh chịu một biến cố tang thương khủng
khiếp: động đất - sóng thần trùm chụp cả một thành phố lớn làm hàng chục ngàn
người chết. Nhà máy điện hạt nhân rò rỉ phóng xạ đe dọa hàng trăm ngàn người phải
di tản. Trong cảnh đổ nát, hoang tàn, trĩu nặng đè lên, cũng là lúc dân chúng
Nhật Bản chứng tỏ tình thần quả cảm, đức hy sinh, chịu đựng, chia sẻ, tương trợ
nêu gương sáng rực cho các dân tộc khác trên thế giới. Dân chúng Nhật đã giúp
chính phủ họ tinh thần khắc phục. Lãnh đạo Nhật lèo lái đất nước qua vận hạn
đau thương. Họ xứng đáng với huyền thoại con cháu thần Thái Dương.
Điểm biến
cố thời sự năm 2011 dừng lại ở tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại căn
cứ quân sự mới ở Darwin - bắc Úc : Mục tiêu trước mắt của Hoa Kỳ là nỗ lực thúc
đẩy dân chủ ở Á Châu, bảo vệ ổn định trong vùng có quyền lợi lớn của Mỹ. Đánh
giá quyết tâm của Mỹ ở Châu Á, chúng ta hãy nhìn vào những biến chuyển ngày
càng ngoạn mục ở Miến Điện : trả tự do cho biểu tượng dân chủ, khôi nguyên Nobel
Hòa Bình Aung San Suu Kyi, thông qua luật cho phép biểu tình, mở rộng quyền
công dân, tiếp tục thả tù nhân chính trị.
Nhiều người hoài nghi những biến chuyển nêu trên tại Miến. Lý luận rằng Trung cộng không dễ thả miếng mồi ngon đã trong tay. Rằng chính phủ dân sự Miến Điện còn bị nhóm quyền lực quân phiệt đứng đàng sau lèo lái. Nhưng một nhà dân chủ Miến khẳng định “tiến trình dân chủ hóa Miến Điện diễn ra trong trật tự là không thể đảo ngược”.
2012 Miến Điện chờ đón dân chủ. Miến Điện không có tướng nộm nổi danh do Trung cộng phong cho như Võ Nguyên Giáp. Nhưng các tướng lãnh Miến can đảm, sáng suốt chọn cho mình và đất nước “con đường sống”, chuộc lại lỗi lầm khiến đất nước chịu đựng những năm dài độc tài đen tối. Trong khi đó các lãnh đạo đảng cs Việt Nam tự cho là anh minh sáng suốt, cúi đầu cam chịu, để giữ quyền, giữ tiền tới đâu hay đó. Mặc cho vận đất nước nổi trôi vô định.
Nhiều người hoài nghi những biến chuyển nêu trên tại Miến. Lý luận rằng Trung cộng không dễ thả miếng mồi ngon đã trong tay. Rằng chính phủ dân sự Miến Điện còn bị nhóm quyền lực quân phiệt đứng đàng sau lèo lái. Nhưng một nhà dân chủ Miến khẳng định “tiến trình dân chủ hóa Miến Điện diễn ra trong trật tự là không thể đảo ngược”.
2012 Miến Điện chờ đón dân chủ. Miến Điện không có tướng nộm nổi danh do Trung cộng phong cho như Võ Nguyên Giáp. Nhưng các tướng lãnh Miến can đảm, sáng suốt chọn cho mình và đất nước “con đường sống”, chuộc lại lỗi lầm khiến đất nước chịu đựng những năm dài độc tài đen tối. Trong khi đó các lãnh đạo đảng cs Việt Nam tự cho là anh minh sáng suốt, cúi đầu cam chịu, để giữ quyền, giữ tiền tới đâu hay đó. Mặc cho vận đất nước nổi trôi vô định.
Trong khi
không ít người Việt Nam trong nước cũng như sống lưu vong nhiều nơi trên thế giới
bi quan về vận mệnh đất nước. Dù số khác vẫn kiên trì tiếp tục đấu tranh mưu cầu
dân chủ cho Việt Nam. Trong một bài viết tác tác giả Nguyên Hà ghi lại tiên
đoán của một chiêm tinh gia Việt Nam, đã từng đoán đúng nhiều việc trong quá khứ
:
-
Tổng Thống Barack Obama
đắc cử nhiệm kỳ 2.
-
Năm 2014 chế cs Việt Nam
bị lật đổ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị ám sát.
-
Năm 2016 chế độ Trung cộng
bị dân chúng nổi lên lật đổ, tan vỡ từng mảnh.
Chúng ta
chưa vội tin vào tiên đoán này, nhưng hãy chờ xem. Dù sao tin này cũng không
làm hại gì đối với mọi người yêu nước mong mỏi Việt Nam sớm có tự do. Một tia
hy vọng hợp với ước mong để mà hướng tới tương lai, vẫn hơn là tiếng thở dài
trong đêm đen.
Trong niềm
hy vọng đó, trước thềm năm Mới Nhâm Thìn, kính chúc bạn hữu bốn phương an khang
- sức khỏe, vững tin vào tương lai đất nước : không một chế độ độc phản dân hại
nước nào tồn tại lâu dài được.
5 comments:
sống mà muốn có hòa bình, cần phải đóng góp hổ trợ cho đất nước hoa kỳ.chắc chắn nhân loại sẽ có cuộc sống đích thực chân lý . tại sao nhân loại phải đóng góp cho hoa kỳ????? tại vì hoa kỳ có đầy đủ các phương tiện thực tế,như: nói về mặt tâm linh hoa kỳ(rất rõ ràng ) vẫn giỏi đứng đúng đầu thế giới,( nó có sẵn và trùng trùng duyên khởi).
Chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội Đông Âu, nay cơ hội khác lại đến, chúng ta hãy cùng nhau đứng lên đòi lại quyền của mình, không để cho ai quyết định sai lầm thay cho mình.
chúng ta có sự ủng hộ của các nước tự do Dân chủ đừng thờ ơ sợ hãi nữa.
Trùng khơi sóng nước nhấp nhô
Thuyền nan bé bỏng dạt vô bến nào
Phong ba bảo tố đón chào
Vững tay chèo chống để vào bến trong
Thời cơ có cũng như không
Bởi ta yếu sức, vậy mong muốn gì ?
Mưu lược anh dũng đâu bì
Nghĩa nhân trung tín, tam kỳ đồng tâm
Ngày nào lảnh đạo thông khâm
Thực thi nhân nghĩa cao thâm ngày ngày
Đó là dứt nghiệp đọa đày
Đó là chấm dứt ván bài nghiệt oan.
Xin được hỏi thăm bạn VÕ DANH có phải người gốc Bình Định đang song tại Phan Rang hay không ? Nếu đúng cho tôi được kính lời vấn an gia đình vạn sự kiết tường như ý.
Tôi rất tâm đắc với bài thơ vô cùng sâu sắc của bạn. Luôn mong có nhiều người đọc để cảm thông và cùng chia sẻ.
Thưa bạn, tôi là Giá sống được trồng ở vùng đồng bằng Miền Nam chứ không phải trên núi Bình Định và hiện nay thì tôi đang cư ngụ tại Âu Châu. Rất cảm ơn bạn Ẩn Danh đã thích bài thơ của tôi.
Trước thềm năm Nhâm Thìn xin kính chúc bạn cùng gia đình luôn an khang, thinh vượng và hạnh phúc.
Đăng nhận xét