Xuân
Nhâm Thìn 2012
Văn minh nghĩ kỹ còn nhiều việc
Văn minh nghĩ kỹ còn nhiều việc
Lý Đông A
I.
Sau
năm 1975, đảng Cộng Sản Việt Nam thống nhất đất nước, ngọn cờ "giải phóng"
và "dân tộc" được sử dụng trong thời kỳ chiến tranh lại được
vận dụng để thực hiện sứ mệnh cách mạng vô sản. Đồng thời, một chế độ
độc tài toàn trị được thiết lập trên toàn đất nước. Yêu nước trở thành
yêu xã hội chủ nghĩa. Và trong logic đó, yêu nước tức là yêu chế độ độc
tài.
Với
nhiệt tình thôi thúc từ ngọn lửa cách mạng Tháng Mười
của Nga, với kinh nghiệm cải cách ruộng đất miền Bắc năm 1956 học tập
từ Trung Cộng, đảng cộng sản Việt Nam đã thực hiện chính sách đánh tư sản mại
bản, đốt sách để tiêu diệt văn hoá phẩm được gọi là "đồi trụy"
của miền Nam, tịch thu ruộng đất để tập thể/hợp tác hoá
nông nghiệp, đổi tiền, quốc hữu hoá tài sản nhân dân trên toàn quốc...
Giấc
mơ giải phóng Việt Nam khỏi bàn tay của đế quốc để xây dựng chế độ "chuyên
chính vô sản" tại Việt Nam của các tiền bối cách mạng cộng sản Việt Nam từ
đầu thế kỷ 20 đã trở thành sự thật.
Sau
thời kỳ phát động khẩu hiệu "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên
xã hội chủ nghĩa", đảng cộng sản VN khám phá ra rằng tiến
nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa là một hành trình khó khăn.
Sư thực hiện chủ nghĩa Cộng Sản chẳng những không làm cho đất nước tiến được vững
chắc, mà còn làm cho đất nước tụt hậu nhanh chóng. Trong bối cảnh của các
quốc gia Á Châu cất cánh kinh tế bay cao, quá trình xây dựng xã hội chủ
nghĩa đã làm cho đất nước điêu tàn, nhân dân nghèo đói và đưa đất
nước đến bến bờ phá sản.
Để
giải quyết tình trạng bế tắc của mâu thuẫn nội tại xã hội chực chờ
bùng nổ tại Liên Sô tổng bí thư Gorbachev phải đưa ra chính sách Glasnost & Perestroika để cứu vãn đất nước và hệ thống
XHCN ở Đông Âu. Trong giai đoạn thập tử
nhất sinh đó, dưới ảnh hưởng và áp lực của Liên Sô, đảng
Cộng Sản Việt Nam đã phải đưa ra chính sách "đổi mới" qua Đại
hội VI năm 1996 để tìm đường thoát hiểm.
Từ
đại hội VI năm 1996, cương lĩnh của ĐCSVN bổ xung thêm những đặc trưng XHCN mà
Mác-Angghen chưa từng đề cập tới. Đặc trưng số một trong tám đặc
trưng quan trọng nhất của cương lĩnh của đại hội VI là "Dân giàu, nước
mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh". Cho đến đại hội XI năm 2011
vừa qua, cương lĩnh chính trị của ĐCSVN cũng tái xác nhận đặc trưng"Dân
giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh" là mục tiêu
hàng đầu của đảng, và là khẩu hiệu để tuyên truyền xây dựng đất nước.
Hãy
tạm để qua mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh", khẩu hiệu kêu
gọi toàn dân xây dựng đất nước "công bằng dân chủ văn minh" phản
ảnh mơ ước của hằng bao thế hệ Việt Nam hơn 100 năm nay. Từ mối nhục mất
nước vào tay thực dân Pháp, đến sự tàn phá của chiến tranh giành độc lập và
chiến tranh Quốc Cộng, đến thời kỳ tăm tối để tiến lên xã hội chủ nghĩa làm đất
nước thụt lùi cả hàng nhiều thập kỷ so với các nước lâng bang,
không một người Việt nào không có giấc mơ được sống công bằng dân chủ văn minh
như các quốc gia tân tiến khác trên trên thế giới.
Một
mặt đảng cộng sản kiên trì bảo vệ nền độc tài độc đảng để khống chế xã hội và
con người; mặt khác đảng mời gọi mọi người xây dựng một xã hội công bằng
dân chủ văn minh. Sự thể nầy đặt lại vấn đề rất căn bản là liệu chế độ
cộng sản có thể xây dựng một đất nước có công bằng dân chủ văn minh hay không?
II.
Chúng
ta quen sử dụng hai chữ văn minh để chỉ dấu cho sự
tiến bộ của con người và xã hội. Nhưng một con
người văn minh là gì? Một xã
hội văn minh là gì?
"Văn"
là "đẹp" và "minh" là "sáng". Nguyên nghĩa
của "văn minh" có nghĩa là "sáng đẹp". Nhưng thế
nào là một con người hay xã hội sáng đẹp?
Tự
điển bách khoa mở định nghĩa và
diễn giải hai chữ "văn minh" như sau:
“Văn minh là
sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời điểm xét đến để tạo nên, duy
trì, vận hành và tiến hoá xã hội loài người. Các yếu tố
của văn minh có thể hiểu gọn lại là di sản tích
luỹ tri thức, tinh thần và vật chất của con người kể từ khi loài người được
hình thành cho đến thời điểm xét đến. Đối nghịch
với văn minh là hoang dã,
man rợ, lạc hậu. Khái niệm văn minh chỉ mang tính
tương đối, có tính so sánh tại thời điểm xét đến mà không có giá trị tuyệt đối.”
Ý
niệm "văn minh" do đó, là sự "sáng đẹp" đi liền với sự
duy trì vận động và tiến hoá của xã hội loài người. Đó là một vận động
hướng thượng để đưa loài người lên một trình độ cao hơn, đẹp hơn, gần với những
giá trị nhân bản hơn, và xa cách đời sống dã man của động vật trong thiên nhiên
hơn.
III.
Sự
hình thành đời sống người từ thời hồng hoang đến nay là một một cuộc vật lộn
liên tục giữa con người với xã hội và thiên nhiên. Từ thời kỳ
sống trong hang, hái lượm trái cây, sống lẫn ở lẫn với thiên nhiên và các loại
cầm thú khác, loài người ý thức được nhân tính và dần dà tách ra khỏi đời sống
thiên nhiên để thực hiện đời sống người.
Nhà
cách mạng Lý Đông A trong tài liệu Duy Nhân Cương Thường cho
rằng sự xuất hiện của nhân thể (human form) chưa phải là sự thành hình đời sống
người trong ý nghĩa đời sống người là đối nghịch với đời sống cầm
thú. Do đó, sự xuất hiện của tập đoàn sinh vật có nhân
thể chỉ là sự xuất hiện của người dự bị, hay ngợm sắp thành người.
Lý
Đông A cho rằng nhân thể trở thành người khi tập đoàn nhân thể đó biết tái sản
xuất sản xuất của tự nhiên như biết trồng trọt, chăn nuôi, nướng thịt;
và biết tu chỉnh lối sinh sản đực-cái của thú vật để chuyển thành lối sinh sản
chồng-vợ và thành lập gia đình - mà ông gọi là tái sinh sản cái sinh sản của
tự nhiên. Ông cũng cho rằng loài người tiếp tục tu chỉnh cách
sống chung kiểu bầy đoàn thú vật “mạnh được yếu thua, khôn sống mống chết”
để chuyển thành cách “sống còn, nối, tiến hóa đến vô cùng”, để thành lập
xã hội loài người, và luôn luôn tăng tiến hiệu xuất của xã hội theo chiều hướng
thuợng, “ngày một mới” – mà ông gọi là tái hiệu xuất cái hiệu xuất
của xã hội và lịch sử.
Lý
Đông A cho rằng chính sự kiện tập đoàn nhân thể thời hồng hoang biết cải
biến thiên nhiên để phục vụ cho mình chính là cuộc cách mạng đầu tiên đưa bầy
đoàn ngợm thành xã hội người, và lập thành nhân đạo. Nhân đạo là
cách sống và đường sống đặc thù của loài người khác loài vật.
Quá
trình chung sống thông qua giai đoạn cách mạng nông nghiệp và xã hội đầu tiên
đó của loài người nẩy sinh ra những qui luật để taọ ra đời sống
người. Qua quá trình tiến hóa đó sinh vật gọi là người trên
nhân thể trở thành người có nhân tính và nhân đạo.
Lý
Đông A gọi xã hội đầu tiên có nhân tính đó là ‘xã hội tự tính”. “Xã
hội tự tính” đó phải trải qua thời gian và điều kiện không gian để phát huy
và phát triển. Lịch sử, theo Lý Đông A, là lịch sử nhân đạo, là quá trình hiện thực
hóa “xã hội tự tính” qua thời gian và không gian.
Qua
cuộc sống thực tiễn, tích lũy kinh nghiêm sống còn, nối, tiến hóa của hàng
triệu năm, con người đã dần dần chuyển được tính sống còn tự nhiên của mọi loài
sinh vật thành nhân tính đặc thù của loài người. Quá trình đó tạo thành đường
sống đặc thù của loài người mà ngày nay chúng ta gọi là nhân đạo. Chính sự
xuất hiện của nhân đạo và nhân tính mới làm cho loài người khác với loài vật.
Xây dựng một xã hội văn minh là xây dựng một xã hội Người, theo nhân đạo, có
nhân tính.
Phân
tích cụ thể hơn, Lý Đông A thấy rằng, qua thời gian, nhân tính được
thể hiện trên ba mặt: Trinh, Bình, và Hòa:
-
Trung thành hay trung trinh là chất keo sơn để kết hợp xã hội. Do
đó từ quan hệ đực cái của loài vật, nhân tính đòi hỏi vợ chồng phải lấy sự
trung thành làm gốc khi thành lập đời sống người. Và cũng dựa trên nguyên
lý trung trinh, xã hội thiết lập định chế hôn nhân để thực hiện và bảo vệ
sự trung thành đó và để bảo lưu huyết thống được sinh tồn tục, lâu dài và
bền vững. Do đó, nhân tính đầu tiên là sự trung trinh, và đó là ý
nghĩa của nhân tính Trinh.
-
Để giải quyết nhu cầu ăn, mặc, ở, nhân tính chối bỏ
quy luật của thiên tính tự nhiên là mạnh đưọc yếu thua, giành miếng
ăn hay áo mặc. Nhân tính hướng dẫn con người giải quyết nhu cầu sinh thực
bằng sự mãn thích nhu yếu cách đồng đều. Do đó, con người có nhân tính
biết chia cơm xẻ áo cho người nghèo đói. Đó là ý nghĩa chữ Bình.
-
Mâu thuẫn giữa người và người xảy ra khi người không tôn trọng sự trung
thành với nhau, khi loài người không biết tôn trọng sự bình đẳng trong sự mãn
thich nhu yếu, khi thú tính áp chế nhân tính. Để giải quyết mâu thuẩn
loài người có thể gây chiến tranh, nhưng đồng thời loài người có thể giải quyết
mâu thuẩn bằng sự hoà giải. Chiến tranh là dùng bạo lực để giải quyết mâu
thuẩn là bản năng của thú tính. Khả năng hoà giải là một đặc tính của
loài người. Đó là ý nghĩa chữ Hoà.
Nhân
tính chính là khoảng cách giữa loài người và loài vật. Cho nên một xã hội văn minh đúng
nghĩa là phải thực hiện được nhân tính trong đời sống người. Một xã
hội văn minh đưa dẫn con người đến chổ hoàn thiện "trinh
bình hoà" trong quan hệ giữa người và người. Và xã hội văn minh chính là
xã hội đã xa rời xã hội dã man của loài cầm thú, luôn hướng đến và cải tiến
cách thực hiện những nhân tính gốc của xã hội tự tính.
IV.
Chủ
nghĩa Mác-Ăngghen cho rằng người vượn biến thành người là do quá trình lao động
hàng triệu năm. Chưa nói tới giá trị của thuyết tiến hoá trong sự hình
thành loài người, chủ nghĩa Mác-Ăngghen lấy một số nguyên tắc xã hội
cộng sản nguyên thủy làm mô hình lý tưởng để hướng đến xây dựng
xã hội Cộng Sản tương lai thông qua sự thiết lập nền độc tài
của giai cấp vô sản.
Mác,
vì dựa trên qui luật của tự nhiên, nên chỉ thấy lao động là xuất
phát điểm của đời sống người. Mác không hề nhận thức được loài
người thành lập là do sự xuất hiện của nhân tính. Trong kinh điển
Mác-Engel không có sự mặc nhận nhân tính như là xuất phát điểm của đời
sống người. Vì thế Mác lấy xã hội cộng sản nguyên thủy làm xuất phát
điểm của xã hội loài người, và xem hành vi hái lượm của giống người nguyên thủy
là nền kinh tế tự nhiên. Mác không nhận thức được rằng khi
nhân tính chưa xuất hiện thì xã hội nguyên thủy đó đó chỉ là tập hợp của một
bầy đoàn ngợm, hay người dự bị, để chuẩn bị làm người.
Lý
Đông A cho rằng sống theo tự nhiên thì chưa có kinh tế vì kinh tế là một hành
động nhân vi, do con người tác động, khai thác và cải biến tự nhiên. Chỉ
từ khi con người bắt đầu tu chỉnh lại lối sản xuất theo tự nhiên thì lúc đó mới
có kinh tế. Xã hội mà Mác muốn xây dựng do đó là một xã hội chưa có con
người với nhân tính, và do đó không phải là xã hội của con người. Triết
gia mác-xít Trần Đức Thảo đã thấy điều này trong bài viết “Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người”.
Đối với chủ nghĩa Mác trong quan hệ giữa người và người, sự trung thành với lý tưởng CS
và giai cấp vô sản là tuyệt đối. Người ta không cần đến sự trung
thành giữa người và người. Do đó, trong quá trình xây dựng xã hội chủ
nghĩa, vợ chồng , cha mẹ, con cái, anh em, bạn bè, hàng xóm láng giềng, chủ
thợ phải thực hiện đấu tranh quan điểm và đấu tranh giai
cấp đấu tố lẫn nhau. Trinh hay sự trung thành giữa người
và người không bao giờ là nền tảng của chủ nghĩa Mác.
Một
mặt, Mác chủ trương xây dựng một xã hội "bình đẳng" không có bóc lột
để giải quyết nhu yếu cho con người. Một mặt khác Mác, dựa vào duy vật biện
chứng, chủ trương dùng bạo lực cách mạng để giai cấp vô sản chiếm lấy phương tiện
sản xuất của giai cấp tư sản.
Nhưng
đấu tranh giai cấp là sự áp dụng quy luật sinh tồn trong tự nhiên của động vật
vào xã hội. Đó là qui luật mạnh được yếu thua. Vì vậy trong quá
trình xây dựng xã hội chủ nghĩa, những người cộng sản dùng bạo lực để xoá bỏ
chế độ tư hữu để thành lập "chế độ công hữu" nhằm thâu
tóm tài sản của đất nước và của nhân dân để làm của riêng. Đồng thời Mác
biến giai cấp tư sản cũ thành giai cấp vô sản mới để xã hội triền miên đấu
tranh giai cấp.
Vì
Mác chỉ giải quyết nhu yếu loài người bằng qui luật của tự nhiên cho nên
lý tuởng bình đẳng của Mác khi ứng dụng vào thực tế chỉ đem lại lợi ích cho một
giai cấp nầy bằng sự hy sinh của giai cấp khác. Do đó, chủ nghĩa Mác
không thể đem bình đẳng cho loài người.
Đấu
tranh giai cấp cũng là phương pháp giải quyết mâu thuẩn giữa người và người,
giữa giai cấp và giai cấp. Trong cuộc chiến "một sống một chết"
với chủ nghĩa tư bản, người cộng sản phải đánh nhau tả tơi với đối phương như con
thú dữ giành miếng ăn cho đến khi một bên ngã gục. Trong chủ nghĩa Mác hoàn toàn
không có ý niệm "hoà" để hoá giải mâu thuẩn giữa người và người.
Khi
mới lên làm tổng bí thư đảng CS Liên Xô Kruschev đưọc thế giới cộng sản hoan hô
vì chủ trương "sẽ chôn sống chủ nghĩa tư bản". Nhưng khi ông
chủ trương "chung sống hoà bình" với Hoa Kỳ và Tây Phương, ông đã bị những
ngưòi "CS chân chính" chỉ trích kịch liệt là "xét lại", và
cuối cùng ông đã bị lật đổ. Cho đến ngày hôm nay, nhiều người cộng sản chân
chính vẫn sợ hãi hiện tượng "diễn biến hoà bình" đang xuất hiện trong
đảng.
Khi
phê phán chủ nghĩa Mác, Lý Đông A cho rằng chủ nghĩa Mác Lê đã lấy qui luật của
tự nhiên áp dụng thẳng tuột vào đời sống người mà không qua nút điều chỉnh của
nhân tính, và do đó, tội ác của chủ nghĩa Mác là biến loài người thành lò thí
nghiệm xã hội và coi con người như "muối, sắt".
IV.
Nhìn
từ góc cạnh Tây phương, và đứng về phương diện ngữ nghĩa, "văn minh" trong
tiếng Pháp và tiếng Anh là "civilization" . Đó
là sự kết hợp của chữ "civil" (dân sự) và tiếp vĩ
ngữ "ization" (trở thành). Trong gốc
Latin, "văn minh" có nghĩa là "trở
thành dân sự" hay "dân sự hoá". Như vậy,
"văn minh" nguyên nghĩa của nó có nghĩa là quá trình trở thành
dân sự của một xã hội.
Thoạt
đầu "civilization" chưa có ý nghĩa "văn minh". Chữ "civil"
có nghĩa là "dân sự" được dùng sớm nhất trong tiếng Latin. Ở
thế kỷ thứ 6, hoàng đế Justinian của đế quốc Byzantyne soạn bộ luật dân sự đầu
tiên được gọi là "Corpus Juris
Civilis". Cho đến thế kỷ thứ 14, chữ "civil"
cũng chỉ có nghĩa là "liên hệ đến người dân".
"Civilis" biến dạng thành "civility" có nghĩa là "lịch
lãm."
Do
bối cảnh lịch sử của tây phương, cho đến giữa thế kỷ thứ
18, chữ civilization (dân sự hoá) mới có ý nghĩa đối nghịch với
"dã man". Các sử gia cho rằng Adam Ferguson trong
tác phẩm An Essay on the History of Civil Society (Luận
đề về lịch sử xã hội dân sự ) (Edinburgh, 1767 -
p. 2) là tác giả người Anh đầu tiên đã sử dụng "civilization" để
chỉ dấu cho sự tiến bộ của loài người bằng sự hình thành "xã hội công
dân", hay "xã hội dân sự".
Như
vậy quá trình hình thành, ý nghĩa chữ văn minh đi từ gốc
Latin có nghĩa là liên hệ tới người dân. Do chữ "văn minh"
trong tiếng Việt không có chứa đựng chữ "người dân" cho nên
trong ngôn ngữ Việt Nam không thấy được giá trị con người hay người dân trong hai chữ "văn minh".
Tại
sao dân sự hoá trở thành văn minh?
Từ
thế kỷ thứ 15 lịch sử tây phương bước dần ra khỏi thời kỳ trung cổ với sự suy
tàn quyền lực tuyệt đối của đế quốc La Mã Thánh - The Holy
Roman empire. Xuất hiện đồng thời với phong trào cải
cách giáo hội của Martin Luther là phong trào độc lập của các vương quốc Âu
Châu đối với giáo quyền Vatican.
Xã hội tây phương bắt đầu bước ra khỏi sự kiềm chế của uy quyền của giáo hoàng
và giáo hội để đi vào thời đại phục hưng.
Từ
đó, các tư tưởng tự do dân chủ bắt đầu xuất hiện. John Locke với ý niệm
quyền tự nhiên về đời sống, tự do và tài sản; Montesquieu với tư tưởng tam
quyền phân lập; Voltaire với quyền tự do tư tưởng; Hobbes và Russeau với ý niệm
khế ước xã hội và quyền lực chính thống đến từ người dân. Các quốc gia
tây phương chuyển mình từ chế độ phong kiến độc tài sang chế độ dân chủ.
Cuộc cách mạng dân chủ Hoa Kỳ 1776 và cách mạng Pháp 1789 đã lan rộng khắp Âu
Châu đưa tới sự cáo chung của chế độ phong kiến tây phương và xã hội dân sự ra
đời với sự thành hình của chế độ dân chủ.
Dân
sự hoá chính quyền là giải thể chế độ chuyên chính của chế độ phong kiến, của
các vương quyền, và giáo quyền để người dân được tham gia vào sinh hoạt chính
trị. Giải trừ độc tài là quá trình dân sự hoá xã hội. Đó là chỉ dấu
của sự tiến bộ, của sáng và đẹp. Và đó chính là ý nghĩa nguyên thủy của
hai chữ "văn minh".
V.
Độc
tài là thể chế chính trị mà quyền lực tập trung vào một người hay một nhóm
người. Quyền lực nầy được duy trì bằng bạo lực, không bị giới hạn hay chi
phối bởi luật pháp, hiến pháp hay định chế xã hội.
Các
những ngưòi khai sinh chủ nghĩa cộng sản chủ trương phải thiết lập nền độc
tài vô sản (proletarian dictatoship) để xây dựng xã hội mới. Khi
dịch ra tiếng Việt, các nhà Mác-xít Việt Nam gọi chế độ độc tài
một cách văn hoa là "chuyên chính vô sản" .
Trong
tác phẩm Phê Phán Chương Trình Gotha, Mác khẳng định rằng "giữa
xã hội tư bản và xã hội cộng sản có một giai đoạn cách mạng chuyển tiếp từ xã
hội nầy qua xã hội kia. Trong giai đoạn chuyển tiếp chính trị nầy nhà
nước coi như không có, chỉ còn chế độ cách mạng độc tài của giai cấp vô sản." — Critique
of the Gotha
Program (1875).
"Tiến
lên xã hội chủ nghĩa"
chính là thiết lập chế độ độc tài toàn trị để xây dựng một xã hội dựa trên
bạo lực, tức là đưa xã hội loài người trở về với đời sống động vật
thời kỳ hoang dã man rợ. Đó là xã hội không có nhân nghĩa, không có
nhân tính, càng ngày càng cách xa với đời sống người. Do đó chế độ độc
tài, hay nền chuyên chính vô sản, tự thân đã phủ định xã hội dân sự
văn minh.
Nói
tóm lại, văn minh thể hiện cái đẹp của đời sống người càng ngày
càng thăng hoa. Nội dung của văn minh chính là đời sống người
với đầy đủ nhân tính, nhân bản và nhân chủ. Một xã hội càng văn minh là
xã hội càng tiến gần đến những giá trị của con người và càng xa rời đời sống dã
man của động vật. Đó là xã hội đã tháo gỡ được chế độ độc tài, đã được
dân sự hoá, và đã hình thành được xã hội dân sự và chế độ dân chủ.
VI.
Nhiều
người cho rằng chủ nghĩa Mác không còn giá trị trên thực tế tại Việt Nam vì những người cộng sản Việt Nam đã trở thành những nhà tư bản đỏ và xã hội
Việt Nam
đã bị tư bản hoá. Đặt lại giá trị của chủ nghĩa Mác Lê là việc làm không
cần thiết.
Nhưng
trên thực tế những người cộng sản Việt Nam vẫn còn bám víu lấy chủ nghĩa Mác Lê
để làm "ánh sáng" nhằm xây dựng xã hội. Vấn đề tham nhũng, cướp
đất của dân, cướp tài sản của các cơ sở tôn giáo, hay mafia hoá chính quyền
không phải là hiện tượng mà là bản chất của chế độ độc tài chưa được dân sự
hoá, của một xã hội được xây dựng trên ý thức hệ thể hiện bản năng loài cầm thú
chưa được thấy ánh sáng của văn minh của loài người.
Hơn
thế nữa, quan điểm"độc tài" của chủ nghĩa Mác Lê đã được đưa
vào đời sống xã hội Việt Nam
bằng điều 4 hiến pháp. Cho nên đặt lại những giá trị căn bản của chủ nghĩa Mác
trong mối tương quan với ý niệm công bằng dân chủ và văn minh là một trong
những "điều kiện cần" để phá vỡ những bế tắc của Việt Nam hiện nay.
Vì
dân chủ và công bằng là hiệu suất của xã hội dân sự, tức là xã hội văn minh, và
vì chủ nghĩa Mác-Lê với chủ trương độc tài vô sản đã phủ định văn minh, cho nên
hiệu quả tất yếu là đảng cộng sản không có khả năng đem lại công bằng dân
chủ và văn minh cho loài người nói chung và cho người dân Việt Nam
nói riêng.
Do
đó, khẩu hiệu "xây dựng đất nước công bằng dân chủ
văn minh" trong bối cảnh một chế độ độc tài toàn trị
không những là một khẩu hiệu hoàn toàn vô nghĩa, mà còn đi ngược lại với những
logic “duy vật” của chính chủ nghĩa Mác.
NGUYỄN
XUÂN PHƯỚC
(Mùa
Xuân Nhâm Thìn 2012)
3 comments:
người việt nam vui lắm, luôn luôn lúc nào cũng nhìn cảnh vật nào là xe cộ nhà cửa đổi mới phát triển mạnh.nhờ đảng cảm ơn đảng mới có ngày hôm nay.có những lúc tôi ngồi suy nghĩ chẵn lẽ con người sinh ra không lớn cứ v1 tuổi là 1 tuổi.36 năm nay tôi mới được ngồi đọc những bài viết trên diễn đàn ctm. tôi chấp nhận dốt chứ không bao giờ học văn chương cộng sản hay ăn uống nhận vật chất của cộng sản.
Thưa bạn Nguyễn Xuân Phước,
Theo tôi thì trong một thể chế độc tài toàn trị họ chỉ có tối kiến thôi và do đó thì khi họ nói "xây dựng đất nước công bằng dân chủ văn minh" thì chúng ta phải hiểu đó là câu nói mơ hồ trong cái tối kiến của họ. Có như thế thì ta mới không bị bức xúc và bình tâm trong mọi suy tư và hành động.
Trong xã hội văn minh người ta coi trong con người, kể cả những người tàn tật, còn VN nhìn cách đối xử, hành hạ, chưỉ bới đạp vào mặt của người dân như vậy làm sao văn minh được.
Đăng nhận xét