Lê Nguyên Hồng (DienDanCTM)
GS Phạm Minh Hoàng và vợ con tại nhà thờ |
Tôi định viết là “tri ân” hoặc “vinh danh” hay “tuyên dương” giáo sư Hoàng. Nhưng thấy nó hơi sáo, đành sử dụng câu dân dã nhất, đó là “hoan hô giáo sư Phạm Minh Hoàng”.
Tôi từng được một người bạn hiện đang là công dân Pháp kể rằng, trước khi giáo sư Phạm minh Hoàng trở về Việt Nam, ông có tâm sự là “muốn về Việt Nam sống, làm việc” và “nguyện sống, chết, cho quê hương”. Rất buồn và lo lắng cho giáo sư Hoàng lúc ông đang bị tạm giam và đối mặt với tòa án của chế độ Cộng Sản. Nhưng nay “thở phào” vì rốt cuộc, cái án 17 tháng tù của ông cũng qua đi.
Ngay sau khi ra tù, giáo sư Phạm Minh Hoàng đã lên tiếng trước hết là cảm ơn đồng bào đã quan tâm đấu tranh gây áp lực với chế độ về bản án phi nghĩa dành cho ông. Và ông cũng nói “không có ý định rời Việt Nam”. Đó là những câu nói mà có lẽ những người yêu nước, ủng hộ giáo sư Hoàng muốn nghe nhất!
Hôm nay lại được nghe phát biểu của giáo sư Hoàng trong “Thánh lễ Cầu nguyện Cho công Lý và Hòa bình” tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, người hâm mộ giáo sư hoàng lại nức lòng vì phát biểu của ông: “Tôi rất kinh ngạc về việc 17 thanh niên Công Giao và Tin Lành đã bị bắt một cách trái luật, kể cả trường hợp bị giam tù không lý do như blogger Điếu Cày… Mong chờ công lý sớm được thực hiện và những người bị bắt oan sai sớm được về đoàn tụ với gia đình”.
Như vậy là không còn nghi ngờ gì nữa, giáo sư Phạm Minh Hoàng vẫn kiên định với tư tưởng tôn thờ lẽ phải, bênh vực lẽ phải và đứng về phía những người bị đàn áp oan sai. Ông đã đanh thép nhấn mạnh việc nhà cầm quyền “bắt người trái luật” và “giam tù không lý do”.
Đối với một người đang sống trong nước, vừa chân ướt chân ráo ra khỏi nhà tù như giáo sư Hoàng, những lời phát biểu vừa qua đã khẳng định nhận định của tôi “Gíao sư Phạm Minh Hoàng – Nhân kiêt, hồn Việt”* (xem phụ lục 1) là không hề nhầm lẫn. Cảm ơn Ông đã cho cả thế giới biết, những lời “nhận tội” của mình trong lúc bị bắt giam là những lời không đúng với những gì Ông nghĩ trong đầu. Và nếu đó là cách Giáo Sư sử dụng “nhận tội để tự cứu mình trong lúc bị bắt”* (xem phụ lục 2) cũng là phương án nên làm. Đó có thể nói vui là “lừa lại quân địch” cũng được.
Người nghe còn nức lòng hơn nữa, khi giáo sư Phạm Minh Hoàng tiếp tục nhận định: “Ý niệm về tự do, dân chủ, nhân quyền là những giá trị phổ quát cho toàn nhân loại. Tuy tôi bị quản chế nhưng tôi nghĩ tôi còn có ích cho xã hội. Tôi gắng thực thi khát vọng của tôi một cách cụ thể nhất, trong những điều kiện có thể”. Những câu nói đầy tâm huyết của Ông vẫn đặt vấn đề “tự do, dân chủ, nhân quyền” lên cao nhất, và khẳng định đó chính là khát vọng của mình…
Những gì mà giáo sư Phạm Minh Hoàng đã làm, cho thấy cường quyền, nhà tù, và có thể cả cái chết, không thể lung lạc được lòng tin của một trí thức – một công dân Pháp gốc Việt đã quyết định rời bỏ chốn tự do dân chủ văn minh với sự no đủ về vật chất, đỉnh cao về tự do – để trở về quê hương chung sống trong cảnh đọa đày cùng với đồng bào Việt Nam yêu dấu của mình.
Mấy ngày gần đây người ta đang bàn tán, tranh cãi xem ai, và thế nào là trí thức. Xin các nhà văn nhà báo, các “nhà” blogger, không cần phải tranh cãi nữa. Tôi xin đề cử một ví dụ thực tế nhất, giản dị nhất, đó là trường hợp của giáo sư Phạm Minh Hoàng. Ông đúng là một hình mẫu tuyệt vời về một nhà trí thức với đầy đủ tố chất cần có của một người trí thức trong xã hội hiện đại.
2 comments:
Chào bạn Lê Nguyên Hồng,
Tuy tôi ở hải ngoại nhưng tôi không nghe tiếng GS Phạm Minh Hoàng và do đó thì tôi chỉ biết ông PMH, sau khi ông bị nhà nước VN bắt giam vv, qua truyền thông và internet. Với tôi thì GS PMH là một người can đảm dám quên mình vì tổ quốc VN và do đó thì tôi rất tháng phục và kính trọng GS.
Nay bạn đề cử GS PMH là một mẫu mực của nhà trí thức thì tôi e rằng sẽ làm mất lòng những nhà trí thức khác tại VN, như Bác Nguyễn Huệ Chi, Bác Nguyễn Quang A, Bác Nguyễn Xuân Diện, Bác Hà Sĩ Phu, Bác Phạm Toàn, Bác Nguyễn Ngọc và còn nhiều Bác khác nữa.
Tuy các Bác trên không bị giam cầm trong nhà tù, nhưng cũng đã ngày đêm chịu đựng sóng gió tứ bề để giữ vững lập trường và mục tiêu cao thượng của mình cho đến ngày nay. Và vì vậy nên với tôi thì tất cả các vị nêu trên điều là những tấm gương sáng cho ngôi nhà trí thức Việt Nam. Và trong số nầy thì có luôn bạn cùng những Blogger khác nữa.
Mong bạn suy nghĩ những chia sẻ chân tình nầy và rồi sẽ xin lổi các nhà trí thức tại Việt Nam.
Theo tôi thì trí thức là những người làm công việc trí óc là chính. Và họ có phải là trí thức của dân hay không thì còn phụ thuộc vào thành quả sự cống hiến của họ. Vì vậy phạm trù (không phải phạm vi) trí thức là khá rộng, ta không thể "đóng khung" nhưng cũng cần có giới hạn cụ thể...
Chúng ta nên chú trọng hơn vào vai trò của trí thức trong thời loạn (không nhất thiết loạn là có chiến tranh), nếu anh thấy loạn mà không biến (biến đổi) để cống hiến cho đúng lúc thì tôi e rằng gọi họ là những nhà trí thức hiện đại (như tác giả bài này nói) là chưa chính xác.
Có lẽ ta nên phân loại trí thức thành vài cấp "trí" thì hợp lý hơn.
Tác giả bài viết này có lẽ không cần phải xin lỗi ai, tại sao lại như vậy? Xin mời đọc kỹ lại bài viết.
Bạn đọc có thể phản hồi trực tiếp tại địa chỉ e-mail: lenguyenhong.td@gmail.com
Đăng nhận xét