TDC: Chuyện kể từ một người bạn trẻ về thăm gia đình chị
Tạ Phong Tần và chị Dương thị Tân, xin chia sẻ để chúng ta cùng biết đến những
sự thật bị giấu nhẹm và những sách nhiễu, trấn áp của một chế độ độc ác dành cho
các nhà dân chủ, đồng thời biết được tấm lòng quả cảm của những người VN can trường,
yêu nước và yêu lẽ phải.
Từ một người bạn của TDC - DienDanCTM
Em kể
lại Chị nghe những điều nghe thấy trong chuyến đi vừa qua, xin Chị cứ tùy nghi
sử dụng, nhằm cho người ta thấy rõ những gian ác của cộng sản và những đau khổ của người
dân. Về chuyện hơi riêng tư thì em có xin phép chị Dương thị Tân rồi.
Chuyện ly dị:
Anh Hải (Điếu Cày) và chị Tân (sn 1958) cùng là
người Hải
Phòng, anh chị đã ly dị cả gần mười năm nay. Chị luôn luôn hài
hước là ông Hải
bỏ tôi, tại tôi dữ quá. Sau khi Điếu Cày bị bắt, CA có hỏi thăm
các con về
người mẹ (là chị Tân), các cháu trả lời: Bố cháu còn sợ mẹ cháu,
nữa là các
chú. Còn khi giáp mặt với CA, chị Tân luôn rất sắc sảo và thông
minh. CA nhiều
người khiếp vía chị lắm. Họ hỏi chị: sao mấy năm trước, hồi ông
Hải mới bị bắt,
chị đâu có hung dữ như bây giờ? Chị trả lời: Chúng mày dạy cho tao
mấy năm nay
mà tao không tiến bộ thì… hệ thần kinh của tao có vấn đề à?
Trước đây khi anh Hải chưa bị bắt, một người
hàng xóm trong
chung cư bảo với chị Tân: chú thấy Hải là người tốt, cháu làm hồ
sơ để chú giới
thiệu kết nạp Hải vào đảng (cs). Chị Tân trả lời: Thưa chú, không
ai rỗi hơi mà
đi xem hát lúc tuồng đã vãn.
Có một lần CA đánh chị đau quá, lần sau nó lại
đòi tra xét
nữa, đòi chị phải xõa tóc để nó kiểm tra. Chị bảo: chúng mày muốn
làm gì tao
thì làm, nhưng tao nói trước là tay tao đau, không thể tự làm
được. Chúng mày
làm thế nào thì tí nữa phải làm lại như cũ cho tao đấy nhé. Thế là
CA xõa tóc
chị ra thật, sau đó nó cho một nữ CA cột tóc lại cho chị.
Một lần CA mời chị đến đồn làm việc, chị bực
bội vì chúng
tra hỏi khiếp quá, chị bảo: để tao chết tại đây cho chúng mày xem
nhé, tao
không ham sống nữa đâu. Nói thế rồi chị lao thẳng đầu vào vách
tường, hai tay
CA lập tức nhào tới ôm cứng chị. Ông xếp CA thì lừ mắt: muốn chết
thì về nhà mà
chết nhá, đừng có chết ở đây! (thời gian đầu- khi anh Hải mới bị
bắt, chị bị ra
CA làm việc liên tục, 3 tháng rưỡi mà chị sút 07 kgs vì căng thẳng
thần kinh).
CA từng đến nhà chị đòi lấy đi 03 bộ computers,
nói là để
lấy thông tin. Chị hỏi họ: thông tin nó nằm ở đâu? Họ chỉ vào mấy
cục CPU, chị
bảo: thế thì lấy CPU thôi chứ sao lại đòi lấy hết cả dàn? Nói thế
nhưng rồi CA
cũng dùng bạo lực lấy hết. (Lời bàn của
Phay Văn: lấy hết để… bán cho đủ bộ)
Thiết bị nghe lén:
Hôm 11.01 vừa qua, chị Tân và các con đến 84D, Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3, Sài
Gòn (là căn nhà mà chị Tân cho chị Tạ Phong Tần ở nhờ trước khi
bị bắt) thu dọn
đồ đạc của chị Tần để gởi về quê nhà (Bạc Liêu), theo chuyến xe
của VRNs.
Đồ đạc chẳng có
gì đáng kể: quần áo, sách vở và 1 cái TV 14”. Khi mang xuống nhà
chị Tần, cha
An Thanh thưa với mẹ chị Tần rằng: Thưa bác, đây là những vật
dụng hàng ngày
của chị Tần, xin bác để cho các em của chị Tần sử dụng tiếp, vì
vẫn còn tốt.
Khi nào chị Tần được thả sẽ sắm lại sau.
Trong lúc thu dọn ở 84D, Trần Quốc
Toản, chị Tân thấy đồng hồ treo tường đã chết vì hết pin.
Chị lấy xuống thay pin thì thấy sau lưng đồng hồ có một thanh
nhỏ dài khoảng
10cm nằm gọn trong một ống nhựa tròn, có hai cọng dây nhỏ nối
với bóng
điện huỳnh quang phía trên đồng hồ treo
tường.
Các con chị Tân
là dân điện tử nên nhìn thoáng qua biết liền là thiết bị nghe
lén. Hóa ra là CA
đã lén gắn thiết bị đó nhân một lần bắt cóc chị Tần (chị Tần
từng bị bắt cóc
nhiều lần, tạm giam 1, 2 hoặc 3 ngày rồi thả). Thiết bị này gồm
hai sợi dây nối
với mạch điện của bóng đèn huỳnh quang (thay thế pin, có tác
dụng cung cấp năng
lượng vĩnh viễn chứ không tạm thời như pin), một cục đổi điện
220volt ra 05
volt, rồi tới hai cái điện trở, cuối cùng là một cục có chức
năng thu âm và
phát theo sóng FM với bán kính phát là 1km.
Em có xin chụp
hình thì nó thế này (hình chụp lúc xe đang chạy nên không rõ, xin miễn đăng).
Tính xuống xe
xin chụp lại thì em vui quá nên… quên!
Chị Tân tặng cái cục nghe lén này cho hai cha
Thanh và Thoại
rồi, nhờ hai cha phổ biến cho bàn dân thiên hạ được rõ.
Chết vì công an giao
thông:
Dọc đường, quãng đường ở Vĩnh Long, em thấy một
chị chạy
Honda bỗng dưng bị té cái rầm. Hóa ra là xa xa phía trước có mấy
chú CAGT. Chị
này đang chạy nhanh, có lẽ thế, rồi bất thần nhìn thấy CA, thắng
gấp nên tự té…
một mình.
Chị Tân bảo: “Thế này chưa đáng sợ. Có những
lúc CA núp vào
bụi rậm rồi bất chợt xông ra mới giật mình chứ. Chỉ cần nhìn thấy
nó là tim đập
chân run rồi, làm sao không hoảng.”
“bạn dân” vô liêm sỉ:
Chị Lữ thị Thu Trang (khối 8406) kể: có một lần
chị nói
chuyện với chồng thì bị nghe lén. Chồng chị ở đầu dây bên kia
không nghe thấy
gì, còn chị thì nghe thấy “họ” nói bậy. Chị bảo: mấy anh không có
liêm sỉ. “Họ”
nhâng nháo: Liêm sỉ là cái gì?
Chị Trang bảo: nó nghe lén đã đành, nhưng còn
muốn dằn mặt
mình, bảo cho mình biết là tụi tao đang theo dõi mày đây!
Một xã hội được điều hành bởi những kẻ khốn
nạn.
“đuôi”:
Chị Tân, chị Thu Trang, mẹ của chị Tần là những
người luôn
bị theo dõi.
1. Chị Tân: Chúng mặc đồ dân sự, ngồi ngay
trước bàn bảo vệ
của chung cư, hoặc quán cà phê gần đó, có khi leo lên tận lầu 3
ngồi ngay cửa
phòng. Chị đi đâu họ cũng đi theo, cách xa khoảng 3m. Chị quen
dần, bảo họ: đi
chợ xách giùm giỏ nghen. Họ cũng vui lòng. Có khi còn lấy xe Honda
chở chị đi
chợ. Chị bảo: ông Hải ngày xưa chưa bao giờ đi chợ xách giỏ giùm
vợ. Bọn này nó
ngoan thật.
2. Chị Thu Trang: từng bị ép xe, tông xe và
tháo thắng. Tất cả
đều được dàn dựng.
Chị có một con gái 10t và 1 con trai 6t, hai
đứa cãi lộn
giành đồ chơi. Con chị bảo: cái này của chị! Thằng em trả lời
(nhiễm cái lý sự
của mẹ nó): Bằng chứng đâu?
Con của chị cũng nhận biết cái đuôi của mẹ nó,
mỗi khi theo
mẹ đi đâu chúng đều quan sát và nói với mẹ, trước khi mẹ chúng kịp
nhận ra.
3. Bà Đặng thị Kim Liêng (thân mẫu chị Tạ Phong
Tần) kể: “đuôi”
ngồi quán cà phê đầu hẻm, ngồi trước cửa, theo bà đi chợ, đi chùa,
đi… khắp
nơi.
Một lần lên SG thăm nuôi chị Tần (tháng 10/2011, nhưng bất thành), bà được chị Tân cho tiền xe đi về, chị Thu Trang mua cho cái sim điện thoại để liên lạc. Bà nhận được mấy cú điện thoại giục về quê gấp gấp, đừng lảng vảng ở SG kẻo bị bọn phản động nó lợi dụng. Bà hoảng quá quăng cả điện thoại lẫn sim ở nhà chị Tân rồi quày quả ra bắt xe đò về Bạc Liêu. Hôm 12.01 vừa qua chị Tân đã trao lại cái điện thoại này cho Tạ Minh Tú (em gái chị Tần).
Cũng dịp lên SG lần đó, bà có tới DCCT gặp cha Antôn Lê Ngọc Thanh, xin cha kiếm cho một chỗ trú chân tại SG để bà bán vé số sống qua ngày, vì ở quê bà sắp bị “tịch thu” nhà cửa rồi (do con bà mang tội “phản động”). Cha Thanh bảo bà ơi, xin bà cứ về quê mà an vui sinh sống, không ai làm hại được bà đâu. Bà mà ở SG nó cho người tông xe bà, giựt vé số của bà thì bà chết. Vả lại nếu nó đã muốn giết bà thì ở đâu nó cũng giết được. Ở SG gần đầu não của nó, nó giết còn dễ hơn, khỏi cần tốn mấy cú điện thoại ra chỉ thị cho đàn em.
Gia đình bà bị cô lập, bị họp tổ dân phố, đấu tố theo kiểu tòa án nhân dân thời cải cách ruộng đất (chị Dương thị Tân cũng bị như vậy, nhưng tinh thần chị Tân mạnh mẽ hơn gia đình chị Tần- vốn ở thôn quê nên rất chân chất). Họ khủng bố tinh thần tới nỗi có lúc gia đình đã từng cho rằng chị là con bất hiếu, là người phản động… Cái này nó “ăn vào máu” tới nỗi lần đầu khi trò chuyện với chị Thu Trang (8406), bà luôn miệng “gia đình tôi là gia đình có công với CM” (sic). Chị Thu Trang gạt ngang: Xin bác đừng lặp lại câu đó nữa. Câu đó là một sự sỉ nhục cho chính mình, vì mình đã tiếp tay làm cho cs thành công, thành một mối nguy hại cho đất nước. Ông nội con cũng là công nhân Ba Son, cũng Việt Minh đấy, con có dám nhận đâu.
Ở Bạc Liêu chúng sợ bà không biết chúng theo dõi, nên còn lớn tiếng thông báo với nhau, nhằm khủng bố tinh thần của bà, cho bà biết rằng chúng tao đang theo dõi mày đây. Một lần dẫn đứa cháu nội (cháu trai chụp chung trong hình em đã gởi ở bài trước) đi chợ, bà thấy “cái đuôi” móc điện thoại ra hỏi nhau: cái bà già dẫn theo thằng nhỏ đó hả? Hai bà cháu đi đâu nó theo đó, đeo bám sát nút.
Từ khi chị Tần bị bắt, bà nhận nhiều cú điện
thoại khủng bố
quá nên gần phát điên, bà quăng điện thoại, không nghe nữa và vào
chùa quy y.
Lên chùa ngồi nghe tụng kinh bà còn bị người ta phát loa chửi bới:
“cái đồ phản
động mà lên chùa tụng kinh thì có “thành” hay không?”
Nhà thơ:
Bà mẹ chị Tần là một người làm thơ. Cái tài thơ
của bà phát
lộ ra từ khi chị Tần bị bắt. Bà buồn và suy nghĩ nhiều quá nên
phải giải tỏa ẩn
ức vào… thơ
Đang ngồi trò chuyện với cha Thanh thì bà xin lỗi rồi đứng dậy lấy trong tủ ra một cuốn vở học trò, trong đó bà ghi lại những bài thơ do bà sáng tác. Cha Thanh vội lấy mắt kiếng ra đọc, vừa đọc vừa tủm tỉm cười. Đọc xong cha đặt cuốn vở xuống bàn rồi nói chuyện về chị Tần. Nói về điều 88 bộ luật hình sự, cha bảo nó cố tình khép người ta vào tội này, là tội có mức án cao nhất. Cuốn vở này mà lọt vào tay nó cũng phạm điều 88 đấy. Thôi, để cứu bà, tôi giao cho cha Thoại mang cuốn vở này về Nhà Dòng cất kỹ, kẻo CA nó biết. Miệng nói, tay làm luôn, cha Thanh trao cuốn vở cho cha Thoại. Cha Thoại cất nhanh vào giỏ. (Ý của hai cha là mang về, lâu lâu trích ra vài bài đăng lên trang Chuacuuthe.com) Hi hi.
Em đang tính mượn chụp lại vài bài thì hai cha lấy mất tiêu. Hic.
1 comments:
Xin đừng quên hai bloggers Điếu Cày và Tạ Phong Tần!
Đăng nhận xét