Anh Quốc chịu sức ép phải ‘truy lùng’ tài sản của
ông Hosni Mubarak sau khi Thụy Sĩ phong tỏa tài sản của gia đình ông này.
Người ta ước tính ông Mubarak và gia đình ông có tài sản trị giá từ vài
tỷ cho tới vài chục tỷ USD. Cục trưởng Cục Phòng chống Lừa đảo của Anh,
Richard Alderman, ra tín hiệu cho thấy cơ quan này đã đang tìm kiếm các tài sản
của ông Mubarak và của cả tổng thống Tunisia bị lật đổ, ông Zine El Abidine Ben
Ali.
Ông Alderman nói với báo The Sunday Times ở London: “Người dân muốn chúng tôi tìm
kiếm một số trong các khoản tiền này nếu chúng tôi biết thực sự có những khoản
như thế [tại Anh] và cố gắng hoàn trả các khoản tiền này cho người dân các nước
đó.”
Trong khi đó người phụ trách chính sách ngoại giao của phe đối lập tại
Anh, ông Douglas Alexander nói: “Chính phủ cần ngay lập tức yêu cầu Cục
Phòng chống Lừa đảo điều tra các tài sản mà ông Mubarak có tại Anh.
“Ít nhất 20% người Ai Cập sống dưới mức nghèo khổ $2 một ngày.
“Chúng ta cần góp phần đảm bảo rằng bất cứ đồng tiền nào chính đáng thuộc
về người dân Ai Cập thì chúng ta phải trả lại cho họ.”
Bộ trưởng Kinh doanh Anh, Vince Cable nói ông “không biết” liệu ông Mubarak có “nhiều tài sản” tại Anh không nhưng cảnh báo chính phủ sẽ ra tay đối với bất cứ ngân hàng Anh nào dính líu tới chuyện giúp ông Mubarak tẩu tán tài sản.
Một số báo cáo buộc ông Mubarak đã dùng 18 ngày hoãn binh trước khi từ
chức để giấu tài sản cá nhân.
Tờ The Guardian của Anh nói Ngân hàng Anh không thể xử lý tài sản của ông
Mubarak nếu không có yêu cầu chính thức từ Liên minh Châu Âu, Liên Hiệp Quốc
hay tân chính phủ của Ai Cập. Cho tới nay chưa có yêu cầu nào như vậy.
The Guardian cũng nói người vợ gốc xứ Wales của ông Mubarak, bà Suzanne
cùng hai con trai, Gamal và Alaa, đã kiếm được nhiều tiền nhờ làm ăn với các
nhà đầu tư nước ngoài và các công ty kể từ khi ông Mubarak còn trong quân đội
và có thể dùng ảnh hưởng để nhận hối lộ từ các công ty.
Ông Gamal quản lý một công ty đầu tư tại London và có nghi ngờ công ty này đã giúp
chuyển tiền của gia đình tới những nơi bí mật.
Hiện cũng đang có những đồn đoán về chuyện ông Mubarak đang bị quản thúc
tại Sharm El Sheikh. Người ta cũng nói về chuyện liệu ông sẽ tới nước nào
trong vùng Vịnh để hưởng những năm tháng cuối cùng.
Cũng nhân chính biến tại Ai Cập, báo chí Phương Tây đưa ra nhận định rằng
dưới thời ông Mubarak, cựu tư lệnh không quân lên làm tổng thống, các tướng
lĩnh Ai Cập trở thành các nhà tư bản giàu có. Báo Anh cho rằng giới quân
nhân Ai Cập kiểm soát 15 phần trăm nền kinh tế trị giá 270 tỷ đô la của nước
này.
Ngoài các lãnh địa riêng chỉ có các sĩ quan cao cấp hưởng thụ, các thương
vụ của giới quân nhân trải rộng từ xuất nhập khẩu, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch
và nhất là hàng không.
Hãng hàng không quốc gia Ai Cập AirEgypt được cho là “bến đỗ an toàn” của
các cựu tướng lĩnh sau khi thôi binh nghiệp.
http://daohieu.wordpress.com/category/ai-ca%cc%a3p-truy-ti%cc%80m-tie%cc%80n-cu%cc%89a-mubarak/
DienDanCTm
http://daohieu.wordpress.com/category/ai-ca%cc%a3p-truy-ti%cc%80m-tie%cc%80n-cu%cc%89a-mubarak/
DienDanCTm
1 comments:
Nhìn người mà nghĩ đến ta, nhắn ông Nguyễn tấn Dũng chạy trời không khỏi nắng đâu, con cái của người tị nạn CS ngày nào, nay thành công trong nghành ngân hàng khắp nơi trên thế gìới, sẽ truy tìm trả lại cho VN những gì của VN
Đăng nhận xét