Trọng Nghĩa
“Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là nền tảng của của
chủ nghĩa cộng sản, là những nguyên tắc lý thuyết của Đảng mác-xít; nắm
vững và thấm nhuần những nguyên tắc đó là nhiệm vụ của mọi chiến sĩ tích
cực của Đảng ta”. Staline đã khẳng định như vậy khi viết tài liệu huấn
luyện cho đảng cộng sản Liên Xô năm 1938. Từ nền tảng, bản chất này, chủ
nghĩa cộng sản không những chủ trương vô thần mà còn đấu tranh chống
tôn giáo, tín ngưỡng.
Theo Karl Marx thì tôn giáo vừa là một sự lừa bịp nguy hiểm để trốn
tránh thực tế - “thuốc phiện của nhân dân”, vừa là “tiếng thở dài của kẻ
bị đàn áp”, tức là tiếng kêu bị bóp nghẹt chống lại đàn áp. Nhưng, ngay
từ thuở ban đầu của chủ nghĩa cộng sản, những người chủ xướng của nó đã
nhận thấy họ đi ngược lại lòng người, kể cả những người mà họ cho là
đang bị tôn giáo lừa mị, đang cần được họ giải phóng và đang là những
phần tử họ cần tranh thủ. Vì vậy mà họ đã tìm cách giấu giếm chủ trương
bài trừ tôn giáo mà chỉ phô trương tính khoa học của chủ thuyết duy vật.
Lênin đã dạy cán bộ đảng viên phải thận trọng tiến hành tuyên truyền
chống tôn giáo. Những ý kiến của Lênin đến nay vẫn mang tính chỉ đạo
trong tư tưởng cộng sản và tiến trình cách mạng. Cũng nên biết là để đạt
tới mục đích thiết lập được chế độ cộng sản ở những nơi thấm nhuần tín
ngưỡng từ lâu đời, Lênin đã không ngần ngại đóng vai một người tích cực
bảo vệ tự do tôn giáo. Trong một bài viết vào năm 1903 gửi cho các nông
dân nghèo ở nước Nga, Lênin đã tuyên bố những người mác-xít “đòi hỏi mọi
người đều có toàn quyền thực thi tín ngưỡng mà họ mong muốn”. Ông ta
còn lên án những luật pháp hiện hành thời bấy giờ ở Nga là “ô nhục” khi
ông viết: “những cuộc bách hại quá đáng của cảnh sát chống lại tôn
giáo”. Theo Lênin lúc đó thì tất cả luật pháp đều bất công, độc đoán, và
phải bãi bỏ vì mọi người để phải được hoàn toàn tự do, không chỉ trong
việc thực hành tôn giáo mình mong muốn, mà còn phải được tự do truyền
đạo và đổi đạo.
Nếu mang chuyện Lênin bên Nga so với chuyện “Bác Hồ” bên ta, thì chúng ta thấy đảng CSVN đã đi đúng con đường Lênin đã vạch ra về chính sách đối với tôn giáo. Vào cái thời mới cướp chính quyền năm 1945, và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, CSVN không những không tỏ ra bất cứ thái độ kỳ thị tôn giáo nào, mà còn có những ve vuốt tôn giáo, đặc biệt là Công Giáo. Họ mời cả giám mục làm cố vấn cho chính quyền cách mạng. Thời kháng chiến chống Pháp, bộ máy tuyên truyền của Việt Minh đã cho phổ biến bài hát “Làng Tôi” của Văn Cao với lời ca rất dễ thương “Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung…”.
Đã qua cái thời ban đầu đó. Với thời gian, tuy bản chất duy vật, vô thần của cộng sản vẫn không thay đổi, nhưng phương thức loại trừ tôn giáo ra khỏi xã hội đã có những thay đổi và trở nên mãnh liệt hơn. Nó không cần phải thận trọng tiến hành, nó cũng không cần phải che giấu mục đích.
Khi CSVN chiếm được miền Bắc năm 1954 và cả nước năm 1975, chính sách tôn giáo của chế độ đã đi vào khuôn khổ chủ thuyết duy vật vô thần. Các tài sản, nơi thờ tự của các tôn giáo đã bị Nhà Nước tịch thu, trưng dụng hay “mượn tạm”. Thường thường thì cơ sở y tế hay giáo dục vẫn được sử dụng trong mục đích cũ, chỉ thay đổi chủ nhân từ tôn giáo sang Nhà Nước. Nhưng cũng có những trường hợp các cơ sở khi chuyển vào tay Nhà Nước thì đã bị sử dụng vào các mục đích khác. Một số không nhỏ nơi thờ phượng như nhà thờ, đền chùa đã biến thành kho lẫm, chuồng gia súc, trụ sở hợp tác xã, hay các cơ quan chính quyền địa phương. Một số nơi như trường đào tạo giáo sĩ, hay tăng lữ đã bị biến thành khách sạn, hay bệnh viện. Nhiều đất đai của tôn giáo bị cưỡng chiếm, bán lại cho giới tư bản tài phiệt để xây cất những nơi giải trí, ăn chơi trác táng.
Tấm hình trên đây cho thấy kiến trúc nguyện đường vẫn giữ nguyên với khu cung thánh để cờ đảng và tượng ông Hồ. Các bàn ăn uống được bày sát hai bên hàng cột cao nhường khu vực lòng nhà nguyện để làm sàn nhảy với những cặp nam nữ đang ôm nhau nhảy nhót. Cứ nghĩ nơi đây là một thánh đường, là nơi linh thiêng, là nơi người Công Giáo nói chung và các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế nói riêng hàng ngày quỳ gối ở đây thờ lạy Thiên Chúa… mà nay đã bị làm ô uế bởi những hành động ăn chơi, trụy lạc, tội lỗi… xúc phạm đến Thiên Chúa, đến Đức Tin của người Công Giáo ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Đứng trên lập trường của người Công Giáo, đây là điều không thể chấp nhận được. (1)
Hình ảnh nhà nguyện Dòng Thánh Phaolô đã bị rỡ mái, nạy gạch lót sàn, gỡ hết cánh cửa. |
Dấu tích nơi đây là thánh đường chỉ còn cái hốc trống
hình chữ nhật trên tường chứng tỏ đó là Nhà Tạm để Thánh Thể Chúa Giêsu
và hai bậc tam cấp bước lên cung thánh.(2)
Tuy Công Giáo bị Nhà Nước CSVN đặc biệt chú ý và thẳng tay cướp đoạt.
Nhưng các tôn giáo khác cũng chịu bách hại không kém. Điển hình là Hội
Thánh Tin Lành Menonite, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo và Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam Thống Nhất. Một chuyện nhục mạ bà con Phật Giáo khác mới
lọt ra trước ánh sáng công luận gần đây cho thấy bản chất duy vật vô
thần của những người cộng sản. Đó là vụ biến tượng Phật Bà Quan Âm thành
tượng cô du kích bồng súng ở xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam. Đại để câu chuyện theo ông M., người chủ xướng công trình này thì "Hồ
nước trước kia là đám ruộng. Tôi đề xuất ý tưởng và được huyện hưởng
ứng thành lập dự án đào đám ruộng thành hồ nước để lấy nước tưới cho mấy
chục hecta đất màu của thôn. Hồ nước ra đời, vì nó nằm ở đầu cái làng
này, nên để cho hồ nước sạch sẽ, tôi đã vận động bà con quyên góp xây
bức tượng Quan Âm ở giữa hồ. Tôi nghĩ xây bức tượng Phật lên thì cái hồ
nước đó mới sạch vì sẽ không ai dám vứt rác, nuôi cá, thả vịt, cho trâu
dầm dưới đó. Và đúng như vậy, suốt sáu tháng sau, hồ nước vẫn sạch tinh
tươm. Tuy nhiên, đùng một cái, mấy ’ổng’ không cho đặt tượng nữa".
Một bác nông dân đã kể lại với phóng viên báo SGTT: "Mấy tháng
trước, hồ nước sạch sẽ lắm, không ai dám thả vịt, thả cá, nước trong
vắt. Nhưng từ khi thay Phật bà bằng cô du kích thì ra như ri đây. Hồi
trước, bà con chúng tôi quyên góp tiền và xây ở đây một tượng Phật bà.
Được sáu tháng thì chính quyền không cho để tượng nữa, đòi đập. Ông M.,
người phát động xây tượng, sợ đập thì uổng phí mới kêu thợ sửa tượng lại
thành cô du kích". Tờ báo tường thuật tiếp: "Theo bác nông dân
này, trước kia, đây là bức tượng Phật Quan Âm trắng tinh, ngự trên toà
sen, với tà áo choàng trắng bay phất phơ, một tay cầm bình cam lồ, một
tay cầm nhành dương. Thế nhưng, sau đó, người ta đã phải cắt áo choàng
đi, đội lên đầu tượng một mũ tai bèo rộng sụp xuống tận trán, bẻ tay cầm
hồ lô và tay cầm nhành dương rồi đặt vào đó một cây súng trường". Hiện nay ai qua đây chỉ còn thấy tượng cô du kích màu loang lổ. Phải để ý thì mới thấy được cô đứng trên "Tòa Sen"!(3)
Với chủ trương đất đai thuộc quyền quản lý của Nhà Nước được ghi trong Hiến Pháp, chính quyền CSVN đã lạm dụng quyền hạn của mình bằng cách ngang nhiên chiếm đoạt không những của các tôn giáo mà còn của tư nhân như vụ "cưỡng chế tài sản" mới đây của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Sự lạm dụng bất cần dư luận, bất cần công lý này ngày càng nhiều vì lợi nhuận do bất động sản và công trình xây cất mang lại cho các tham quan ô lại. Có người nói đồng tiền đã che khuất lương tâm giới cầm quyền tham ô hiện nay.
Nhưng thật ra, thử hỏi họ có lương tâm hay không? Vì lương tâm là gì? Nó đâu phải vật chất? Vậy nó đi ngược lại bản chất duy vật của những người Mác-xít. Trong lúc đó, bài trừ tôn giáo trong chủ trương vô thần của họ là cụ thể, là có đối tượng, là vật chất và nhất là có lợi nhuận.
Chủ trương cướp đoạt tài sản tôn giáo đáp ứng cả hai nhiệm vụ của người mác-xít là duy vật và vô thần. Không những vậy, họ còn tìm cách phá hoại lòng tin của tín đồ vào tôn giáo của mình, vào Chúa, Phật, Trời, Đất. Họ cướp phá từ vật chất đến tinh thần con người. Có thể nói, họ không dung Trời, cũng không tha Phật. Nhưng đối với người dân Việt Nam là một dân tộc có truyền thống tín ngưỡng, không thể một số người duy vật trong chưa đầy 1 thế kỷ có thể phá được thành trì tín ngưỡng dân tộc. Người vô thần có thể từ chối sự hiện hữu của linh thiêng đến đâu đi chăng nữa, thì các Đấng đó vẫn hiện hữu từ thuở đời đời. Người Việt Nam chúng ta tin vào lẽ công bằng của Trời Đất, có câu nói "Lưới Trời rất thưa, nhưng không có gì, dù nhỏ đến đâu, cũng không lọt được". Kẻ nào không dung Trời, không tha Phật thì sẽ cũng có ngày "Trời không dung, Phật không tha" họ./.
0 comments:
Đăng nhận xét