Chứng bệnh lạm phát

(Mức lạm phát tại Việt Nam trong năm 2011)
Peter Tôn-Thất Tuấn
Đã 26 năm từ khi chính sách Đổi mới ra đời, Việt Nam đang đứng trước một thử thách kinh tế trầm trọng chưa bao giờ gặp phải.

Trong năm 2011 vừa qua, giá trị của tiền Đồng giảm xuống 8% so với đồng Đô La Mỹ; thị trường chứng khoán giảm 20%. Các tập đoàn kinh doanh lớn như Vinashin, Hoàng Anh Gia Lai mắc nợ không trả nổi.
Các cơ quan xếp hạng tín dụng như Moody's, Standard&Poors và Fitch đều hạ mức độ tín dụng của Việt Nam vào hạng rác (junk).

Một vấn đề làm đau đầu giới lãnh đạo là mức lạm phát. Nếu lạm phát năm 2010 là 9,2% thì đến năm 2011 con số này đã tăng lên đến 19%. Đây là mức lạm phát cao hàng thứ nhì trên thế giới và cao nhất Á Châu.

Trong khi đó, mức lương trung bình của công nhân ít thay đổi ở khoảng 75 USD một tháng. Vật giá tăng nhanh nhưng lương tăng chậm làm công nhân bất mãn, dẫn đến tình trạng đình công. Ước lượng vào năm 2011 có khoảng 800 vụ đình công, làm các nhà đầu tư càng mất sự tin tưởng vào môi trường làm ăn ở Việt Nam.

Tại sao lạm phát tăng cao?

Mức độ lạm phát cao không phải là nguyên nhân mà là chứng bệnh của những khó khăn trong kinh tế Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân chính là những chính sách thiển cận mà nhà nước đã đưa ra.

Chính sách tăng lãi suất cơ bản để làm nản lòng người tiêu dùng là phương pháp căn bản của các nước phát triển, tuy nhiên kinh tế ở những nước đó không có những tính đặc thù của nền kinh tế Việt Nam. Chẳng hạn như tại Việt Nam, số người mượn tiền nhà băng để mua nhà, hay dùng thẻ tín dụng rất ít, cho nên việc tăng lãi suất cơ bản không thể nào giảm lạm phát một cách hiệu quả được, mà ngược lại đẩy vật giá lên vì các công ty phải mượn tiền lãi cao hơn cho nên phải tăng giá sản phẩm.

Ông Ninh, phó giám đốc của một ngân hàng ở Cần Thơ đưa ra một lý khuyết khác: "Các ngân hàng hết tiền nên việc tăng lãi suất cơ bản là để khuyến khích người dân gửi tiền thêm vô ngân hàng".

Một chính sách khác được nhà nước đưa ra là phá giá tiền Đồng để giảm mức thâm thủng mậu dịch. Tiền Đồng giảm giá thì ngành xuất khẩu có lợi.

Tuy nhiên, theo thống kê của State Securities Commission (SCC), cơ quan quản lý thị trường chứng khoán ở Việt Nam, thì khoảng 60% các công ty đang "nổi" (listed) trên thị trường chứng khoáng Hà Nội và Sài Gòn đều bị lỗ vào năm 2011. Lý do là vì tiền lãi suất cao và giá trị của tiền Đồng bị mất giá không chỉ so với đồng đô la Mỹ mà cả đồng Yen của Nhật và Euro của Âu Châu.

Ông Atul, Giám đốc điều hành của một trong những ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới cho biết "9% tiền mất giá cộng với 20% lạm phát có nghĩa là nếu đầu tư vào Việt Nam thì số lời ít nhất là phải hơn 29%, một con số không phải là dễ đạt được". 

Phải làm gì?

Gần đây ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng mục tiêu chính của nhà nước trong năm 2012 là giảm mức lạm phát xuống 9%. Với độc quyền quyết định mức lãi suất cơ bản, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (State Bank of Vietnam  SBV) có vai trò lớn trong việc biến lời của Thủ Tướng thành hiện thực mà không cần có thời gian chuẩn bị trước cho kế hoạch.

Điều khó khăn là làm sao khôi phục lại niềm tin để các nhà đầu tư quay trở lại thị trường Việt Nam. Vụ Vinashin vay nợ 600 triệu USD thông qua bảo lãnh của nhà nước nay lại từ chối trả nợ hay sự thiếu minh bạch về tỷ lệ nợ xấu trong khu vực ngân hàng Việt Nam làm các nhà đầu tư mất tin tưởng.

Nếu Việt Nam muốn thay đổi thật sự thì phải có các cải cách để làm tăng tính minh bạch và tuân thủ những quy luật thị trường, làm tăng sức khoẻ của các ngân hàng, và tư nhân hoá các cơ sở nhà nước.

Con bệnh ngành ngân hàng hay con bệnh của cả nền kinh tế chỉ có thể khỏi bệnh nếu các nhà lãnh đạo có quyết tâm dám tái cấu trúc cung cách quản lý kinh tế của bộ và có lẽ cả hệ thống chính trị.

Peter Tôn-Thất Tuấn
Nhân viên tài chính

2 comments:

Nếu làm tăng tính minh bạch và tuân thủ qui luật thị trường thì cán bộ làm sao có thể bỏ túi những con số khổng lồ được. Nhìn thấy gia đình ông NTD thôi là đã mất niềm tin với cả cái chế độ này rồi. Đừng mong gì họ có thể vì dân mà suy nghĩ.

Nền kinh tế suy yếu vẫn đang là mụt nhọt của chế độ CS, và tình trạng này sẽ còn kéo dài dài vì kô có ông nào thực tâm muốn chỉnh đốn cả.

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More