Biểu đồ Nguồn: The Economist/Haver Analytics |
Đảng Cộng sản kiên định lập trường
Trong bối cảnh thương mại và giao thông nhộn nhịp tại thủ đô Việt Nam, vô số biểu ngữ khuyên nhủ công dân “mừng xuân, mừng Đảng.” Những ngày này, Hà Nội không có gì để ăn mừng. Cách đây không lâu, Việt Nam là thí dụ của một trong những nước đang phát triển. Bây giờ Việt Nam đang tụt hậu nặng nề.
Mối quan tâm trước mắt là nạn lạm phát, năm ngoái tăng trên 20%, lần thứ hai trong ba năm (xem biểu đồ). Việt Nam hiện có tỷ lệ lạm phát cao nhất của châu Á, một thực tế mà sở kiểm duyệt của chính phủ đã yêu cầu các ký giả địa phương đừng đưa tin. Hàng ngàn doanh nghiệp đã phá sản, giá bất động sản đã sụp đổ, các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thâm thủng với các khoản nợ xấu.
Sự đổi chiều đã xảy ra một cách đột ngột. GDP của Việt Nam tăng hơn 8% một năm từ 2003 đến 2007, khi Việt Nam thu hút được làn sóng đầu tư nước ngoài. Ngân hàng Thế giới dự đoán rằng độ tăng trưởng sẽ đạt trung bình 6% một năm trong khoảng thời gian năm năm
đến cuối năm 2012. McKinsey, một công ty tư vấn, lập luận
rằng trừ khi Việt Nam
tăng năng suất lao động hơn một nửa, tốc độ tăng trưởng có thể sẽ giảm dần
xuống dưới 5%. Điều đó sẽ khiến chính phủ không đạt được mục tiêu 7-8%.
McKinsey lập luận, “sự khác biệt tưởng là nhỏ, nhưng không phải thế.” Đến năm
2020, nền kinh tế của Việt Nam
có thể giảm xuống 1/3 so với một nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng ở mức 7% một
năm.
Tất cả mọi người, ngay cả giới lãnh đạo cộng sản, đồng ý về những lý do chính của sự suy giảm. Khản năng quản lý kém, lãng phí, và tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 40% sản lượng, đã kéo nền kinh tế xuống dốc. Công thức sản xuất chi phí thấp có mức lương thấp không còn hiệu lực như đã từng có. Các quốc gia như Campuchia và Bangladesh bây giờ đã vượt Việt Nam về mặt sản xuất giá rẻ. Tuy nhiên, Việt Nam đã không tiến đến được các khu vực kinh tế có hoạt động sản xuất và hàng công nghệ cao hơn.
Thật nản, tuy nhiên, nhận ra vấn đề và làm một cái gì đó để giải quyết dường như là hai điều khác nhau trong suy nghĩ của những người cầm quyền cộng sản Việt Nam. Một số người lạc quan hy vọng sẽ có những thay đổi tại một cuộc họp ba ngày của các cán bộ cao cấp của đảng vào tháng trước. Tuy nhiên, ổ đó chỉ có rất nhiều vụ “đấm ngực” ngoài ra chẳng có gì khác đáng kể. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, kêu gọi Đảng cải cách nếu muốn tránh mối đe dọa bị triệt tiêu. Mặc dù bài phát biểu của ông Trọng được công bố, phần còn lại của cuộc họp đã diễn ra đằng sau cánh cửa đóng kín.
Lời kêu gọi đỏi mới hay là chết không phải là mới. “Họ đã nói như vậy cả 20 năm rồi,” ông Carl Thayer, một chuyên gia về chính trị Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra nói. Những thiếu sót, bây giờ cũng như trong quá khứ, vẫn là những kế hoạch chi tiết về việc làm thế nào để thực hiện cải cách như tái cơ cấu khu vực nhà nước cồng kềnh, tinh giản đầu tư công và cải thiện tính minh bạch. Chín giám đốc điều hành của Vinashin, một công ty đóng tàu nhà nước nợ nần chồng chất, đã ra trước toà vào ngày 27 tháng 3 với tội quản lý tồi tài nguyên của đất nước. Đó là vụ án lớn nhất của loại này trong nhiều năm qua, nhưng không có khả năng các chính khách đã khuyến khích và tài trợ để mở rộng công ty một cách hoành tráng, kể cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sẽ bị buộc phải chịu trách nhiệm trước quốc dân.
Ngay cả nếu có một sự đổi ý ở cấp lãnh đạo tối cao, giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện thay đổi trên toàn hệ thống. Quyền lực tại Việt Nam được phân tán hơn so với nước láng giềng Trung Quốc, và quyền lợi trong thương trường và chính trường là những trở ngại lớn hơn để đổi mới. Hơn nữa, trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có một số thành công trong việc tái phát minh chính nó như là một câu lạc bộ đặc quyền cho tầng lớp thượng lưu, đồng chí của cộng sản Trung Quốc tại Việt Nam vẫn bị kẹt trong quá khứ. Tính hợp pháp giành được bằng chiến thắng quân sự từ hơn một thế hệ trước đây đang mờ dần cùng với những ký ức ngày xưa, và những xác nhận của giới lãnh đạo Việt Nam về thẩm quyền kinh tế ngày càng khó tồn tại.
Nguồn: Hero to zero. The Economist.
Tất cả mọi người, ngay cả giới lãnh đạo cộng sản, đồng ý về những lý do chính của sự suy giảm. Khản năng quản lý kém, lãng phí, và tham nhũng trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 40% sản lượng, đã kéo nền kinh tế xuống dốc. Công thức sản xuất chi phí thấp có mức lương thấp không còn hiệu lực như đã từng có. Các quốc gia như Campuchia và Bangladesh bây giờ đã vượt Việt Nam về mặt sản xuất giá rẻ. Tuy nhiên, Việt Nam đã không tiến đến được các khu vực kinh tế có hoạt động sản xuất và hàng công nghệ cao hơn.
Thật nản, tuy nhiên, nhận ra vấn đề và làm một cái gì đó để giải quyết dường như là hai điều khác nhau trong suy nghĩ của những người cầm quyền cộng sản Việt Nam. Một số người lạc quan hy vọng sẽ có những thay đổi tại một cuộc họp ba ngày của các cán bộ cao cấp của đảng vào tháng trước. Tuy nhiên, ổ đó chỉ có rất nhiều vụ “đấm ngực” ngoài ra chẳng có gì khác đáng kể. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, kêu gọi Đảng cải cách nếu muốn tránh mối đe dọa bị triệt tiêu. Mặc dù bài phát biểu của ông Trọng được công bố, phần còn lại của cuộc họp đã diễn ra đằng sau cánh cửa đóng kín.
Lời kêu gọi đỏi mới hay là chết không phải là mới. “Họ đã nói như vậy cả 20 năm rồi,” ông Carl Thayer, một chuyên gia về chính trị Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra nói. Những thiếu sót, bây giờ cũng như trong quá khứ, vẫn là những kế hoạch chi tiết về việc làm thế nào để thực hiện cải cách như tái cơ cấu khu vực nhà nước cồng kềnh, tinh giản đầu tư công và cải thiện tính minh bạch. Chín giám đốc điều hành của Vinashin, một công ty đóng tàu nhà nước nợ nần chồng chất, đã ra trước toà vào ngày 27 tháng 3 với tội quản lý tồi tài nguyên của đất nước. Đó là vụ án lớn nhất của loại này trong nhiều năm qua, nhưng không có khả năng các chính khách đã khuyến khích và tài trợ để mở rộng công ty một cách hoành tráng, kể cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sẽ bị buộc phải chịu trách nhiệm trước quốc dân.
Ngay cả nếu có một sự đổi ý ở cấp lãnh đạo tối cao, giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện thay đổi trên toàn hệ thống. Quyền lực tại Việt Nam được phân tán hơn so với nước láng giềng Trung Quốc, và quyền lợi trong thương trường và chính trường là những trở ngại lớn hơn để đổi mới. Hơn nữa, trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có một số thành công trong việc tái phát minh chính nó như là một câu lạc bộ đặc quyền cho tầng lớp thượng lưu, đồng chí của cộng sản Trung Quốc tại Việt Nam vẫn bị kẹt trong quá khứ. Tính hợp pháp giành được bằng chiến thắng quân sự từ hơn một thế hệ trước đây đang mờ dần cùng với những ký ức ngày xưa, và những xác nhận của giới lãnh đạo Việt Nam về thẩm quyền kinh tế ngày càng khó tồn tại.
Nguồn: Hero to zero. The Economist.
0 comments:
Đăng nhận xét