Huy Phương
Việt khang là một cái tên chúng ta mới biết. “Anh là Ai” là một bản nhạc chúng ta mới nghe. Hôm nay trên toàn thế giới, trong cộng đồng người Việt lưu vong hay không lưu vong, tị nạn hay không tị nạn, có nợ nần hay không nợ nần với VNCH, có thù hận hay không thù hận chủ nghĩa cộng sản, bài hát đơn giản có ba tiếng, đã tỏa rộng, lan xa.
Lời hát xót xa như nỗi thống khổ bật lên tiếng kêu (bất bình tắc thanh), tiếng kêu đó nghẹn ngào từ một cổ họng đang bị bóp nghẹt, với một thân thể đang bị gông cùm. Tôi đã nghe mọi người hát theo Việt Khang, từ đứa trẻ lên ba cho đến ông già, từ những ca sĩ trẻ tuổi cho đến những công nhân, dù đã lớn lên trong hay sau cuộc chiến. Ai trong chúng ta lại không có tấm lòng yêu nước, thương nòi để một lúc nào đó một dòng lệ trào ra khóe mắt.
Chỉ những con người vô cảm mới không xúc động vì một lời nói yêu nước. Tôi còn nhớ một câu trong Tâm Hồn Cao Thượng: “Con ơi! Bây giờ con đã hiểu thế nào là lòng ái quốc. Ðó là một điều rất to tát, thiêng liêng!”
Từ tiếng hát Việt Khang, chúng ta, những người Việt bỏ nước ra đi, tự do như những cánh chim trời, không bị ô nhục, không bị tù đày, không bị trấn áp, đâu thể nào quay mặt làm ngơ với số phận những người bất hạnh hơn chúng ta. Tại Hoa Kỳ, phong trào vận động cho nhân quyền Việt Nam, khi bài báo này đến tay bạn đọc, đã có hơn 100,000 chữ ký Thỉnh Nguyện Thư gửi đến Tòa Bạch Ốc. Ðây là cuộc vận động rộng lớn chưa từng thấy tại Hoa Kỳ đã lan xa đến Liên Hiệp Quốc, Canada và Úc. Sự đồng lòng và đoàn kết của đồng bào hải ngoại chưa bao giờ đầy khí thế như hôm nay. Sự kiện này làm xúc động tất cả những ai có tấm lòng với quê hương đất nước không phân biệt chúng ta đang ở đâu.
Không kể hết tên tuổi những nhà tranh đấu trong nước đồng tình và xúc động trước tấm lòng hải ngoại đã phát biểu: “Không quên những người trong nước,” “những người tranh đấu trong nước được tiếp sức,” “tri ân đồng bào hải ngoại,” “những người dân trong nước vô cùng xúc động và được cổ vũ mạnh mẽ từ những việc làm cụ thể của những trái tim nơi hải ngoại,” “một việc làm cho anh chị em tranh đấu trong nước và đồng bào quốc nội hết sức phấn chấn.”
Trong lịch sử đấu tranh cho tự do, dân chủ và quyền làm người, hải ngoại đoàn kết với khí thế chưa từng thấy, nhưng cũng tại nơi này, một loạt đánh phá dữ dội đã bắt đầu trong mấy tuần qua làm cho những người thành tâm, thiện chí phải nản lòng. Tôi không vội cho những nguồn đánh phá xung kích này phát xuất từ trong nước, qua những “sai nha” của chúng ở hải ngoại, vì không có bằng chứng và cũng quá vội vàng, với lối chụp mũ nhau lâu nay chúng ta vẫn thường dùng để tấn công những người chúng ta không ưa thích.
Nhưng rõ ràng là những vụ chửi bới, vu oan, mạt sát này phát xuất từ trong đám đông gần gũi của chúng ta, vô tình tiếp tay với chiến dịch quấy nát cộng đồng hải ngoại của cộng sản. Dù câu chuyện đã xưa, chúng tôi cũng xin nhắc lại:
“Có hai người đi câu cua bên bờ biển, ngồi gần nhau, một người Mỹ và một người Việt Nam. Giỏ cua của người Mỹ thì có nắp đậy và được cột rất chặt vì sợ cua bò ra, trái lại giỏ cua của anh Việt thì để tênh hênh không có nắp. Anh chàng Mỹ rất ngạc nhiên, hỏi lý do thì người Việt bình thản trả lời rằng: 'Cua của tôi không con nào bò lên tới miệng giỏ được, hễ con này bò gần tới thì những con kia trong giỏ cặp càng kéo xuống trở lại, như vậy chẳng con nào lên nổi, thì việc gì phải đậy nắp!'”
Câu chuyện nghe rất thường mà muốn chảy nước mắt. Anh nào mà có làm được một tí gì trong cộng đồng thì thế nào cũng có vài ba anh xúm nhau lại chửi bới. Trong chúng ta hễ ai làm được việc gì thì cũng có năm ba người chê bai, dè bỉu; người nào thành công thì cũng có dư luận nói xấu hay xoi mói vào đời tư.
Hễ một người xây được thì có ba người tới đập đổ. Như vậy, không có ai giỏi bằng mình, thành công bằng mình, đạo đức bằng mình, nghĩa là thói đời có cái nhìn “mục hạ vô nhân” (dưới mắt ta chẳng có thằng nào đáng mặt con người cả!) Trong cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí,” ông nhà văn Bá Dương đã cho cái lối đó là “bản thân mình là đáng khen, còn những người khác đối với họ là cứt chó hết.” Trong tiếng Hoa, các thành ngữ kiểu: “Trí thức khinh nhau” (Văn nhân tương khinh), “Cùng nghề hay ghen nhau” (Ðồng hành tương kỵ), “Cùng tính thì hay khích bác nhau” (Ðồng tính tương xích)... nhiều không sao kể xiết!
Trong trường hợp này, nếu có một nhân vật ngoại quốc đầy uy thế đến hỏi: “Theo ông ai là người có thể đại diện cho người Việt hải ngoại?” thì tôi chỉ có cách là chỉ vào ngực tôi là: “Ðâu có ai xứng đáng hơn, chính tôi đây thưa ông!”
Những con cua ở trong cái giỏ tự do, con này có quyền bò lên miệng giỏ thì con cua khác cũng có quyền kéo cẳng xuống. Kết luận của bầy cua đang nhao nhao hiện nay là: “Tao mà chưa bò lên được miệng giỏ, thì đố con nào bò lên được với tao! Tao không có khả năng (hay dốt nát) làm được như mày, nhưng tao đủ sức, dài hơi để đánh phá mầy đến cùng!”
Một vài nhân vật có thành tích chửi bới, đánh phá lâu nay ở hải ngoại, đổ tràn lên “net” những lời nhục mạ ấu trĩ, vô căn cứ, trước mắt, đã đối chọi với hơn 100,000 tấm lòng yêu nước trong sáng. Hơn cả chuyện “đoàn người vẫn đi” mà đây là khí thế của “một con tàu đã chuyển động,” đang đè nát và bỏ lại những rác rưởi trên con đường sắt mà đoàn tàu đi qua.
http://mientaongo.net/diendan/index.php?/topic/690-anh-la-ai/page__st__70__p__21942#entry21942
DienDanCTM
Việt khang là một cái tên chúng ta mới biết. “Anh là Ai” là một bản nhạc chúng ta mới nghe. Hôm nay trên toàn thế giới, trong cộng đồng người Việt lưu vong hay không lưu vong, tị nạn hay không tị nạn, có nợ nần hay không nợ nần với VNCH, có thù hận hay không thù hận chủ nghĩa cộng sản, bài hát đơn giản có ba tiếng, đã tỏa rộng, lan xa.
Lời hát xót xa như nỗi thống khổ bật lên tiếng kêu (bất bình tắc thanh), tiếng kêu đó nghẹn ngào từ một cổ họng đang bị bóp nghẹt, với một thân thể đang bị gông cùm. Tôi đã nghe mọi người hát theo Việt Khang, từ đứa trẻ lên ba cho đến ông già, từ những ca sĩ trẻ tuổi cho đến những công nhân, dù đã lớn lên trong hay sau cuộc chiến. Ai trong chúng ta lại không có tấm lòng yêu nước, thương nòi để một lúc nào đó một dòng lệ trào ra khóe mắt.
Chỉ những con người vô cảm mới không xúc động vì một lời nói yêu nước. Tôi còn nhớ một câu trong Tâm Hồn Cao Thượng: “Con ơi! Bây giờ con đã hiểu thế nào là lòng ái quốc. Ðó là một điều rất to tát, thiêng liêng!”
Từ tiếng hát Việt Khang, chúng ta, những người Việt bỏ nước ra đi, tự do như những cánh chim trời, không bị ô nhục, không bị tù đày, không bị trấn áp, đâu thể nào quay mặt làm ngơ với số phận những người bất hạnh hơn chúng ta. Tại Hoa Kỳ, phong trào vận động cho nhân quyền Việt Nam, khi bài báo này đến tay bạn đọc, đã có hơn 100,000 chữ ký Thỉnh Nguyện Thư gửi đến Tòa Bạch Ốc. Ðây là cuộc vận động rộng lớn chưa từng thấy tại Hoa Kỳ đã lan xa đến Liên Hiệp Quốc, Canada và Úc. Sự đồng lòng và đoàn kết của đồng bào hải ngoại chưa bao giờ đầy khí thế như hôm nay. Sự kiện này làm xúc động tất cả những ai có tấm lòng với quê hương đất nước không phân biệt chúng ta đang ở đâu.
Không kể hết tên tuổi những nhà tranh đấu trong nước đồng tình và xúc động trước tấm lòng hải ngoại đã phát biểu: “Không quên những người trong nước,” “những người tranh đấu trong nước được tiếp sức,” “tri ân đồng bào hải ngoại,” “những người dân trong nước vô cùng xúc động và được cổ vũ mạnh mẽ từ những việc làm cụ thể của những trái tim nơi hải ngoại,” “một việc làm cho anh chị em tranh đấu trong nước và đồng bào quốc nội hết sức phấn chấn.”
Trong lịch sử đấu tranh cho tự do, dân chủ và quyền làm người, hải ngoại đoàn kết với khí thế chưa từng thấy, nhưng cũng tại nơi này, một loạt đánh phá dữ dội đã bắt đầu trong mấy tuần qua làm cho những người thành tâm, thiện chí phải nản lòng. Tôi không vội cho những nguồn đánh phá xung kích này phát xuất từ trong nước, qua những “sai nha” của chúng ở hải ngoại, vì không có bằng chứng và cũng quá vội vàng, với lối chụp mũ nhau lâu nay chúng ta vẫn thường dùng để tấn công những người chúng ta không ưa thích.
Nhưng rõ ràng là những vụ chửi bới, vu oan, mạt sát này phát xuất từ trong đám đông gần gũi của chúng ta, vô tình tiếp tay với chiến dịch quấy nát cộng đồng hải ngoại của cộng sản. Dù câu chuyện đã xưa, chúng tôi cũng xin nhắc lại:
“Có hai người đi câu cua bên bờ biển, ngồi gần nhau, một người Mỹ và một người Việt Nam. Giỏ cua của người Mỹ thì có nắp đậy và được cột rất chặt vì sợ cua bò ra, trái lại giỏ cua của anh Việt thì để tênh hênh không có nắp. Anh chàng Mỹ rất ngạc nhiên, hỏi lý do thì người Việt bình thản trả lời rằng: 'Cua của tôi không con nào bò lên tới miệng giỏ được, hễ con này bò gần tới thì những con kia trong giỏ cặp càng kéo xuống trở lại, như vậy chẳng con nào lên nổi, thì việc gì phải đậy nắp!'”
Câu chuyện nghe rất thường mà muốn chảy nước mắt. Anh nào mà có làm được một tí gì trong cộng đồng thì thế nào cũng có vài ba anh xúm nhau lại chửi bới. Trong chúng ta hễ ai làm được việc gì thì cũng có năm ba người chê bai, dè bỉu; người nào thành công thì cũng có dư luận nói xấu hay xoi mói vào đời tư.
Hễ một người xây được thì có ba người tới đập đổ. Như vậy, không có ai giỏi bằng mình, thành công bằng mình, đạo đức bằng mình, nghĩa là thói đời có cái nhìn “mục hạ vô nhân” (dưới mắt ta chẳng có thằng nào đáng mặt con người cả!) Trong cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí,” ông nhà văn Bá Dương đã cho cái lối đó là “bản thân mình là đáng khen, còn những người khác đối với họ là cứt chó hết.” Trong tiếng Hoa, các thành ngữ kiểu: “Trí thức khinh nhau” (Văn nhân tương khinh), “Cùng nghề hay ghen nhau” (Ðồng hành tương kỵ), “Cùng tính thì hay khích bác nhau” (Ðồng tính tương xích)... nhiều không sao kể xiết!
Trong trường hợp này, nếu có một nhân vật ngoại quốc đầy uy thế đến hỏi: “Theo ông ai là người có thể đại diện cho người Việt hải ngoại?” thì tôi chỉ có cách là chỉ vào ngực tôi là: “Ðâu có ai xứng đáng hơn, chính tôi đây thưa ông!”
Những con cua ở trong cái giỏ tự do, con này có quyền bò lên miệng giỏ thì con cua khác cũng có quyền kéo cẳng xuống. Kết luận của bầy cua đang nhao nhao hiện nay là: “Tao mà chưa bò lên được miệng giỏ, thì đố con nào bò lên được với tao! Tao không có khả năng (hay dốt nát) làm được như mày, nhưng tao đủ sức, dài hơi để đánh phá mầy đến cùng!”
Một vài nhân vật có thành tích chửi bới, đánh phá lâu nay ở hải ngoại, đổ tràn lên “net” những lời nhục mạ ấu trĩ, vô căn cứ, trước mắt, đã đối chọi với hơn 100,000 tấm lòng yêu nước trong sáng. Hơn cả chuyện “đoàn người vẫn đi” mà đây là khí thế của “một con tàu đã chuyển động,” đang đè nát và bỏ lại những rác rưởi trên con đường sắt mà đoàn tàu đi qua.
http://mientaongo.net/diendan/index.php?/topic/690-anh-la-ai/page__st__70__p__21942#entry21942
DienDanCTM
0 comments:
Đăng nhận xét