André Menras - Hồ Cương Quyết
Phạm Toàn dịch
Gửi các ngư dân bị cầm tù
tại Phú Lâm, Hoàng Sa
Tôi ra đi từ Bobigny, ngôi làng của tình đoàn kết, nơi đây chúng tôi bán được 400 đồng euro sản phẩm thủ công nghiệp Việt Nam để ủng hộ trẻ em nghèo được Hội ADEP (Hội Xúc tiến Hợp tác Sư phạm) Pháp-Việt hỗ trợ …
Tôi đã gặp những nhà hoạt động của Đảng Cộng sản, các cán bộ Liên hiệp Công đoàn Pháp, đều là những con người tiến bộ cả: nay thì họ đã đựoc biết là có cuốn phim và họ đã được biết là có vấn đề ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc xâm hại. Có người đã khóc, họ thấy bị sốc, họ thấy phẫn nộ. Khi đi đó đi đây trên đất Pháp, tôi vô cùng ngạc nhiên thấy đâu đâu người ta cũng lặng im trước vấn đề này. Thật kinh khủng khi thấy người ta đã có thể tảng lờ thậm chí bóp nghẹt các thông tin tại một quốc gia tự cho mình là dân chủ!
Tuy nhiên, từ nhiều tháng nay, tôi đã gửi các bài viết, các bản dịch bài báo, những lá thư của các ngư dân và những tài liệu khác nữa tới những người có trách nhiệm của mấy tổ chức nói trên! Giờ thì họ chẳng thể nào nói được nữa là họ không biết chuyện gì đã xảy ra! Vậy thì, họ đã ký kết với nhau những gì và như thế nào để khoá chặt các thông tin kia? Ai là người yêu cầu họ giữ lặng im? Đại sứ quán Việt Nam tại Paris, Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm tất cả mọi điều trong phạm vi quyền hạn của họ để lên án những tội ác xâm lược của Tàu hay là ngược lại họ đã phối hợp kết hợp nhau để ngăn chặn thông tin? Ta buộc phải nhận thấy một điều rõ ràng là kết quả của sự đồng loã Pháp-Việt đó đã phục vụ cho ý đồ của Trung Hoa và khuyến khích nước này tiếp tục mọi chuyện! Tôi những muốn rằng những người lãnh đạo các tổ chức tôi đã trao đổi trò chuyện với họ sẽ nhận ra trách nhiệm phải phát động một chiến dịch truyền thông lớn để huy động công luận ủng hộ chính nghĩa của ngư dân Việt Nam!
Kể từ tháng mười hai năm ngoái và từ khi người ta ngăn cấm chiếu phim tại Sài Gòn, trong cuộc đấu tranh của mình, tôi đã nhận thấy cái hiện thực đau buồn này: công chiếu phim của tôi, phổ biến các chứng cứ chứa đựng trong phim đó, lên án bọn tội phạm Trung Hoa, làm những điều đó là một hành động phản kháng không chỉ chống lại bọn theo chủ nghĩa bành trướng và bạo lực Trung Hoa mà còn là chống lại những hành động của những nhà lãnh đạo chính trị của “đảng anh em”, chống lại những đối tác kinh doanh của Bắc Kinh, chống lại nỗi sợ của những nhà lãnh đạo những tổ chức nhân đạo nào đó đang hợp tác với những nhà cầm quyền Trung Hoa…
Cho tới nay, không một tổ chức nào trong số đó đã giúp tôi một tay. Vậy là, đứng trước chủ nghĩa bất động tội ác của họ, tôi đã cùng với những bạn bè càng ngày càng đông đảo cùng chống lại họ. Một cuộc chống đối mà khởi đầu chỉ là những phương tiện ít ỏi, được trụ đỡ bởi những sáng kiến cá nhân, bao dung, ái quốc, kết đoàn. Mỗi lần đem phim ra chiếu, mỗi lần tranh luận vấn đề, mọi người nêu ra câu hỏi: tại sao có chuyện đó mà từ mười năm rồi chẳng có ai nói với chúng tôi sất? Tại sao lại không hề có một phóng sự lớn nào về đề tài này trên (báo của Đảng Cộng sản Pháp) tờ l’Humanité, cũng chẳng có gì trên báo Le Monde Diplomatique cũng như trên báo Libération?
Mọi người hết sức ngạc nhiên. Nhưng chính vì họ ngạc nhiên như thế nên lại càng thúc đẩy họ phản ứng mạnh hơn để làm cho mọi người xung quanh cùng lên tiếng, để quyên góp quỹ hỗ trợ. Có những người đã đề nghị tôi tổ chức ký kháng nghị tới Đại sứ quán Trung Quốc. Đó là một ý kiến có khả năng thực hiện và có khả năng mở ra nhiều hành động khác.
Tôi có đôi chút kinh nghiệm về những phong trào đấu tranh khi mới ra đời và hình thành dần dần trong không khí mọi người chưa nhất trí với nhau. Khi các phong trào đó mở màn rồi thì không có ai ngăn chặn chúng nữa. Tôi tin tưởng chắc chắn là với sự ủng hộ hoặc mặc dù có sự kìm hãm của nhà cầm quyền, chúng ta sẽ xây dựng nhẹ nhàng nhưng vững vàng cả một mặt trận đối kháng quốc tế ủng hộ ngư dân Việt Nam và bệnh vực chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Phong trào đó cũng sẽ phát triển khẩn trương nhanh chóng tương ứng với sự nhanh chóng từ phía nhà cầm quyền Trung Hoa khi họ cố tình chọn lựa triển khai sức mạnh nào và tần suất những cuộc xâm lấn đánh vào ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa và đặc biệt trên cả vùng biển Đông Nam Ấ.
Chúng ta sẽ làm rạn nứt bức tường lặng im xấu hổ và cuối cùng chúng ta sẽ làm cho nó phải tan tành.
Chiều nay, 23 tháng giêng, tôi bay tới Berlin với niềm tin này, và trong tim cũng như trong đầu là một ý nghĩ ngập tràn tình cảm đối với 21 ngư dân của chúng ta đang bị cầm tù ở Phú Lâm cùng với gia đình họ đang đau lòng chờ đợi tại Lý Sơn.
A. M. – H. C. Q.
1 comments:
André quý mến,
Đọc những giòng chử của anh trên đây làm tôi rất xót xa.
Cái xót xa đầu tiên là tôi là người VN nhưng chưa làm gi và giúp ích gì cho đồng hương tôi trong tình cảnh đau lòng và thê lương hiện nay.
Cái xót xa thứ hai là sự lên tiếng của anh cho ngư dân VN bị cô lập và bức tử tại VN.
Cái xót xa thứ bà là sự lên tiếng của anh cùng những nổ lực của chúng tôi đã bị chính phủ nước Pháp cho vào xọt rác, vì quyền lợi nước Pháp hay quyền lợi riêng tư ??
Anh với cả tấm lòng và chúng tôi thì với cả khối óc thì chắc chắn chúng ta sẽ đạc thành điều mong ước. Xin hãy giữ vững lòng tin và kiên nhẫn trong đoạn đường hôm nay.
Đăng nhận xét