Thơ: Quê Mình Đâu Hở Ngoại ?

Ngoại ơi Ngoại, quê mình đâu hở Ngoại,
Mà đêm ngày Ngoại khắc khoải nhớ thương,
Ai cũng có quê hương,
Sao Ngoại vẫn mãi tha phương mòn mỏi ?

Nghe lời con hỏi,
Ngoại nghẹn lời biết nói gì đây,
Lòng lâu rồi vẫn trăn trở loay hoay,
Quê hương cũ biết còn hay đã mất.

Ngoại sẽ nói với con về mảnh đất,
Chốn xưa kia luôn chất ngất tình người,
Nhưng đớn đau, sau một cuộc đổi đời,
Đã bất hạnh tan tành nơi tay giặc.

Từ ngày đó, máu xương cùng nước mắt,
Của dân mình tràn đổ khắp non sông,
Do bàn tay lũ bạo ngược tanh lòng,
Vẫn mang tiếng là chung dòng giống Việt.

Dưới gông cùm khắc nghiệt,
Dân một đời khốn khổ biết kêu ai,
Trời quay đầu, thần thánh cũng che tai,
Đành chới với giữa đêm dài giông bão.

Người vắt từng giọt máu,
Đổi chén cháo nuôi nhau.
Tấm thân tàn, rủi gặp cảnh ốm đau,
Nhà thương đấy, nhưng tiền đâu lo lót ?

Cả tôn giáo cũng chịu phần chua xót,
Chẳng mấy khi được sống sót yên lành.
Chúng lại bày trò giáo hội quốc doanh,
Biến lắm kẻ tu hành thành con rối.

Giới thống trị, toàn một bầy nói dối,
Chúng rêu rao, la lối để bên ngoài,
Tưởng lầm rằng đây chính cảnh Bồng lai,
Đến du lịch, chúng liền tay hốt bạc.

Chúng xem mạng dân lành như cỏ rác,
Và chỉ vì muốn chiếm đoạt đất đai,
Chúng giết người, hoặc đàn áp thẳng tay,
Nghĩa địa cũng bị cày lên lấp bỏ.

Dân chỉ được quyền sống như sâu bọ,
Luật pháp là cán bộ với công an.
Người chỉ cần dăm câu hát thở than,
Liền gánh chịu trăm ngàn điều khắc bạc.

Với dân Việt, chúng vô cùng tàn ác,
Trước bọn Tàu, lại hèn nhát vô song,
Đã cúi đầu dâng các đảo biển Đông,
Lại bỏ ngỏ non sông cho giặc Bắc.

Người yêu nước không đành tâm để mặc,
Phản đối trò nhượng cắt đất quê hương,
Bị côn đồ giả dạng đánh trọng thương,
Thân rải rác khắp đoạn đường nghiệt ngã.

Khi Tàu Cộng bắt người trên biển cả,
Khi ngoại nhân hành hạ đánh dân mình,
Lũ cầm quyền vẫn ngậm miệng làm thinh,
Nhởn nhơ giữa Ba Đình, không biết nhục.

Đất nước thành địa ngục,
Nơi giam cầm tám chục triệu tù nhân.
Mấy ai được yên thân,
Dưới họng súng của đạo quân tàn ngược.

Mảnh đất đó, làm sao còn gọi được
Là quê hương đích thực của toàn dân,
Khi bạo quyền chỉ vâng lệnh ngoại nhân,
Chủ quyền nước đã nằm trong tay địch.

- Ngoại ơi Ngoại, sao không về du lịch,
Con thấy người ta lịch kịch suốt ngày,
Lưng lận tiền, máy ảnh bấm chồn tay,
Sáng trưa tối, từng chuyến bay đều đặn ?

- Ngoại nghe hỏi, lòng già thêm cay đắng,
Nhìn những người xưa may mắn thoát ra,
Vừa ấm cật phì gia,
Vội áo gấm khắp quê nhà vung vít.

Từng đoàn rộn rịp,
Nhất là dịp Xuân về,
Vui đùa, hưởng thụ thỏa thuê,
Tâm bình thản, khắp quê nhà vênh váo.

Họ chỉ thấy màu hồng qua xác pháo,
Mà không hề thấy màu máu của dân,
Bao năm qua, dưới nanh vuốt hung thần,
Đang từng phút thay dần màu lệ nóng.

Họ chỉ thấy cảnh nhà cao cửa rộng,
Cùng phố phường sang trọng mọc tràn lan,
Mà không nghe xe ủi đất rộn ràng,
Đang cày nát nghĩa trang đồng đội cũ.

Họ chỉ thấy con nhà giàu từng lũ,
Tay ôm tiền cả bó đốt thâu đêm,
Chẳng hề hay suốt khắp cả ba miền,
Trẻ đói rách, toàn trên xương dưới xẩu.

Họ chỉ thấy minh tinh cùng hoa hậu,
Đầy nữ trang, trên sân khấu nói cười,
Nào có hay ngay dưới ánh mặt trời,
Thân gái Việt đang chờ người ngã giá.

Họ chỉ thấy những hội trường sang cả,
Trên giảng tòa, lời dối trá oang oang,
Đâu biết rằng nơi trại cấm rừng hoang,
Tiếng đòi hỏi nhân quyền đang chết nghẹn.

Họ chỉ thấy đám "Việt kiều" chè chén,
Mà quên đi người chiến hữu tật nguyền,
Đứng bên đường, tập vé số còn nguyên,
Đôi mắt trũng miên miên ngàn tủi hận.

Họ chỉ thấy ngọc ngà cùng son phấn,
Khi đổ tiền mua lấy trận vui chơi.
Có hay chăng sau ánh mắt tươi cười,
Là máu lệ của một đời son trẻ.

Họ chỉ thấy ngôi nhà thờ tráng lệ,
Mà không nhìn tượng Đức Mẹ sầu đau,
Hay đến xem cây Thánh giá Cồn Dầu,
Bị chúng đập từ lâu thành trăm mảnh.

Có những kẻ về quay phim chụp ảnh,
Chợt thấy mình sao "hạnh phúc ấm no",
Lầm tưởng rằng đất nước cũng tự do,
Bừa nhắm mắt tuyên truyền cho chế độ.

Ai cũng viện đủ lý do này nọ,
Trở về quê, đi khắp ngõ dông dài,
Để ăn chơi, kiếm danh lợi tiền tài,
Nhãn "từ thiện" phết thật dày trên trán.

Xưa trốn nhủi, tìm đường đi tị nạn,
Giờ "vinh quy", đánh bạn với yêu tinh,
Thì chính mình đang làm hại dân mình,
Trách chi được "đồng minh" xưa ngoảnh mặt.

Sao lại nỡ đem đồng tiền nước mắt,
Ngầm tiếp tay cho lũ giặc hung tàn,
Giúp chúng thành bầy "thái thú" gian tham,
Tuân lệnh chủ về giết oan đồng loại ?

- Làm sao biết rõ ràng đây hở Ngoại,
Quê hương mình giờ ở tại nơi đâu,
Khi đất đai sắp mất hết cho Tàu,
Nếp sống Việt đã đậm màu nô lệ ?

- Con yêu dấu, càng nghe về đất mẹ,
Càng thêm buồn, nhưng biết kể cùng ai.
Tội nghiệp cho những thế hệ ngày mai,
Bị xiềng xích nước ngoài luôn trói buộc.

Ngoại chỉ sợ thêm một lần Bắc thuộc,
Thì ngày về quang phục sẽ còn lâu,
Dân tộc ta mãi tủi nhục cúi đầu,
Kính cẩn gọi giặc Tàu bằng "Trung Quốc"!

Đêm đất khách đã thưa dần ánh đuốc,
Người quên thề, về lũ lượt ăn chơi.
Có phải chăng vì nghiệt ngã cơ trời,
Mà dân Việt phải ngàn đời ôm hận.

Ngoại chỉ biết giờ đây thầm chấp nhận,
Nơi nao còn hơi ấm lá Cờ Vàng,
Và lời thề phục quốc vẫn còn vang,
Thì đất nước giang san mình ở đó.

Mùa Quốc Hận, lệ buồn ai có nhỏ,
Khóc giùm cho miền đất khổ xa xôi,
Hay lòng đà theo chiều gió thổi xuôi,
Mặc năm tháng cuốn trôi lời ước cũ. 

Trn Văn Lương
Cali, đu Mùa Quc Hn 2012


0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More