Lê Thành - DienDanCTM
Có vẽ phần “hậu sự” của cuộc vận động Thỉnh Nguyện Thư (TNT)
của Nhạc Sĩ Trúc Hồ, SBTN, TS Nguyễn Đình Thắng, và cộng đồng hải ngoại càng ngày
càng sôi nổi hơn. Sáng thức dậy, pha ly trà, mở TV lên
tôi thấy người ta nói về cuộc vận động này. Lên xe đi
làm, mở radio tôi nghe người ta bàn tán về cuộc vận động này. Vào công ty, mở email ra tôi nhận được vài email cũng liên quan đến
cuộc vận động này. Một bên cho là rất thành công, bên kia
cho là huề hoặc thất bại. Vì quá bận rộn công việc nên tôi chỉ làm tròn bổn
phận là ký TNT và forward những email kêu gọi đến bạn bè mà thôi.
Tôi rất kính phục tinh thần yêu nước của đồng hương chúng ta, đặc biệt là những cụ già và em bé. Chúng ta đã làm nên một “hiện tượng” và một “lịch sử”. Theo tôi thành công lớn nhất và làm nên lịch sử đó là sự tập hợp sức mạnh gần 150 ngàn chữ ký của đồng hương hải ngoại. Thất bại lớn nhất là không trao được TNT tận tay tổng thống Obama. Tuy nhiên việc này không đơn giản tí nào. Việc đón tiếp của Tòa Bạch Ốc (TBO) làm nhiều đồng hương thất vọng. Rất nhiều người cho rằng TBO đã “vô lễ” với đồng hương Vietnam. Nếu nói rằng TT Obama bận tiếp phái đoàn Do Thái thì phó tổng thống ở đâu? Một số người ác ý, thiếu xây dựng còn mỉa mai châm biếm.v.v.
Tôi cũng có một kinh nghiệm với TBO mà tôi định “Sống để
bụng, chết mang theo”. Nhưng
mấy hôm nay nhiều người nhắc đến câu nói của Nguyễn Trường Tộ rằng “Biết mà không nói là bất nhân – Nói
mà không nói hết là bất nghĩa”. Sợ
mang tội bất nhân bất nghĩa, tôi nghĩ mình nên chia sẻ kinh nghiệm để hầu xoa
dịu nỗi thất vọng của đồng hương chúng ta, đặc biệt là những người đã được mời
vào TBO.
“You're
Invited: White House AAPI Business Leaders Briefing” đó là chủ đề của một email tôi nhận được
từ ông Eddie Lee đại diện văn phòng Office Of Public Engagement của White House.
Ngày 6 tháng 2 năm 2012 tôi được mời tham dự buổi Asian American and Pacific
Islander (AAPI) Business Leaders Briefing (Tạm dịch là: Cuộc hội thảo của những
thương gia người Mỹ gốc Châu Á Thái Bình Dương). Được mời vào
TBO tôi thấy “oách” lắm.
Nghe hai tiếng White House “chao ôi là vĩ đại” vì White House được xem là biểu tượng của một cường quốc bậc nhất thế giới. Đây là lần đầu tiên được vào TBO nên tôi rất hào hứng phấn khởi. Từ 5 giờ sáng đã khăn gói ra phi trường DFW để bay sang thủ đô cho kịp họp.
Cuộc họp bắt đầu lúc 3 giờ chiều và kết thúc lúc 4:30 chiều. Vì tên trên bằng lái và tên được ghi danh có phần khác biệt do đó tôi bị trở ngại tại cổng security thứ nhất. Cũng có một số người cùng “cảnh ngộ” sắp hàng tại đây. Trong lúc chờ đợi và trò chuyện tôi được biết nhiều người đến từ khắp các tiểu bang Hoa Kỳ. Khi đến phòng meeting tôi cũng có cảm giác như anh Trúc Hồ là tưởng vào nhầm phòng. Cái phòng mà chúng tôi đã meeting cũng chính là phòng tiếp đón phái đoàn Việt Nam vừa rồi (South Court Auditorium).
Phòng họp đầy kín, tôi đoán cũng khoảng 200 người tham dự. Cuộc họp chỉ có một tiếng rưỡi mà hơn một tiếng đầu là những bài phát biểu của các ông đại diện cho vài văn phòng trong TBO. Trước khi mời một ông lên phát biểu, người điều hành hoặc người đang phát biểu dành ra năm bảy phút giới thiệu thân thế và sự nghiệp của người kế tiếp. Khi người kế tiếp lên thì cũng dành ra vài phút để cảm ơn người giới thiệu mình mặc dù người kia đã đi thẳng ra cửa và đã khuất dạng.
Khoảng 30 phút tôi thấy có một số người bỏ ra ngoài. Ông Eddie Lee là người điều hợp meeting này. Tôi có được một business card từ tay của ông ấy. Title được ghi trên business card là Associate Director (Phó giám đốc) chứ không phải là giám đốc như trong bài tường thuật của Đỗ Dũng “Mở đầu 'lịch sử' cho người Việt ở Mỹ” đăng trên trang BBC ngày 6 tháng 3 rằng “ông Đỗ Phủ, Phó giám đốc đài SBTN, trao tấm bằng tri ân cho ông Eddie Lee, Giám Đốc Văn Phòng Châu Á Thái Bình Dương của Tòa Bạch Ốc”.
Nếu từ ngày 6 tháng 2 đến ngày 6 tháng 3 mà ông được thăng chức lên Director thì tin này là đúng. Khoảng 20 phút sau cùng là phần hỏi đáp. Ai có câu hỏi thì đứng xếp hàng hai bên phòng họp nơi có để sẵn hai microphones. Vì thời gian quá ngắn do đó có nhiều người xếp hàng mà không được hỏi đành phải ra về trong uất ức.
Nghe hai tiếng White House “chao ôi là vĩ đại” vì White House được xem là biểu tượng của một cường quốc bậc nhất thế giới. Đây là lần đầu tiên được vào TBO nên tôi rất hào hứng phấn khởi. Từ 5 giờ sáng đã khăn gói ra phi trường DFW để bay sang thủ đô cho kịp họp.
Cuộc họp bắt đầu lúc 3 giờ chiều và kết thúc lúc 4:30 chiều. Vì tên trên bằng lái và tên được ghi danh có phần khác biệt do đó tôi bị trở ngại tại cổng security thứ nhất. Cũng có một số người cùng “cảnh ngộ” sắp hàng tại đây. Trong lúc chờ đợi và trò chuyện tôi được biết nhiều người đến từ khắp các tiểu bang Hoa Kỳ. Khi đến phòng meeting tôi cũng có cảm giác như anh Trúc Hồ là tưởng vào nhầm phòng. Cái phòng mà chúng tôi đã meeting cũng chính là phòng tiếp đón phái đoàn Việt Nam vừa rồi (South Court Auditorium).
Phòng họp đầy kín, tôi đoán cũng khoảng 200 người tham dự. Cuộc họp chỉ có một tiếng rưỡi mà hơn một tiếng đầu là những bài phát biểu của các ông đại diện cho vài văn phòng trong TBO. Trước khi mời một ông lên phát biểu, người điều hành hoặc người đang phát biểu dành ra năm bảy phút giới thiệu thân thế và sự nghiệp của người kế tiếp. Khi người kế tiếp lên thì cũng dành ra vài phút để cảm ơn người giới thiệu mình mặc dù người kia đã đi thẳng ra cửa và đã khuất dạng.
Khoảng 30 phút tôi thấy có một số người bỏ ra ngoài. Ông Eddie Lee là người điều hợp meeting này. Tôi có được một business card từ tay của ông ấy. Title được ghi trên business card là Associate Director (Phó giám đốc) chứ không phải là giám đốc như trong bài tường thuật của Đỗ Dũng “Mở đầu 'lịch sử' cho người Việt ở Mỹ” đăng trên trang BBC ngày 6 tháng 3 rằng “ông Đỗ Phủ, Phó giám đốc đài SBTN, trao tấm bằng tri ân cho ông Eddie Lee, Giám Đốc Văn Phòng Châu Á Thái Bình Dương của Tòa Bạch Ốc”.
Nếu từ ngày 6 tháng 2 đến ngày 6 tháng 3 mà ông được thăng chức lên Director thì tin này là đúng. Khoảng 20 phút sau cùng là phần hỏi đáp. Ai có câu hỏi thì đứng xếp hàng hai bên phòng họp nơi có để sẵn hai microphones. Vì thời gian quá ngắn do đó có nhiều người xếp hàng mà không được hỏi đành phải ra về trong uất ức.
Sau buổi họp chúng tôi được mời
sang một building khác (LBJ Auditorium in the U.S. Department of Education Building)
để được tiếp đãi buổi tối mà TBO gọi là “Reception”.
Trong email mời tham dự buổi tiếp đãi cũng có câu “Appointees from across President Obama’s Administration will join the reception”.
Bước vào một căn phòng lạnh lẽo không có một cái bàn nào cả, chỉ dăm bảy cái ghế lếch thếch ở chân tường. Vài khay thức ăn nguội, vài loon nước soda, khách tự service lấy. Nói thật tôi thấy cái “Reception” này còn tệ hơn cả tiệc birthday của con người bạn. Tôi thoáng nghĩ “à White House là thế”, có thể mình đã thần tượng hoá White House một cách quá đáng. Thấy một nhóm người Việt Nam đang túm lại nói chuyện, tôi lao tới nhập hội. Hóa ra các anh này có cùng “chí hướng” với tôi. Chúng tôi nhìn nhau lắc đầu. Không phải là chúng tôi đề cao vấn đề ăn uống, nhưng nhìn cách tiếp đãi như thế này của White House thì không biết những lời góp ý của chúng tôi có một trọng lượng nào không.
Ông Eddie Lee đến trễ. Thấy ông bước vào, một người trong nhóm mời ông đến thưa chuyện. Chúng tôi đưa ra hai vấn đề. 1. Thời gian hội thảo quá ngắn. Chúng tôi là những business leaders đến từ khắp nơi, chúng tôi rất bận rộn. Lần sau xin ông cho ít ra cũng 4 giờ để bàn thảo. 2. Cuộc hội thảo phải có hai chiều. Các ông nói những điều mà đa số chúng tôi đã được đọc hoặc được nghe. Lần sau xin ông cho thêm thời gian về phần hỏi đáp để chúng tôi có cơ hội chia sẻ những thắc mắc và nguyện vọng của mình.
Sau khi được TBO chiêu đãi xong, nhóm Việt Nam chúng tôi kéo nhau đến một nhà hàng Việt Nam trong vùng để “lót thêm” một chút cho dễ ngủ. Trước khi bay sang Washington DC tôi có gửi vài mail cho ông Eddie Lee nêu ra vài vấn đề và hỏi ông có thích hợp để bàn bạc trong buổi họp không mà không thấy ông trả lời. Khi về đến Texas, tôi có email cho ông và cũng không thấy trả lời. Tôi thất vọng vô cùng.
Trong email mời tham dự buổi tiếp đãi cũng có câu “Appointees from across President Obama’s Administration will join the reception”.
Bước vào một căn phòng lạnh lẽo không có một cái bàn nào cả, chỉ dăm bảy cái ghế lếch thếch ở chân tường. Vài khay thức ăn nguội, vài loon nước soda, khách tự service lấy. Nói thật tôi thấy cái “Reception” này còn tệ hơn cả tiệc birthday của con người bạn. Tôi thoáng nghĩ “à White House là thế”, có thể mình đã thần tượng hoá White House một cách quá đáng. Thấy một nhóm người Việt Nam đang túm lại nói chuyện, tôi lao tới nhập hội. Hóa ra các anh này có cùng “chí hướng” với tôi. Chúng tôi nhìn nhau lắc đầu. Không phải là chúng tôi đề cao vấn đề ăn uống, nhưng nhìn cách tiếp đãi như thế này của White House thì không biết những lời góp ý của chúng tôi có một trọng lượng nào không.
Ông Eddie Lee đến trễ. Thấy ông bước vào, một người trong nhóm mời ông đến thưa chuyện. Chúng tôi đưa ra hai vấn đề. 1. Thời gian hội thảo quá ngắn. Chúng tôi là những business leaders đến từ khắp nơi, chúng tôi rất bận rộn. Lần sau xin ông cho ít ra cũng 4 giờ để bàn thảo. 2. Cuộc hội thảo phải có hai chiều. Các ông nói những điều mà đa số chúng tôi đã được đọc hoặc được nghe. Lần sau xin ông cho thêm thời gian về phần hỏi đáp để chúng tôi có cơ hội chia sẻ những thắc mắc và nguyện vọng của mình.
Sau khi được TBO chiêu đãi xong, nhóm Việt Nam chúng tôi kéo nhau đến một nhà hàng Việt Nam trong vùng để “lót thêm” một chút cho dễ ngủ. Trước khi bay sang Washington DC tôi có gửi vài mail cho ông Eddie Lee nêu ra vài vấn đề và hỏi ông có thích hợp để bàn bạc trong buổi họp không mà không thấy ông trả lời. Khi về đến Texas, tôi có email cho ông và cũng không thấy trả lời. Tôi thất vọng vô cùng.
Khi nghe các anh phát động chương trình TNT tôi hơi e ngại nên
chỉ lặng lẽ theo dõi. Từ kinh nghiệm bản thân, tôi đã
đoán trước cuộc vận động không phải một sớm một chiều mà sẽ trường kỳ nhiều cam
go thử thách, đòi hỏi một sự kiên nhẫn vượt bực. Tôi viết bài này không có ý
khoe khoang bản thân, không có ý bôi nhọ TBO, tôi chỉ nói sự thật và mong quý
đồng hương đừng quá thần tượng hai chữ White House để rồi thất vọng mà chùn
bước. Bước đầu như
thế là đã thành công lắm rồi. Hãy bỏ qua những việc nhỏ nhặt, bền tâm thẳng tiến, tập trung vào
bước kế tiếp.
0 comments:
Đăng nhận xét