. Đinh Tấn Lực
“Có bao nhiêu vô ích làm nên lịch sử”
Lê Bi – 1990 – Tự thân
Lê Bi – 1990 – Tự thân
Năm
nhuần, theo lịch tây, chỉ thêm mỗi ngày 29 cho tháng Hai. May thay! Bằng không,
tính theo lịch ta, năm nhuần nhồi thêm nguyên cả tháng, mà như năm nay, đến
những 2 tháng Tư. Chết dở, với biết bao hoài niệm!
Người
ta thường nháy mắt pha trò: Bao giờ cho tới tháng Mười? Lại lắm kẻ nghiêm mặt
hỏi: Bao giờ cho hết tháng Tư? Nghe thoáng cứ như thêm một vết dao cùn cứa
thành sẹo mới, trong tim, hàng năm.
Mọi
chữ “nếu” đều có cái giá của nó. Có cái có thể trả ngay bằng tiền tươi. Có cái
được trả bằng tương lai (bị nhấn ngược vào quá khứ) của một dân tộc. Thành ra,
mơ rằng “Nếu VN chẳng có 30 tháng Tư” thì không khác nào nằm mộng “Nếu
Kampuchia chẳng có những cánh đồng sọ người”.
Song, cứ thử đi (chẳng thiệt đồng xu teng nào đâu mà ngại), hãy mường tượng thử một bối cảnh khác: “Nếu, sau khi ký Hiệp Định Paris1973, VN ta ai về chăm lo nhà nấy, thì mặt mày đất nước bây giờ ra sao nhỉ?”.
*
“Mỗi ngày tôi để lại một vạt lo toan, một niềm khắc
khoải”
Hoàng Trần Cương – Dấu vết tháng ngày
Hoàng Trần Cương – Dấu vết tháng ngày
Trước
tiên, hẳn rằng đã không có “triệu người vui và triệu người buồn”. Vui/buồn vẫn
đó, vẫn vậy, như vốn hằng phải có, cả từ những điều nhỏ nhặt trong đời sống,
nhưng nhất định là người Việt không chia phe vui/buồn, trên cùng một biến cố.
Trong
suốt hai năm 73-75, đã không có thêm máu đổ xương rơi. Các nghĩa trang dọc
Trường Sơn đỡ chật. Bức tượng đồng Thương Tiếc ở Biên Hòa vẫn còn nguyên. Một
phần quân đội (cả hai bên) buông súng về quê cầm cuốc, hay vào khu chế xuất cầm
chuột vi tính…
Dân
số hai miền ắt đã chênh lệch hẳn, bởi chủ trương “gia đình hai con” tránh nhân
mãn (nhân tiện, tránh cả ùn tắc giao thông) ở miền ngoài; và bởi miền trong
“giàu của chẳng bằng giàu con”, lại chẳng bị “mất tích” gần hai triệu người
ngoài biển khơi và hàng chục vạn khác trong rừng Kăm.
Gần
nửa triệu nhân tài người Việt cũng đã chẳng phải thui thân chột phận nơi rừng
sâu nước độc của các trại tù lao cải. Hoặc, hơn nửa triệu khác đã nghiến răng
cắn lợi đóng góp nguồn vốn tri thức để giúp phát triển các đại công ty …nước
ngoài.
Thanh
niên VN đã chẳng bị xuất khẩu thành lao nô trả nợ chiến phí cho Liên Xô và các
nước Đông Âu. Cũng chẳng bị Liên Xô xuất khẩu sang ngăn chận hiểm họa diệt vong
dân tộc xứ Chùa Tháp, và tất nhiên, nhờ vậy, chẳng phải điều quân đón đỡ trận
chiến “giáo trừng” của bọn bá quyền phương Bắc đến long trời lở đất suốt sáu
tỉnh dọc biên. Biết đâu chừng đã tránh nốt được trận bão Gạc Ma.
Phân
nửa thác Bản Giốc, nguyên ải Nam Quan, một phần lãnh thổ dọc biên cùng một phần
Vịnh Bắc bộ có thể vẫn không khỏi trở thành miền đất “lạ”, nhưng ngược lại,
giặc Bắc không có lý cớ và quyền lực gì để chiếm thêm mấy đảo thuộc cụm Trường
Sa. Cũng chẳng biết chừng miền trong đã giải quyết êm đẹp việc thu hồi các đảo
thuộc cụm Hoàng Sa.
Những
cách biệt khác?
Dựa
trên bản phóng chiếu vị trí và khả năng của miền Nam Việt Nam so với láng
giềng trước 1975, có thể nào người ta kể ra đại loại sự cách biệt trọng
một số lãnh vực gần gạnh trước mắt của miền trong:
·
Các viện đại học Vạn Hạnh, La San, Hòa Hảo… sánh vai cùng cấp và ra sức cạnh
tranh với viện đại học quốc gia.
·
Các giảng viên, giáo sư và giáo viên “biệt phái” kỳ tổng động viên trong Nam được giải
ngũ, tu nghiệp và trả về trường cũ dạy tiếp.
·
Các kỹ sư, cán sự, chuyên viên “biệt phái” cũng được giải ngũ, tu nghiệp, trả
về các ty/sở gốc tái thiết hạ tầng cơ sở kinh tế cấp tỉnh/thành/quận…
·
Các y/nha/dược sĩ từ các quân y viện được giải ngũ bớt về đời sống dân sự, hiệp
lực đẩy mạnh chính sách y tế cộng đồng cho quảng đại quần chúng.
·
Học sinh cấp trung học, cao đẳng, đại học và hậu đại học đều không phải lo điểm
Mác Lê cho kỳ tốt nghiệp.
·
Bệnh nhân ở các bệnh viện cũng chẳng phải học tập văn hóa phong bì trong lúc
phải thực diễn đội hình cá hộp.
·
Báo chí không mất 700 tờ đăng cùng bài xã luận, hay cùng bản tin, ngày qua
ngày, tháng qua tháng, năm qua năm…
·
Sách in không nhất thiết phải đồng hướng tiến vươn lên Lỗ Tấn hoặc tuột xuống
Sợi Xích.
·
Phim ảnh miệt trong có lẽ thích Hollywood hơn, và chẳng cần quanh quẩn tới
thuộc lòng những Tam quốc diễn nghĩa (三国演义 –
Sān Guó Yăn Yì ) 1994 tới Tam Quốc Chí 2010; hay Hồng lâu
mộng (紅樓夢) 1987 tới Hồng lâu mộng 1996…
·
…
*
“Mẹ em đây người dân công tải đạn
Mẹ em đây người nữ cứu thương
Cha em đây giữa chiến trường
Mặt đen khói đạn, chặn đường giặc lui”
Tố Hữu – Em bé Triều Tiên
Mẹ em đây người nữ cứu thương
Cha em đây giữa chiến trường
Mặt đen khói đạn, chặn đường giặc lui”
Tố Hữu – Em bé Triều Tiên
Dễ
mường tượng (và có nhiều xác suất xảy ra) nhất cho trường hợp mọi bên
cùng tôn trọng Hiệp Định Paris
1973, cho dù chưa hẳn một giải pháp tối ưu, chính là mô thức Nam-Bắc Hàn.
Vẫn
dựa trên bản phóng chiếu vị trí và khả năng của miền Nam Việt Nam so với Mã
Lai/Thái Lan/Đài Loan/Nam Hàn trước 1975, đặc biệt là dựa trên dữ kiện
nghiên cứu công phu của cố GS Đặng Phong, trong suốt chiều dài 1975-2010, thì
ngoài những cách biệt cơ bản nói trên, tình hình có thể còn thêm một số điểm có
thể ghi nhận được từ miền trong:
Người
Việt không gửi quà về cho thân nhân từ nước ngoài, mà gửi từ miền trong ra miền
ngoài, xuyên qua một quốc gia trung lập nào đó. Dần dần hình thành một hệ thống
chuyển ngân thông qua một cơ quan phi chính phủ và phi lợi nhuận ở Sài Gòn.
Vùng
phi quân sự DMZ tại vĩ tuyến 17, nếu được Hà Nội đồng thuận, sẽ cùng thành lập
một ký túc xá “Vãng Lai/Tao Ngộ” (nếu cần sẽ do Sài Gòn đài thọ kinh phí), nhằm
giúp cho thân nhân hai miền được gặp gỡ thăm viếng và đỡ đần nhau chính
thức/công khai, dưới sự giám sát của chính quyền cả hai phía.
Không
bị phủ chụp bởi bóng râm Trung Nam Hải, và chẳng hề vướng víu “ơn nghĩa bầu bạn
quốc tế” hỗ trợ “đánh Mỹ cho tới người VN cuối cùng”, miền trong không cần phải
có những khu biệt lập của người TQ như miền ngoài. Ngay cả vùng Chợ Lớn cạnh
Sài Gòn cũng chẳng bao giờ trở thành khu biệt lập gần như tự quản (thông qua hệ
thống bang hội) như bây giờ.
Chương
trình Cải cách điền địa (1955-1960) đổi sang Người cày có ruộng (1969-1971 – đệ
nhị cộng hòa miền Nam bán công khố phiếu mua lại 1triệu rưỡi hecta ruộng của
điền chủ rồi chia đều miễn phí cho 800.000 hộ tá điền, tức khoảng 5 triệu nông
dân) đã hoàn tất từ 1971, thêm giống lúa Thần Nông IR3 được canh tác trên gần
ba triệu hecta ruộng từ 1972, miền Nam mau chóng lấy lại danh hiệu Vựa lúa của
Đông Nam Á.
Các
đồn điền trồng cây kỹ nghệ (mía đường/thuốc lá/cà phê/cao su…) được phục hồi
khả năng sản xuất và chế biến thành phẩm (hãng lốp xe Châu Bá-Michelin), cùng
nhịp với công nghiệp nuôi trồng và biến chế thủy sản (hợp tác với New Zealand)
có nhiều cơ hội chiếm lĩnh thị trường Âu Mỹ từ cuối thế kỷ 20.
Các
kế hoạch thăm dò khai thác dầu hỏa của miền Nam suốt từ những năm 1963-1973 đã
đi vào giai đoạn thu hoạch. VNCH cấp giấy phép cho sáu tổ hợp công ty dầu lửa
được khai thác 13 địa điểm trong một khu vực 82.000 km² (mới chỉ là 16% của
thềm lục địa). Tới tháng 10, 1974, hãng Mobil khoan mỏ Bạch Hổ, tại lô
04-TLD, tìm được dầu dưới độ sâu trên 2,7 km. Ước tính là vào cuối 1975, sẽ có
ít nhất 20 giàn khoan. Vũng Tàu có nhiều xác suất có nhà máy lọc dầu đầu tiên
của VN. Tất cả là của VN, không bị chi phối hay bị buộc phải hợp doanh bởi Cty
Soviet nào.
Các
khu kỹ nghệ Biên Hòa/Phong Dinh/Quảng Ngãi/SONADEZI… và các xí nghiệp đơn lẻ
được hỗ trợ tín dụng từ Quốc Gia Doanh Tế Cuộc/Trung Tâm Khuếch Trương Kỹ
Nghệ/Quỹ Tái Thiết Cơ Sở Sản Xuất, đồng thời, cũng là hướng giải quyết tỷ lệ
thất nghiệp và nạn nhân chiến cuộc, nhờ đó thu ngắn giai đoạn gia công của công
nghiệp VN để tiến lên cùng nhịp với Đài Loan, Nam Hàn từ những năm đầu thập
niên 1980s.
Một
số trọng điểm chọn lọc trong bản Kế hoạch kinh tế hậu chiến, do Kinh tế gia
David Lilienthal dự thảo, được khai triển, kết hợp với các quỹ Viện trợ Phát
triển (kỹ thuật/ngân hàng/quản trị), đặc biệt nhắm vào các lãnh vực viễn thông,
tàu hỏa, nhiệt điện… sẽ làm nền giúp miền Nam cất cánh cùng thời với các tiểu
hổ Á châu.
Những
nhân tố nền tảng cộng hưởng vào tiến trình đó là nhờ miền Nam đã có sẵn: a) một
nền sinh hoạt chính trị dân chủ, dù còn là non trẻ; b) động lực tư hữu và kinh
nghiệm kinh tế thị trường đích thực; c) một nền báo chí khá tự do và tương đối
đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả và đặc biệt là doanh gia; d) một hướng
giáo dục nhân bản, trọng pháp và cầu tiến; e) một tình trạng tham nhũng còn có
giới hạn (nhờ báo chí và luật pháp); g) sớm áp dụng các tiến bộ kỹ thuật Tây
phương; h) sớm kinh qua mô hình kinh tế dịch vụ (chiếm hơn phân nửa GDP 1973;
i) một hãng hàng không dân dụng đã có những đường bay quốc tế; k) một hệ thống
đường bộ và đường thủy khá tốt; l) một hệ thống công đoàn độc lập hoạt động
theo tiêu chuẩn Âu Mỹ; m) những hội và hiệp hội ngành nghề tự lập tự quản sinh
hoạt có hiệu quả…
Mặt
khác, miền Nam
đã có sẵn 4 yếu tố quan trọng:
1.
Một dàn chuyên viên vi tính (bộ Giáo dục/bộ Tổng tham mưu/bộ Tư lệnh Hải quân)
từ thời IBM mainframe S360-67 chạy bằng CPU IBM2030 trên OS/VS1 với hệ nhập dữ
kiện đầu vào bằng thẻ đục lỗ (Herman Hollerith punch cards), đầu ra băng từ IBM
2401 (to bằng cái tủ lạnh), sử dụng hệ mẫu tự EBCDIC và các loại ngôn ngữ vi
tính căn bản Assembler, Basic, Pascal, Fortran, RPG, Cobol, online CICS…;
2.
Một đội ngũ hàng vạn sinh viên du học hàng năm nhiều ngành nghề ở các
nước tân tiến (Âu/Mỹ) và cả chương trình Colombo
(Australia/New Zealand). Với nhịp độ đó, nhân suốt chiều dài 39 năm gộp lại và
đào tạo thêm trong nước, tỷ lệ chuyên viên kỹ thuật cao của VN không thể kém
hơn Nam
Hàn/Đài Loan… và có khi đuổi kịp Nhật Bản (như Nam Hàn đang đạt, nhân cơ hội 2
thập niên đình động của Nhật).
3.
Một hãng xe LaDalat-Citroën, đi vào hoạt động cùng thời với Hyundai
Motor của Nam Hàn;
4.
“Đôi khi ta thấy trong cùng một quốc gia có sự phối hợp giữa tài nguyên
phong phú, một hệ thống hành chính có quyết tâm với những chính sách kinh tế
hợp lý một dân tộc thông minh, khéo léo, và hết sức dẻo dai, với một khả năng
cố gắng bền vững, một quyết tâm mãnh liệt và tha thiết bảo tồn tự do của mình…
Khi có một kết hợp như vậy, như hiện đang có ở Việt Nam, thì chỉ cần một nguồn
tài chính từ ngoài vào làm vai trò tác động, để nối kết tất cả những yếu tố này
lại với nhau thì có thể có những kết quả thật là xuất sắc”.
Đại
sứ Martin – 1973 – trả lời phỏng vấn US News & World Report
Với
ngần đó ưu thế, người ta không ngại ngoa ngữ khi bảo rằng danh sách các tiểu hổ
châu Á vào cuối thế kỷ 20 hẳn phải có thêm VNCH.
Nghĩa
là, Sài Gòn vẫn vang danh Hòn ngọc Viễn đông.
Nghĩa
là, giờ này, cạnh tranh với Asus Zenbook hẳn đã có VietBook; với Acer Iconia
Tab ắt có VietTab; với Samsung Galaxy Note ắt có VietNote; với Toyota Innova
biết đâu đã có LaDalat Prenn v.v…
*
“Không ai
có thể sống an lành với một đất nước chia đôi”
Wim Winders – 1986 – Tác giả cuốn phim quay lén Những Đôi Cánh Ham Muốn
(về đời sống Đông Bá Linh, 3 năm trước khi bức tường ô nhục sụp đổ)
Wim Winders – 1986 – Tác giả cuốn phim quay lén Những Đôi Cánh Ham Muốn
(về đời sống Đông Bá Linh, 3 năm trước khi bức tường ô nhục sụp đổ)
Cũng
không khó mường tượng, nhưng chẳng ai dám nói biết rõ xác suất khả thi cao thấp
ra sao, là trường hợp hai miền Việt Nam, sau vài thập niên chân thật gìn giữ
những cam kết trong hiệp ước Paris 1973, đã thống nhất theo mô thức Đông Đức –
Tây Đức.
Giả
thiết Sài Gòn đạt được vị thế tiểu hổ châu Á như nói trên.
Giả
thiết Hà Nội không cực đoan và hiếu chiến như Bình Nhưỡng.
Giả
thiết Hà Nội bước cùng nhịp với Nam Vang/Vạn Tượng, và đi trước La Habana một
bước.
Giả
thiết tình hình miền ngoài có một số “đổi mới”, nghĩa là mọi thứ thực tiễn gần
điểm chốt sẵn sàng (như hiện giờ), chỉ cần bỏ cái đuôi “định hướng XHCN”, thì
xác suất “Việt Nam thống nhất như nước Đức” đó phải được coi là khá cao.
Chao
ôi! Phải biết vị thế của VN trong ASEAN bảnh nào có kém gì Đức trong EU.
Và
đố có thằng hàng xóm “lạ” nào dám ho he càn rỡ!
*
Tiếc
thay.
Thực
tế ngược hẳn.
Nhà
thơ Lê Bi, như được trích ở dòng đầu bài, hoàn toàn đúng, nhưng chưa đủ. Có
những vô ích (chen lẫn vô học/vô hậu/vô lối và lắm thứ vô duyên khác nữa đã)
làm nên lịch sử. Nó cào bằng miền Nam, cả kinh tế, chính trị, xã hội, lẫn
tính/tình người, cho bằng miền Bắc muôn năm vung tay dậm chân hô hào tiến lên
XHCN.
Tiếc
thay.
Lịch
sử không cho lật ngược trang, mà chỉ đòi/đợi những con người dám đứng lên/bước
tới.
Bởi,
đã 2012, đã quá trễ cho chuyến tàu thần long mãnh hổ bên mép Thái Bình Dương.
Chỉ
mong là không một ai phải chép miệng/thở dài lần nữa vào những năm 2022 hay
2032, rằng, giá mà lãnh đạo Hà Nội tỉnh giấc, dám đặt tương lai đất nước và dân
tộc lên trên chính mình hay những biệt thự dát vàng có vườn rau sạch hoặc những
nhà thờ họ nguy nga… từ thời 2012…
“Vì đã nghe ra từ xương máu muôn dân
Là thương cả bốn ngàn năm đang cùng bước tới
Những bước hài hòa từ một xuất xứ lương tâm”
Lê Bi – 1982 – Sử mai
Là thương cả bốn ngàn năm đang cùng bước tới
Những bước hài hòa từ một xuất xứ lương tâm”
Lê Bi – 1982 – Sử mai
28-04-2012 – Kỷ niệm tròn
56 năm lễ hạ cờ Pháp lần cuối tại phủ Cao Ủy Sài Gòn trước khi rút hết quân đội
thực dân về nước.
Blogger Đinh Tấn Lực
0 comments:
Đăng nhận xét