Hải quân Philippines đối đầu với tàu hải giám TQ ở Biển Đông

DienDanCTM (Bản tin 11-04-2012)
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (trái)
và Phó Đô Đốc hải quân Alexander Pama (phải)
trong cuộc họp báo ngày 11-4-2012 
Tàu hải quân Philippines đang đối đầu với hai tàu hải giám Trung Quốc tại khu vực tranh chấp ở bãi đá ngầm Scarborough (Scarborough Shoal) mà hai bên cho là thuộc phần lãnh thổ của mình.

Cuộc đối đầu khởi sự từ hôm Chủ Nhật 8-4-2012, khi một phi cơ trinh sát của hải quân Philippines phát hiện 8 tàu đánh cá Trung Quốc neo trong một đầm phá ở bãi Scarborough. Hải quân Philippines sau đó gửi chiến hạm Gregorio del Pilar đến nơi này.  Đây là chiến hạm lớn nhất của Phillipines dùng làm tàu tuần duyên vừa được Mỹ bán cho.


Theo bản tuyên bố của bộ ngoại giao Philippines, phổ biến hôm nay 11-4-2012, 8 tàu cá Trung Quốc đã thả neo ở vùng lãnh thổ của Philippines là bãi đá ngầm Scarborough, cách đảo Luzon ở phía tây 124 hải lý. Đây là những tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm hải phận và đánh cá bất hợp pháp trên vùng lãnh hải của Philippines.  Lính Philippines lên khám các tàu cá và tìm thấy số lượng lớn san hô, trai lớn và cá mập sống trên tàu.

Lính hải quân Philippines khám xét tàu cá TQ
Trong lúc tàu hải quân nước Gregorio Del Pilar tìm cách bắt giữ 8 tàu cá của Trung Quốc trong vùng biển thuộc chủ quyền Philippines thì có 2 tàu hải giám Trung Quốc đã xuất hiện ngăn cách giữa tàu Gregorio del Pilar và các tàu cá TQ, ngăn cản không cho bắt giữ các ngư dân Trung Quốc có hành vi sai trái này. Tình trạng gườm nhau giữa 2 bên đã kéo dài cho đến sáng nay ngày 11-4 tại địa điển trên.

Bản tuyên bố cũng cho biết, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã liên lạc với đại sứ Trung Quốc ở Manila, bà Mã Khắc Thanh (Ma Keqing), vào tối qua để khẳng định rằng, khu vực xảy ra vụ việc là "một phần không tách rời của lãnh thổ Philippines". Ông Ngoại trưởng Del Rosario đã mời bà Mã Khắc Thanh tới trụ sở bộ ngoại giao vào sáng nay nhằm tìm kiếm ra giải pháp giải quyết qua ngoại giao. Ông cũng cho hay là đã cảnh cáo Đại Sứ Trung Quốc  rằng Philippines sẽ có hành động tự vệ nếu bị khiêu khích.  Tại cuộc họp, cả hai bên đều cho rằng bãi đá ngầm Scarborough là một phần lãnh thổ của mình.

Phó Đô Đốc hải quân Alexander Pama trung hình ảnh tàu
hải giám Trung Quốc ngăn cản Hải quân Philippines
Vùng Biển Đông là nơi đang có nhiều tranh chấp lãnh thổ, nhất là khu vực quần đảo Trường Sa, nằm về phía nam của bãi Scarborough và được coi là giàu có tài nguyên thiện nhiên kể cả dầu hỏa và khí đốt. Vụ đụng độ này là động thái mới nhất làm gia tăng thêm căng thẳng giữa hai nước xung quanh vấn đề cạnh tranh tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông - vùng biển được cho là rất giàu trữ lượng dầu khí. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã ngang ngược khẳng định có chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng nước sát gần bờ biển nước khác.

Philippines thì luôn khẳng định, họ có chủ quyền trên các vùng biển trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế, và quan điểm này được hỗ trợ bởi luật pháp quốc tế. Biển Đông cũng là nơi diễn ra tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á gồm Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam.
Philippines và Việt Nam năm ngoái đã nhiều lần lên tiếng về các hành động ngày càng gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Manila cáo buộc các tàu Trung Quốc đã quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí, hoặc bắn vào tàu cá Philippines.

Chiến hạm tuần duyên Gregorio del Pilar
của hải quân 
Phillipines
Tuy vậy, chính phủ Philippines và Trung Quốc đồng ý sẽ tìm cách giải quyết tranh chấp ở Biển Đông một cách ôn hòa. Trước tình hình đối đầu nguy hiểm và đang căng thẳng này, ông Del Rosario một lần nữa tuyên bố trong cuộc họp hôm nay, rằng "đang cố tìm một giải pháp ngoại giao cho vấn đề này”. Tổng Thống Benigno Aquino III cũng lên tiếng cho biết “Không bên nào có lợi nếu bạo động xảy ra nơi đây”.

 Tại một hội nghị thượng đỉnh khu vực ở Phnom Penh hồi đầu tháng này, Philippines đã kêu gọi tổ chức hội nghị cấp cao khu vực để bàn thảo về tranh chấp. Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối "quốc tế hoá", và thiên về hội đàm song phương.

1 comments:

Triệu tập Đại Sứ đến để đặt vấn đề, cảnh báo,.... là biện pháp ngoại giao tối thiểu phải có của một quốc gia. Nhà nước VN chưa bao giờ có thể làm được một việc tối thiểu như thế. Hèn quá! Nhục quá!!!

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More