Kính gửi: Diễn Đàn CTM
Tôi là Trần Văn
Huỳnh, người đã gửi thư đến chính phủ, quốc hội và bộ ngoại giao các nước để
kêu gọi sự quan tâm đến trường hợp của con trai tôi - Trần Huỳnh Duy Thức và
nhiều tù nhân chính trị khác tại Việt Nam.
Như tôi đã đưa tin, thư ký của bà Thủ tướng Đan Mạch thông báo với tôi rằng đã chuyển bức thư mà tôi đã gửi đến bà hôm 5/2/2012 cho bộ ngoại giao nước này - nước đang giữ vai trò chủ tịch Liên minh Châu Âu EU. Đến ngày 1/3/2012 tôi đã nhận được phản hồi của Tổng vụ Đối ngoại EU (EEAS) về vấn đề này. Tiếp đó vào ngày 4/3/2012 tôi cũng đã gửi một bức thư đến Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch nhân chuyến thăm Việt Nam của ông từ ngày 4 đến 7/3/2012.
Hôm 30/3/2012 vừa qua, tôi đã tiếp tục nhận được phản hồi từ bộ ngoại giao Đan Mạch. Cơ quan này khẳng định nước này cùng EU đã và đang theo dõi sát sao tình hình nhân quyền tại Việt Nam và những trường hợp tù nhân chính trị mà tôi đã đề cập trong thư gửi cho họ: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Trần Anh Kim, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Bùi Thị Minh Hằng, v.v…
Tôi đã dịch nguyên văn thư phản hồi này ra tiếng Việt như dưới đây. Đề nghị Diễn Đàn CTM giúp phổ biến đến độc giả.
Xin cảm ơn và kính chào Diễn Đàn CTM
Trần Văn Huỳnh
THƯ PHẢN HỒI CỦA BỘ NGOẠI GIAO ĐAN MẠCH
VỀ
VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM
Người gửi: SOFIE ZUSCHLAG DYHR / SOFIDY@UM.DK
Đã gửi: Thứ sáu, ngày 30 tháng 03 năm 2012
lúc 7:19
Người nhận: tranvanhuynh@hotmail.com
Thưa Ô. Trần văn Huỳnh,
Trân trọng cám ơn điện thư ngày 5/2/2012 của
ông về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Đan Mạch và Liên
minh Châu Âu (EU) theo dõi chặt chẽ các diễn tiến ở Việt Nam, và EU đã
có nhiều cơ hội nêu lên vấn đề này. Trong thời gian diễn ra Vòng Đối thoại thứ
nhất về Nhân quyền giữa Việt Nam và EU tại Hà nội vào ngày 12/01/2012, quyền tự
do phát biểu đã được thảo luận, đặc biệt nhấn mạnh vào quyền các cá nhân được
bày tỏ quan điểm của mình và những hạn chế trên các phương tiện truyền thông
đại chúng và mạng Internet. Liên minh Châu Âu sẽ tiếp tục giám sát tình hình
nhân quyền ở Việt Nam
cũng như tình trạng các cá nhân như đã được đề cập trong thư của ông.
Kính thư
SOFIE ZUSCHLAG DYHR / SOFIDY@UM.DK
Vụ Trưởng Vụ Đông Nam Á Thái Bình Dương
ĐT: +45
3392 0975
BỘ NGOẠI GIAO ĐAN MẠCH
ASIATISK PLADS 2 / 1448 KØBENHAVN K
ĐT : +45
3392 0975 / WWW.UM.DK
0 comments:
Đăng nhận xét