Trong thời gian gần đây đã rộ lên
nhiều sự kiện tồi tệ của những tập đoàn kinh tế nhà nước. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, kể từ khi được khai
sinh, những sự kiện tiêu cực của các tập đoàn đã đạt tới tầm cỡ “khủng” thì đủ
thấy mức độ trầm trọng như thế nào. Hầu
hết dư luận đều cho rằng, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp, vấn đề quản trị yếu
kém, của các tập đoàn và của nhà nước VN, chính là nguyên nhân.
Thí dụ như PGS TS Trần Hoàng Ngân, Ủy
Viên Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội, đã phát biểu "Các tập đoàn lại quá lớn trong khi khả năng kiểm soát có giới hạn." ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) đã phát biểu: “Các DNNN với nguồn vốn chủ sở hữu đến 30-40
tỷ USD của nhà nước, không bị lấy thuế, nhưng vẫn kém hiệu quả. Tôi cho rằng,
trong những lần đề nghị Quốc hội phân bổ ngân sách tới đây phải giải trình về
nguồn tiền này”. Chủ nhiệm UBPL Phan
Trung Lý đã phát biểu “Vì không thực hiện
triệt để nguyên tắc tách bạch quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh
doanh, sự nhùn nhằng còn kéo dài, thất
thoát, sai phạm còn nhiều.” ĐBQH
Cao Sỹ Kiêm,
Chủ Tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ, phát biểu "Ở các nước, tập đoàn phát triển tự nguyện, theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, buộc các doanh nghiệp phải sát nhập với nhau để thành tập đoàn. Còn chúng ta phát triển tập đoàn dường như theo ý chí, chứ không phải thực tế đòi hỏi.” Và còn rất nhiều những phát biểu tương tự.
Chủ Tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ, phát biểu "Ở các nước, tập đoàn phát triển tự nguyện, theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, buộc các doanh nghiệp phải sát nhập với nhau để thành tập đoàn. Còn chúng ta phát triển tập đoàn dường như theo ý chí, chứ không phải thực tế đòi hỏi.” Và còn rất nhiều những phát biểu tương tự.
Những nhận xét hoặc phân tích trên không phải là không đúng, chỉ là chưa
thật đúng. Quản trị yếu kém chưa phải là
nguyên nhân gốc mà chỉ là hệ quả của một nguyên nhân khác cao hơn. Đó là, những tập đoàn kinh tế nhà nước không
được khai sinh bởi nhu cầu kinh tế và sự tồn tại của chúng cũng không tùy thuộc
vào yếu tố kinh tế do đó “hiệu quả kinh tế” chưa bao giờ là và sẽ không bao giờ
là động lực tiên quyết hay là mục tiêu hàng đầu của chúng trên lộ trình hoạt động. Yếu tố chính trị mới đích thực là. Hay nói một cách khác là những tập đoàn kinh
tế nhà nước đã bị chính trị hóa ngay từ khi được khai sinh, đang tồn tại để phục
vụ cho những tham vọng chính trị, và sẽ tiếp tục tồn tại vì những tham vọng chính
trị nếu như không bị những sức ép từ bên ngoài “khai tử” chúng.
CHÍNH
TRỊ HOÁ NHỮNG NGUỒN LỰC KINH TẾ ĐÃ DẪN ĐẾN SỰ PHÁ TÁN CỦA CÁC DNNN VÀ DẪN ĐẾN SỰ
BẤT ỔN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.
Nếu nguyên nhân chỉ là yếu kém trong
vấn đề quản trị thì người ta sẽ dễ dàng tìm ra biện pháp để chữa bệnh. Và xã hội còn có thể nuôi hy vọng là qua sự
góp ý của chuyên gia và kiến nghị cải cách của nhiều người, những tập đoàn kinh
tế nhà nước sẽ lành mạnh hơn và hiệu quả hơn trong vai trò chủ đạo kinh tế như kỳ
vọng.
Nhưng ở đây nguyên nhân gốc vốn không
phải là vấn đề quản trị mà là vấn đề chính trị.
Những nguồn lực kinh tế bị chính trị hóa toàn diện này đã, đang, và sẽ
tiếp tục nằm trong quỹ đạo của “ý chí chính trị.” Những nguồn lực kinh tế bị chính trị hóa toàn
diện này đã, đang, và sẽ tiếp tục bị lạm dụng bởi những kẻ áp đặt “ý chí chính
trị.” Chúng trở thành là công cụ để những
nhân vật chóp bu trong bộ máy chính trị Việt Nam ban phát quyền lợi và quyền lực
cho bộ hạ và theo đó cũng cố quyền lực và quyền lợi của chính mình. Trùng lớn trùng nhỏ nảy sinh, dung dưỡng nhau
và đua nhau phá tán.
Khi mọi chuyện tồi tệ không thể che giấu được nữa, những Chủ Tịch/ Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc của các tập đoàn kinh tế
nhà nước trở thành những con trâu tế thần của một guồng máy “lỗi từ trên xuống
tới dưới” (lời của CTQH Nguyễn Văn An). Họ tế thần những con trâu của họ, không phải
vì chột dạ trước sự phẫn nộ “tạm thời” của quần chúng mà là, để triệt tiêu những
quả đấm của đối phương. Trong cuộc chiến
tranh giành quyền lực và quyền lợi của nội bộ ĐCSVN, tế trâu để bịt miệng thế
gian và để khoá tay đối thủ là chuyện thường như cơm bữa.
Dưới điều kiện đó (một hệ thống điều
hành đất nước vốn dĩ đã tồi tệ từ bản chất đến cơ cấu) thì mọi cố gắng để lành
mạnh hóa những tập đoàn kinh tế đã bị chính trị hóa toàn diện (và chúng cũng là
một phần trong hệ thống tồi tệ đó) chỉ là những nỗ lực tuyệt vọng. Dưới điều kiện đó (một bộ máy điều hành đất
nước vốn dĩ đã tồi tệ từ bản chất đến cơ cấu do ĐCSVN nặn ra và điều khiển) mọi
hy vọng rằng “đảng ta” sẽ “nghe thấy tiếng nói của dân” rồi sẽ làm tốt hơn chỉ
là những ảo vọng. Chỉ khi đất nước đứng
sát bên bờ vực thẩm thì lúc đó “đảng ta” mới giả bộ “sửa sai” và “nhà nước ta”
ra chỉ thị “rà soát, tái cơ cấu” nhằm làm dịu lại sự phẫn nộ của quần chúng để
tiếp tục bám chặt quyền lực và sau đó tiếp tục . . . làm sai, như đã từng làm trong quá khứ cho mãi
tới hiện tại.
Thực chất tồi tệ của ĐCSVN và của bộ
máy quản trị đất nước, do những đảng viên tồi tệ của ĐCSVN điều hành, làm ra những
hậu quả tồi tệ . . . là một sự thật hiển nhiên.
ĐCSVN phải chịu trách nhiệm về mọi sự tồi tệ đã và đang diễn ra trên đất
nước Việt Nam là một phán quyết không thể phản bác, bởi vì chính họ tự xác nhận
“nhà nước (của đảng) quản lý, đảng lãnh đạo” và trên thực tế chính ĐCSVN đã và
đang độc quyền định đoạt tất cả mọi vấn đề liên quan đến mạng sống, sự sống và
cách sống của nhân dân Việt Nam.
Đành rằng là vậy, nhưng nếu truy cập
cho tận cùng nguyên ủy, LÝ DO TRÊN HẾT VÀ LỚN NHẤT GÂY RA MỌI HÌNH THÁI TỒI TỆ
TRONG MỘT ĐẤT NƯỚC LẠI CHÍNH LÀ THÁI ĐỘ THIẾU DỨT KHOÁT CỦA NGƯỜI DÂN SỐNG TRÊN
ĐẤT NƯỚC ĐÓ. ĐCSVN SỞ DĨ CÓ THỂ TỒN TẠI
ĐƯỢC CHO TỚI NGÀY HÔM NAY KHÔNG PHẢI VÌ ĐCSVN VĨ ĐẠI NHƯ HỌ RÊU RAO MÀ LÀ VÌ
NGƯỜI DÂN TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM ĐÃ KHOAN NHƯỢNG SỰ XẤU ÁC CỦA HỌ. KHOAN NHƯỢNG SỰ XẤU ÁC THÌ SẼ ĐƯỢC SỐNG VỚI
NHỮNG XẤU ÁC.
Nếu xã hội không muốn tiếp tục để
cho ĐCSVN phá tán đất nước, không muốn tiếp tục để cho những tên cường hào ác
bá thời đại biến toàn dân thành một thứ nô lệ mới dưới “thương hiệu” mỹ miều “nhân
dân làm chủ, nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo,” không muốn tiếp tục bám víu vào
những giải pháp tạm bợ chỉ giúp kéo dài sự sống lê lết của đại đa số, không muốn
tiếp tục ảo tưởng vào lương tri của một tập đoàn khống trị chỉ biết “còn đảng
còn mình” bất kể vận mệnh của đất nước và tương lai của những thế hệ mai sau thì
. . . HÃY CHẤM DỨT SỰ KHOAN NHƯỢNG. SỰ
KHOAN NHƯỢNG NÀO CŨNG PHẢI CÓ GIỚI HẠN CỦA NÓ.
ĐCSVN ĐÃ VƯỢT QUA GIỚI HẠN ĐÓ LÂU RỒI.
CÒN CHỜ GÌ NỮA MÀ KHÔNG CÙNG NHAU ĐỨNG LÊN LÀM MỘT CUỘC CÁCH MẠNG ĐỂ ĐỔI
MỚI? Đó mới thực sự là chọn lựa khôn
ngoan và can trường, một giải pháp toàn diện và triệt để.
0 comments:
Đăng nhận xét