HRW: Việt Nam - cần trả tự do cho các nhà vận động Công giáo

Tổ chức HRW

Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới: Chu Mạnh Sơn,
Đậu Văn Dương, Hoàng Phong và Trần Hữu Đức
Trước sự việc nhà cầm quyền cho Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa xử bốn thanh niên công giáo, dự trù diễn ra vào ngày mai 24-5-2012, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) hôn nay đã ra thông cáo yêu cầu chính quyền Việt Nam hãy thả ngay lập tức bốn nhà vận động Công giáo bị cáo buộc tuyên truyền chống Nhà nước, cũng như hủy bỏ mọi cáo trạng đối với họ. dưới đây là bản dịch Việt ngữ nguyên văn bản thông cáo của HRW.

Bốn nhà vận động phải ra tòa vì hoạt động xã hội
(Bangkok) - Hôm nay (22-5-2012), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu chính quyền Việt Nam cần thả ngay lập tức bốn nhà vận động Công giáo bị cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước, và hủy bỏ mọi cáo trạng đối với họ. Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An dự kiến sẽ mở phiên tòa xử bốn người vào ngày 24 tháng Năm năm 2012.
Bốn người – Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức, Chu Mạnh Sơn và Hoàng Phong – thuộc cộng đồng Công giáo Vinh, tỉnh Nghệ An. Họ bị chính quyền bắt giữ với lý do được cho là phát tán truyền đơn ủng hộ dân chủ.

“Thật cực kỳ xấu hổ khi chính quyền Việt Nam đưa những nhà vận động Công giáo ra tòa xử và có thể sẽ kết án tù chỉ vì họ bày tỏ quan điểm và phát truyền đơn,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Qua việc truy tố bốn nhà vận động nói trên, chính quyền Việt Nam cho thấy họ rất coi thường tự do tôn giáo và tự do ngôn luận.”
Trong quá khứ, bốn nhà vận động đã tham gia nhiều việc làm thiện nguyện, như vận động phụ nữ không nạo phá thai, hiến máu, và tình nguyện giúp trẻ mồ côi và các nạn nhân bị thiên tai. Chính quyền bắt giữ Đậu Văn Dương, 24 tuổi, đang là sinh viên trường Cao đẳng nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An và người em họ Trần Hữu Đức, 24 tuổi, sinh viên trường Cao đẳng nghề kỹ thuật Việt – Đức, Nghệ An vào ngày mồng 2 tháng Tám năm 2011. Hôm sau, chính quyền tiếp tục bắt Chu Mạnh Sơn, 23 tuổi, sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh. Hoàng Phong, 25 tuổi, cựu sinh viên vừa tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, bị bắt ngày 29 tháng Mười Hai.
Chính quyền Việt Nam thường vận dụng Điều 88 bộ luật hình sự, “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,” để tùy tiện bỏ tù những người viết blog, các nhà phê bình và vận động. Điều 88 quy định mức án từ 3 đến 20 năm tù cho các hành vi như “tuyên truyền,” “lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm,” hay “chiến tranh tâm lý” chống chính phủ.
Trong năm 2011, các tòa án Việt Nam đã áp dụng điều luật này để kết án ít nhất 10 người viết blog và vận động chỉ vì họ đã bày tỏ quan điểm của mình, trong đó có nhà hoạt động pháp lý Cù Huy Hà Vũ, các blogger Vi Đức Hồi, Lư Văn Bảy, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Bá Đăng và nhiều người khác.
Tháng Ba năm 2012, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An kết án hai nhà vận động Công giáo khác, là Võ Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Thanh, cũng theo Điều 88. Báo chí nhà nước đưa tin hai người có liên hệ với Linh mục Nguyễn Văn Lý, và bị cáo buộc đã phát tán truyền đơn chống nhà nước.Võ Thị Thu Thủy bị kết án năm năm tù và Nguyễn Văn Thanh bị ba năm tù.
Ba người viết blog nổi tiếng, Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu Cày), Phan Thanh Hải (bút danh Anhbasg) và Tạ Phong Tần, cũng bị truy tố theo Điều 88. Ba người đều là thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, ra đời vào tháng Chín năm 2007 với chủ trương thúc đẩy báo chí độc lập và tự do ngôn luận.
Có ít nhất 12 người viết blog và vận động khác cũng là người Công giáo, trong đó có những blogger nổi tiếng như Tạ Phong Tần Lê Văn Sơn, cũng đang bị giam giữ chờ điều tra hoặc xét xử. Nhiều người trong số những người bị bắt giữ nói trên có liên quan đến Nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội và Nhà thờ Kỳ Đồng ở Tp. HCM thuộc Dòng Chúa Cứu thế. Trong năm qua, cả hai nhà thờ thường xuyên tổ chức các buổi cầu nguyện cho sự an toàn của những nhà vận động đang bị giam giữ. Ngày 20 tháng Năm vừa qua, nhà thờ Thái Hà đã tổ chức lễ cầu nguyện cho bốn nhà vận động sẽ bị xử vào ngày 24 tháng Năm tới.
“Điều 88 có tác dụng tương tự như cỗ máy cưa của pháp luật, được thiết kế để đốn hạ những người lên tiếng chất vấn hoặc phê phán chính phủ,” Robertson phát biểu. “Những nhà lãnh đạo Việt Nam cần hủy bỏ điều luật hà khắc này và lắng nghe người dân, thay vì bịt miệng và bỏ tù họ chỉ vì họ nghĩ khác mình.” 

____________________________________________
  •  Nguyên văn bản thông cáo tiếng Anh
Vietnam: Free Catholic Activists
Four Advocates Facing Trial for Social Activism
MAY 22, 2012

(Bangkok) – Vietnamese authorities should immediately release four Catholic activists accused of conducting propaganda against the state and drop the charges against them. The People’s Court of Nghe An is scheduled to hear the cases against them on May 24, 2012.

The four– Dau Van Duong, Tran Huu Duc, Chu Manh Son, and Hoang Phong – come from the Catholic community of Vinh in Nghe An province. Authorities arrested them for allegedly distributing pro-democracy leaflets.

“It’s absolutely shameful that the Vietnam government is putting these Catholic activists on trial, and may send them to prison for years for nothing more than expressing their views and distributing leaflets,” said Phil Robertson, deputy Asia director at Human Rights Watch. “Prosecuting these four activists shows the contempt Vietnam has for freedom of religion and expression.”

In the past, the four activists had participated in volunteer activities, including encouraging women not to have abortions, donating blood, and volunteering to help orphans and victims of natural disasters. Authorities arrested Dau Van Duong, 24, a student at the Nghe An Trading and Tourism Vocational College, and his cousin Tran Huu Duc, 24, a student at the Vietnam-German Vocational Technical College of Nghe An, on August 2, 2011. The next day, authorities arrested Chu Manh Son, 23, a student from the Vinh Medical University. Hoang Phong, 25, a recent graduate from the Vinh University of Technology Education, was arrested on December 29.

The Vietnamese government often uses article 88 of the penal code, “conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam,” to imprison bloggers, critics, and activists arbitrarily.  Article 88 calls for punishment of between 3 and 20 years in prison for such acts as “propaganda,” “circulating documents or cultural products,” or “psychological warfare” against the government.

In 2011 Vietnamese courts used this provision to convict at least 10 bloggers and activists for expressing their views including the legal advocate Dr. Cu Huy Ha Vu, bloggers Vi Duc Hoi, Lu Van Bay,Ho Thi Bich Khuong, Nguyen Ba Dang, and others.

In March 2012 the People’s Court of Nghe An convicted two other Catholic activists, Vo Thi Thu Thuy and Nguyen Van Thanh, under article 88. State media reported that the two were affiliated with Father Nguyen Van Ly, and were accused of distributing anti-government leaflets. Vo Thi Thu Thuy was sentenced to five years in prison, and Nguyen Van Thanh to three years.

Three prominent bloggers, Nguyen Van Hai (a.k.a Dieu Cay), Phan Thanh Hai (a.k.a Anhbasg), and Ta Phong Tan, have also been indicted under article 88. The three are founding members of Club for Free Journalists, established in September 2007 to promote independent journalism and freedom of expression.

At least another 12 Catholic bloggers and activists, including the prominent bloggers Ta Phong TanandLe Van Son, are in detention pending investigation or waiting trial. Many of those arrested are affiliated with the Redemptorist Thai Ha church in Hanoi and Ky Dong church in Ho Chi Minh City. Over the last year, both churches have regularly held prayer vigils calling for the safety of activists in prison or in detention. On May 20, Thai Ha church held a vigil for the four activists who will be tried on May 24.

“Article 88 is the equivalent of a legal buzz-saw, designed to cut down those who freely criticize or question the government,” Robertson said. “Vietnam’s leaders should repeal this draconian law and listen to their people, rather than muzzling and imprisoning them for thinking differently.”

0 comments:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More