Julian
Pecquet - The Hill
Bà Mai Hương, vợ của công dân Mỹ Nguyễn Quốc Quân tại buổi điều trần ở Quốc Hội về nhân quyền và tự do tôn giáo tại VN hôm 15-5-2012 |
Viên chức cao cấp nhất Bộ Ngoại Giao đặc trách về
nhân quyền bị buộc bước ra khỏi tiến trình thủ tục thông thường và họp với vợ của
một công dân Mỹ đang bị cầm tù tại Việt Nam trong buổi điều trần khá căng thẳng
vào hôm thứ Ba, 15-5-2012.
Dân Biểu Frank Wolf (Cộng Hòa – Virginia) triệu tập
buổi điều trần lưỡng đảng của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos để đào sâu vào chính
sách của chính quyền Obama đối với các vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo tại
Việt Nam. Tại buổi này, ông Wolf chỉ trích đại sứ Mỹ tại Việt Nam và yêu cầu ông
Michael Posner, Trợ Lý Bộ Trưởng đặc trách về Dân Chủ, Nhân Quyền, và Lao Động,
phải gặp với bà Ngô Mai Hương, có mặt trong số cử tọa.
Khi nghe bà Mai Hương cho biết chưa được liên lạc gì từ Đại sứ David Shear hay bất kỳ viên chức nào tại Washington DC, ông Wolf nói với ông Posner: “Thế này, Michael, tôi nói để ông biết, nếu chính phủ không đẩy chuyện này, thì căn bản ra, quí vị đang đặt mọi công dân Hoa Kỳ vào tình trạng nguy hiểm khi họ đến các quốc gia độc tài”
Khi nghe bà Mai Hương cho biết chưa được liên lạc gì từ Đại sứ David Shear hay bất kỳ viên chức nào tại Washington DC, ông Wolf nói với ông Posner: “Thế này, Michael, tôi nói để ông biết, nếu chính phủ không đẩy chuyện này, thì căn bản ra, quí vị đang đặt mọi công dân Hoa Kỳ vào tình trạng nguy hiểm khi họ đến các quốc gia độc tài”
Chồng bà Mai Hương, nhà vận động dân chủ Nguyễn Quốc Quân, bị
bắt ngày 17/4 khi vào Việt Nam
và bị cáo buộc tội khủng bố.
Vụ bắt bớ này xảy ra đúng lúc các nhà lập pháp thuộc cả 2 đảng
đang bày tỏ nỗi lo lắng rằng chính quyền Obama làm ngơ tình trạng nhân quyền ngày
càng tồi tệ tại Việt Nam để xây dựng các quan hệ kinh tế và đồng minh chiến lược
để đối phó với sự nổi lên của Trung Quốc. Các vấn đề đáng quan tâm trong bài điều
trần của ông Posner bao gồm:
Việc giam giữ khoảng 100 tù nhân lương tâm;
Tình trạng kiểm duyệt báo chí và giới hạn sự tiếp cận với truyền hình và mạng Internet;
Tình trạng luật pháp mơ hồ để cho phép nhà nước đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến;
Tình trạng trói buộc quyền tự do tôn giáo, bao gồm cả việc xách nhiễu các nhóm Thiên Chúa Giáo.
Khi Đại sứ Shear được [Quốc Hội] chấp thuận bổ
nhiệm vào năm ngoái, Dân Biểu Loretta Sanchez (Dân Chủ - California) dẫn đầu một
bức thư do hơn một tá dân biểu và thượng nghị sĩ cùng ký để yêu cầu ông đặt ưu
tiên cao về nhân quyền và quyền tự do tôn giáo. Bà Sanchez cũng chỉ trích Bộ
Ngoại Giao về việc đã không gọi Việt Nam là “Nước Cần Quan Ngại Đặc Biệt” trong
Bản Phúc Trình Hàng Năm về Quyền Tự Do Tôn Giáo Thế Giới năm 2011, mặc dù đã có
sự đề nghị của Quốc Hội và Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới.
Dân Biểu Wolf và Sanchez đại diện cho 2 vùng
có đông người Mỹ gốc Việt.
Tại buổi điều trần, ông Posner bào chữa cho
chính phủ [Obama] và đại sứ [Shear] rằng: ”Chúng tôi tiếp tục xem tình trạng nhân
quyền tại đây là đáng thất vọng và không thể chấp nhận được. Các viên chức của
chúng ta đã nhiều lần nêu các vấn đề này, và chúng ta đã nói rất rõ với chính
quyền Việt Nam
rằng ước muốn chung về xây dựng quan hệ chiến lược chặt chẽ hơn tùy thuộc vào các
tiến triển đáng kể của họ về mặt nhân quyền. Chúng ta không thấy những tiến triển
đó đang xảy ra.”
0 comments:
Đăng nhận xét