Không có đất
sán xuất, bố mẹ đi làm thuê, 4 anh em bỏ học ở nhà
(ảnh chụp ở xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) |
Tháng năm này
chim chào mào và các loài chim khác không về ríu ran hót trên những
cây bông gạo thắp nến đỏ rực giữa trưa hè. Thi thoảng có đôi con nhớ
đến tổ tiên trên các ngọn cây ngấp ngó bay về tri ân thì bị các tay
súng triệt hạ cho vào các bữa nhậu. Người nông dân bạc mặt trong mùa
hạn hán, lại oằn lưng gánh mùa lũ lụt…
Đang đi đến nhà
ông bạn, tôi gặp một người bước liêu xiêu.
- Hình như chú
say rồi, về nhà nghỉ đi kẻo nắng nóng thế này nguy hiểm đấy.
Lời khuyên của
tôi bị anh ta phủi tay, rồi đọc ngay một đoạn thơ “ Với Chí Phèo” của
Tùng Bách . “ Trên cao xanh, dưới đất dày, giữa nhí nhố một bầy, dại
gì không uống, tội gì không say…Tiên sư những đứa muốn ăn xôi, không
chịu chìa lưng chịu đấm”. Mặc kệ, tôi bỏ đi, vừa đến sân anh bạn đã
lên tiếng.
- Này, nắng
nóng như đổ lửa, người ta đi du lịch, nghiỉ mát, sao nhà báo vác điếu
cày đến nhà tôi. Mà nông thôn, nông dân bây giờ ra sao nói thẳng ra xem
nào.
- Nói thật, nông
dân (Đại đa số) có bao giờ đi nghỉ mát chưa, dù có nắng 38- 40 hay
50-70 độ thì cũng chịu, lấy đâu ra tiền? Trong lúc đó ruộng khoai,
ruộng ngô hạn cháy khô không có tiền thuê máy bơm nước, đàn lợn, đàn
gà thì bị dịch. Những đâu không biết, còn ở cái làng này chú biết
đó chẳng ai hơn ai. Tôi dân làm báo đi nhiều nơi biết có nhiều địa
phương còn tồi tệ hơn làng mình. Như ở bản Kẻ Nính huyện Qùy Châu,
bản Đồng Văn, Quế Phong…hoa rừng phần lớn rủ nhau về “phục vụ”ở
biển, ở các khách sạn. Phục vụ ai ạ ? Cho kẻ có tiền. Trong đó có
kẻ ăn cắp, lưu manh, có kẻ quan chức. Còn người nông dân có gì mà du
lịch, nghỉ mát. Tôi nghiệm thấy một điều, tất cả CBVC đều có màu da
hồng hào, ăn trắng mặc trơn, còn nông dân thì da đen xạm, ăn mặc lôi thôi
lếch thếch. CBVC họ được nghỉ lệ, nghỉ tết, đầu quý, cuối năm có
thưởng, có BHXH, BHYT, đến tuổi nghỉ việc thì có lương hưu, hè, tết
tổ chức tham quan, du lịch, nghỉ mát, trượt giá thì được tăng lương.
Còn nông dân tất tật mình tự lo trong mấy sào ruộng.
Bây giờ ngày càng nhiều dự án : Khu đô thị, chăn nuôi bò sữa, công trình thủy lợi, thủy điện, sân gôn, khu sinh thái, các doanh nghiệp mọc lên. Tất cả phải lấy đất nông dân. Dân cầm cục tiền đền bù, khổ nhiều đời rồi, bây giờ phải sướng một tý. Cha mua xe máy xịn, con cũng phải xịn, nhà cửa khang trang mọc lên, sướng cái trước mắt mà không nghĩ cái lâu dài, làm ăn sinh sống.
Giật mình, thế là hết tiền, và tất nhiên phải đi làm thuê đây đó. Nghèo thì hèn, đói khổ thì sinh tệ nạn. Gia đình tan nát, vợ chồng con cái ly hương. Bài toán nông thôn hóa, đô thị hóa, nghèo hóa giàu, vô tình đã đẩy lùi phần lớn nông dân đi vào điêu đứng vì không tư liệu sản xuất. Tôi rùng mình nghĩ về một kỷ niệm xa xót.
Năm 1965, một bữa sáng nhịn đói, tôi đi gánh đất về cho cha mẹ làm nồi. Một giờ chiều tôi gánh đất về trong nắng lửa mùa hè. Vừa ném gánh đất xuống, tôi ngã ra ngất lịm vì đói và khát. Cha bế tôi vào giường, mẹ cầm quạt mo vừa quạt vừa khóc. Vào nhà chỉ một lát tôi vùng dậy lao vào bếp dở vung, dở nồi. Hai tô khoai to ụ úp làm một, tôi ngạp, ăn, nuốt, với muối trắng một nhoáng đã hết vèo. Sau này tôi mới biết cha mẹ đã nhịn ăn dành cho tôi. Thương con đói khát không có gì bỏ vào bụng, tối 30 cha tôi và mấy ông hàng xóm rủ nhau đi đào một con nghé bị bệnh chết mà HTX đã đổ một lớp phân, một lớp vôi. Nửa đêm nấu chín bỏ ít muối, cha tôi lay con dậy ăn. Ôi miếng thịt… ấy đến mãi giờ vẫn còn ngon.
Mỗi lần ra nghĩa trang thắp hương cho cha mẹ tôi thường đưa bữa cơm khoai, bữa thịt ấy ra kể. Tình cha mẹ bao la trời biển, lỗi đói nghèo ấy bắt đầu từ đâu ? Tôi biết cha tôi là một đảng viên. Thời đó đảng viên phải gương mẫu vào HTX để mọi người noi theo. Cha tôi 2 lần vào HTX, 2 lần xin ra, và cũng từng ấy lần viết đơn xin ra khỏi đảng, vì không thể nghe kẻng là đi làm, hết giờ thì về, không cần biết năng xuất, hiệu quả của mùa màng. Đến lúc gặt hái, mỗi công được trả 1 kg luá, trong đó lép 2 phần.
Còn nhớ, vào thập niên 60 làng tôi có nghề phụ làm nồi đất. Nhưng chủ trương lúc đó là tất cả cho sản xuất, không được ai buôn bán, làm nồi. Tết đến, cả nhà không có cơm ăn, không có gì mua quần áo cho con, đến miếng thịt, hương khói ông bà tổ tiên cũng chưa có. Quẫn bách, cha tôi khoét một cái hầm trong buồng rồi đêm đến nung nồi đất để đi các chợ bán. Chỉ có cách này mới có ít tiền mua sắm tết. Chẳng may đội cờ đỏ ( như công an bây giờ) phát hiện, thế là bị phá tan tành. Tết đó cha tôi nằm quay mặt vào vách khóc. Mẹ tôi đêm đến đi hái trộm lá khoai lang về luộc. May các o, các gì cứu giúp mà cả nhà tôi qua được nguy kịch…
Tôi nhớ mãi mấy câu thơ của Võ Văn Trực:
Những con đỉa bắt suốt đời không hết,
mẹ xuống đồng chân rỏ máu tươi.
Mùa cày đi tới, mùa cấy đi lui.
Mùa gặt hái chạy vào kho ông chủ nhiệm.
Sau lũy tre làng tưởng bình yên ấy.
Chứa bao điều bão tố ở bên trong”.
Bây giờ không có những ông chủ nhiệm, thì có ông quan xã, quan huyện, quan tỉnh…
Bây giờ ngày càng nhiều dự án : Khu đô thị, chăn nuôi bò sữa, công trình thủy lợi, thủy điện, sân gôn, khu sinh thái, các doanh nghiệp mọc lên. Tất cả phải lấy đất nông dân. Dân cầm cục tiền đền bù, khổ nhiều đời rồi, bây giờ phải sướng một tý. Cha mua xe máy xịn, con cũng phải xịn, nhà cửa khang trang mọc lên, sướng cái trước mắt mà không nghĩ cái lâu dài, làm ăn sinh sống.
Giật mình, thế là hết tiền, và tất nhiên phải đi làm thuê đây đó. Nghèo thì hèn, đói khổ thì sinh tệ nạn. Gia đình tan nát, vợ chồng con cái ly hương. Bài toán nông thôn hóa, đô thị hóa, nghèo hóa giàu, vô tình đã đẩy lùi phần lớn nông dân đi vào điêu đứng vì không tư liệu sản xuất. Tôi rùng mình nghĩ về một kỷ niệm xa xót.
Năm 1965, một bữa sáng nhịn đói, tôi đi gánh đất về cho cha mẹ làm nồi. Một giờ chiều tôi gánh đất về trong nắng lửa mùa hè. Vừa ném gánh đất xuống, tôi ngã ra ngất lịm vì đói và khát. Cha bế tôi vào giường, mẹ cầm quạt mo vừa quạt vừa khóc. Vào nhà chỉ một lát tôi vùng dậy lao vào bếp dở vung, dở nồi. Hai tô khoai to ụ úp làm một, tôi ngạp, ăn, nuốt, với muối trắng một nhoáng đã hết vèo. Sau này tôi mới biết cha mẹ đã nhịn ăn dành cho tôi. Thương con đói khát không có gì bỏ vào bụng, tối 30 cha tôi và mấy ông hàng xóm rủ nhau đi đào một con nghé bị bệnh chết mà HTX đã đổ một lớp phân, một lớp vôi. Nửa đêm nấu chín bỏ ít muối, cha tôi lay con dậy ăn. Ôi miếng thịt… ấy đến mãi giờ vẫn còn ngon.
Mỗi lần ra nghĩa trang thắp hương cho cha mẹ tôi thường đưa bữa cơm khoai, bữa thịt ấy ra kể. Tình cha mẹ bao la trời biển, lỗi đói nghèo ấy bắt đầu từ đâu ? Tôi biết cha tôi là một đảng viên. Thời đó đảng viên phải gương mẫu vào HTX để mọi người noi theo. Cha tôi 2 lần vào HTX, 2 lần xin ra, và cũng từng ấy lần viết đơn xin ra khỏi đảng, vì không thể nghe kẻng là đi làm, hết giờ thì về, không cần biết năng xuất, hiệu quả của mùa màng. Đến lúc gặt hái, mỗi công được trả 1 kg luá, trong đó lép 2 phần.
Còn nhớ, vào thập niên 60 làng tôi có nghề phụ làm nồi đất. Nhưng chủ trương lúc đó là tất cả cho sản xuất, không được ai buôn bán, làm nồi. Tết đến, cả nhà không có cơm ăn, không có gì mua quần áo cho con, đến miếng thịt, hương khói ông bà tổ tiên cũng chưa có. Quẫn bách, cha tôi khoét một cái hầm trong buồng rồi đêm đến nung nồi đất để đi các chợ bán. Chỉ có cách này mới có ít tiền mua sắm tết. Chẳng may đội cờ đỏ ( như công an bây giờ) phát hiện, thế là bị phá tan tành. Tết đó cha tôi nằm quay mặt vào vách khóc. Mẹ tôi đêm đến đi hái trộm lá khoai lang về luộc. May các o, các gì cứu giúp mà cả nhà tôi qua được nguy kịch…
Tôi nhớ mãi mấy câu thơ của Võ Văn Trực:
Những con đỉa bắt suốt đời không hết,
mẹ xuống đồng chân rỏ máu tươi.
Mùa cày đi tới, mùa cấy đi lui.
Mùa gặt hái chạy vào kho ông chủ nhiệm.
Sau lũy tre làng tưởng bình yên ấy.
Chứa bao điều bão tố ở bên trong”.
Bây giờ không có những ông chủ nhiệm, thì có ông quan xã, quan huyện, quan tỉnh…
Làm thịt thú
rừng, chuẩn bị bữa tiệc cho các quan khách
(ảnh chụp ở quán ăn thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong, Nghệ An) |
- Chuyện ngày
xưa não nùng quá, đó là thời kỳ…tiến lên XHCN ngay. Tuy nhiên tiếp
theo đó là chiến tranh. Mà chiến tranh, người nông dân lại hy sinh
nhiều nhất, lớn nhất, cả vật chất
lẫn xương máu. Bây giờ hòa bình, ông thấy đó làng quê nào cũng nhà
ngói khang trang, xe máy, ti vi, ăn mặc thì không đói không rách. Cho qua
chuyện ngày xưa đi. Mà bây giờ có nhiều chính sách cho nông dân làm
giàu đó thôi. Ai nghèo quá thì có chủ trương xóa nhà tranh tre, dột
nát, cấp phát gạo, con cái học hành không mất tiền, đi bệnh viện
được miễn giảm. Hộ nào có điều kiện, khả năng thì vay tiền ngân
hàng phát triển kinh tế, rồi chương trình 135, 134, 120…Tóm lại là
phải năng động, biết phát huy tiềm năng mới giàu lên được. Cũng có
hộ nông dân xây nhà lầu, mua ô tô, mùa hè cả nhà đưa nhau đi nghỉ mát
đó thôi.
- Đúng, nhưng đó là cá biệt, nhìn bề nổi, còn nhìn tổng thể, sâu xa là cả một sự tiềm ẩn, khó nói hết. Nông nghiệp Việt Nam chiếm 70%, cũng từng ấy nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời, 30% nữa (trừ những người buôn bán ra) đều nhờ người nông dân mà sống, trong đó ai mà đếm được mấy “con đỉa”. Đưa so sách bằng trực giác, và cả thực tế người nông dân còn thiệt thòi nhiều quá, bao giờ cho họ có điều hòa, máy giặt, tủ lạnh, có ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật, đi tham quan, du lịch, nghỉ mát ?
- Xã hội nào mà chả có người nghèo, người giàu, người hưởng thụ quá nhiều, người quá nhiều thiệt thòi. Làm sao để khoảng cách bất công không còn là cả một cuộc cách mạng rất dài. Trong đó tôi nghĩ tệ hại nhất là nạn tham nhũng, tham ô, đây là những kẻ ngồi mát ăn bát vàng. Mà lợi ích nhóm này lại có chức, có quyền, có thể điều hành cả bộ máy. Thành lập phòng ban chống tham nhũng, tham ô ư? Những kẻ này lại cán bộ cốt cán trong phòng trào đó. Bây giờ có được mấy Bao Thanh Thiên ? Nói những chức quyền tham ô, tham nhũng ở đâu ư? một bí truyền không văn tự cực kỳ tinh vi, khó Bao Công nào tìm ra được (Tuy nhiên cũng có nhiều vụ đã được phanh phui vì dư luận báo chí). Cứ nhìn thẳng vào thực tế là biết, có quan nào mà không giàu, sự giàu có ấy họ lấy đâu ra ? Ví dụ lương quan nọ được bao nhiêu, con cái học hành, vợ làm gì mà xây lầu xe hơi, tiền tiêu như nước…
- Thôi chuyện người nông dân, chuyện giàu nghèo xem ra nói cả đời cũng không hết, cái đó đã có các nhà hoạch định, vợ tôi sắp đi làm ngoài đồng về, chắc có cua, có cóc, mình làm một món nhậu cho vui. Sang năm tôi với ông ta đi nghỉ mát một chuyến cho bỏ kiếp nông dân.
- Lấy đâu ra
tiền ?
- Tôi sẽ vẽ ra
một dự án, đắp bờ ao cao lên, làm một con mương thoát nước chống lũ
tràn vào ao kẻo trôi hết cá. Dự tính làm khoảng 20 triệu, tôi khai
khống lên 30 triệu, ta lấy 10 triệu
đi chơi. Nhưng ông phải sang nghiệm thu bằng miệng cho tôi nó mới tin.
Ví như nhìn “dự án” rồi đánh tiếng “ Cái này chắc làm hết 35
triệu”. Tôi nói chỉ hết 30 thôi, vợ tôi nó khen rẻ thế là chi tiền.
Tất nhiên tôi cũng phải làm việc với nhà thầu, phải cho nó một ít
thì mới xong.
- Trời ơi, quan
chức mánh khóe móc của dân, còn ông định móc của vợ, của mình để
ăn chơi, một kiểu học đòi…thật nông dân.
Ngoài đường anh say hồi nãy vẫn nghêu ngao đọc tiếp đoạn cuối bài thơ “ Với Chí Phèo… Tớ không phải là nông dân, nhưng nông dân là tớ. Thằng nào điểu với tớ thì tớ điểu lại, tưởng đây thích sống lắm a! Bao giờ bão nổi can qua…Bao giờ ?”
Tôi ra về, cởi áo che cái nắng đổ lửa xuống đầu. Chợt nghe tiếng cu gù, tiếng chào mào ríu ran…giật mình hay ra đó là miền ký ức từ xa xưa vọng lại. Bây giờ các loài chim ở làng quê của một thửa, con không biết hót thì lên mâm nhậu, con hót hay đã bị nhốt vào lồng của những người giàu có. Làng quê người nông dân đang mùa hạn hán. Hết hạn hán lại tiếp mùa mưa lũ.
Hồ Hồng Tuyến
0 comments:
Đăng nhận xét