. Đinh Tấn Lực
Tám
mươi năm trước, tháng 7/1936, ủy viên BCH Quốc Tế Cộng Sản Lê Hồng Phong triệu
tập một buổi họp tại HongKong, triển khai Nghị quyết của Đại hội VII Quốc tế
Cộng sản để thành lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương, khởi
động một phong trào quần chúng công khai đấu tranh với thực dân Pháp, yêu sách
đòi tự do dân chủ và đời sống áo cơm, lấy tên là Phong Trào Đại Hội Đông
Dương.
Đến
tháng 9/1936, riêng Nam Kỳ thiết kế 600 ủy ban hành động của nhiều thành phần
quần chúng. Kết quả vào cuối năm 1936 là 361 cuộc bãi công, quy mô nhất là cuộc
đình công của ba vạn công nhân mỏ than Hồng Gai-Cảm Phả. Pháp phải trả tự do
cho 1532 tù chính trị.
Đầu
năm 1937, hai vạn công nhân Sài Gòn-Chợ Lớn biểu tình đón phái viên của Pháp
sang thẩm định tình hình Đông Dương, với những khẩu hiệu: Hoan nghênh Mặt trận
nhân dân Pháp;
đòi tự do dân chủ, tự do lập hội, thi hành luật lao động, bỏ thuế thân, toàn xá chính trị phạm… Mặt khác, bên trong, là việc thành lập những Công hội, Nông hội, Đoàn thanh niên phản đế, Hội cứu tế bình dân… thậm chí, các Hội cấy lúa, Hội lợp nhà… để đoàn ngũ hóa hàng triệu người vào những mục tiêu phúc lợi cụ thể.
đòi tự do dân chủ, tự do lập hội, thi hành luật lao động, bỏ thuế thân, toàn xá chính trị phạm… Mặt khác, bên trong, là việc thành lập những Công hội, Nông hội, Đoàn thanh niên phản đế, Hội cứu tế bình dân… thậm chí, các Hội cấy lúa, Hội lợp nhà… để đoàn ngũ hóa hàng triệu người vào những mục tiêu phúc lợi cụ thể.
Tháng 3 năm 1938, Mặt Trận Phản Đế Đông Dương đổi tên thành Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương, đẩy người ứng cử vào các Hội đồng thành phố, các Viện dân biểu Trung kỳ, Bắc kỳ. Cuộc biểu dương lực lượng quy mô đỉnh điểm là dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 01-05-1938, công khai quy tụ hai vạn rưỡi người. Song song là sự xuất hiện của các tờ báo Notre voix, Le Travail, Le Peuple, Tin tức, Nhành lúa, Dân chúng, Lao động, Mới… cùng các tác phẩm phản ảnh xã hội lầm than của Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Lan Khai v.v…
Tất nhiên, súng dài/súng ngắn/mã tấu/lưỡi lê có đầy, và cũng đã có một số cán bộ bị bắt tù, nhưng không phải là những cán bộ trụ từng được giữ kín. Dù vậy, tiến trình tập họp quần chúng trong những năm này được đảng CSVN trang trọng đánh giá là cuộc Tổng diễn tập thứ hai (sau cuộc tổng diễn tập Xô Viết-Nghệ Tĩnh 1930-1931), với đặc điểm phối hợp đấu tranh công khai và không công khai để đạt thắng lợi.
*
Cách
nay 6 năm, 2006, một làn sóng đấu tranh trực diện và có tính xuyên phá đã hình
thành ở Việt Nam một số tổ chức công khai hoạt động: Khối 8406, Đảng Thăng
Tiến, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, Liên
đảng Lạc Hồng, Công Đoàn Độc Lập Việt Nam, Hiệp Hội Đoàn Kết Công-Nông Việt Nam…
Bối cảnh lúc đó là một Hà Nội đang đứng trước những thách đố của các quy chế CPC, cùng những điều kiện tổ chức APEC, hay điều kiện gia nhập BTA, WTO… nghĩa là không thể mạnh tay trước ống kính truyền hình quốc tế, và chấp nhận một bước lùi vào thế thủ trước áp lực thế giới. Ngược lại, đối với những nhân vật chủ trương dân chủ hóa Việt Nam bấy giờ thì đấu tranh công khai là một loại vỏ bọc/áo giáp cần thiết một khi có được sự quan tâm/biết đến/hỗ trợ từ phía dư luận quốc tế.
Thế nhưng thời khoảng thuận lợi đó không kéo dài. Sau đó là một chiến dịch đàn áp kinh hoàng từ phía đảng cầm quyền. Nghị định 31/CP ngưng hiệu lực, nhưng thay vào đó là những điều luật hình sự 79, 84 và 88 coi nhân dân như những tù nhân có thể bắt giam bất cứ lúc nào. Không một ai có thể liệt kê đầy đủ danh tính những người bị bắt, bị giam, ra tòa nhận án, hay giản đơn là bị hại trong thời gian này, kể cả những quan chức của bộ công an.
Chiến dịch đàn áp kinh hoàng đó kéo dài suốt nhiều năm liền, có thể nói là đến tận hôm nay, và những nạn nhân kế tiếp của nó tăng cao, rất đông, với những người thường được dư luận nhắc đến nhiều là các ông/bà Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Phạm Minh Hoàng, Cù Huy Hà Vũ, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, Bùi Minh Hằng, Việt Khang, Nguyễn Quốc Quân… cùng những thanh niên nam nữ và trí thức xuống đường phản đối hành động xâm lấn của TQ (2007-2011), và khá đông những bloggers (dù trong hay ngoài Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do) vẫn hằng đau đáu với vận mệnh dân tộc.
Người ta chưa nhất thiết đặt tiêu chuẩn anh hùng để đánh giá những nhà đấu tranh vừa nêu, nhưng hầu như mọi người đều nhận rõ ở những người dũng cảm đó một mẫu số chung là chấp nhận tù tội để nêu bật từng trọng điểm trong hàng loạt bài viết của họ cho cả nước cùng thấy ra như nhau:
Nguyên nhân tình trạng khủng hoảng toàn diện của VN là do đảng CSVN:
1.
Lấy chủ thuyết
hoang đường và phá sản làm giải pháp;
2.
Đặt quyền lợi
đảng lên trên quyền lợi đất nước và tương lai dân tộc;
3.
Đường lối ngoại
giao hèn nhát là hệ quả tinh thần nô lệ các quan thầy;
4.
Chính sách nội
trị có nền móng là hận thù và bạo lực;
5.
Kinh tế hoang
dã, trục lợi, đục khoét tài nguyên và phá hủy môi trường;
6.
Giáo dục đào tạo
một tầng lớp cán bộ dốt, gian, tham và vô trách nhiệm;
7.
Guồng máy cai
trị cửa quyền, hành dân và khủng bố nhân dân;
8.
Đảng viên dùng
đảng làm phương tiện tiến thân và thi đua làm giàu bằng tham nhũng;
9.
Gia tăng bất
công và tê liệt hóa khả năng đóng góp của người dân.
Và,
vận động áp lực nhiều phía để đòi hỏi đảng CSVN, từ thấp tới cao, buộc phải
chấp nhận:
1.
Quyền tự do ngôn
luận & ra báo tư nhân;
2.
Quyền tự do lập
hội & hoạt động đảng phái;
3.
Quyền hành đạo
& hoạt động giáo hội;
4.
Công đoàn độc
lập & quyền đình công;
5.
Thả tù chính trị
& quyền biểu tình;
6.
Kinh tế thị
trường & quyền tư hữu đất đai, phương tiện sản xuất;
7.
Hủy bỏ điều 2
hiến pháp & giáo dục Mác-Lê;
8.
Hủy bỏ điều 4
hiến pháp & cơ chế đảng trong QH, tòa án, quân đội, công an;
9.
Tổ chức trưng
cầu dân ý & tổng tuyển cử tự do.
Đó là những người tiên phuông trong giới quan tâm đã biến ý thức thành hành động và giúp cho quảng đại quần chúng cùng hành động.
Những sự kiện Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm, Bắc Giang, Cồn Dầu, Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản…, và ngay cả tuyển tập “Thế Hệ F”, hay một hệ thống truyền thông vượt mặt chính quy mà nhà nước phải toàn tâm toàn lực be bờ, há chẳng phải là những kết quả đấu tranh bền bỉ suốt sáu năm qua đó sao?
Nhìn chung thì phía đối kháng đã đạt một số điều cần đạt trên tiến trình nới xiềng/nong xích.
Song,
dường như vẫn còn thấp thoáng đâu đó một chút giằng vật giữa nỗi do dự của từng
người và sự nung nấu kết hợp của số đông quan tâm từng tự chọn cho mình chỗ
đứng đầu sóng ngọn gió.
Những ưu tư đó hoàn toàn là có cơ sở. Ngay cả khi mọi người đều thấy bảo toàn lực lượng không phải là mục tiêu đấu tranh. Quả thật, mục tiêu là đấu tranh hiệu quả để đạt những yêu sách từ lòng yêu nước, và điều kiện thiết yếu là đấu tranh công khai. Nhưng ngược lại, yếu tố bảo toàn lực lượng cũng không kém quan trọng, vì nó chính là điều kiện không thể thiếu để đấu tranh đường dài.
Vậy thì bài toán của chúng ta, phải chăng là liều lượng và phương cách đấu tranh công khai?
*
Đọc
lại một đoạn có liên quan trong tập Từ Độc
Tài đến Dân Chủ, người ta có thể phần nào ngạc nhiên khi thấy tác
giả viết từ lâu, và không từng đến Việt Nam, nhưng có một số nhận định khá
gần gũi với chúng ta:
“Bí mật, ngụy trang, và lập mưu trong bóng tối tạo thêm vấn đề rất khó khăn cho những phong trào đấu tranh bất bạo động. Thường thì phía dân chủ khó giữ nổi các ý định hay kế hoạch khỏi những cặp mắt tình báo hay công an chính trị của chế độ.
Nhìn từ góc cạnh của phong trào thì bí mật không chỉ bắt nguồn từ sự sợ hãi mà còn làm góp phần gia tăng sự sợ hãi. Và chính sợ hãi sẽ làm suy giảm tinh thần kháng cự và làm giảm số người có thể tham gia vào hành động.
Bí mật, một khi bị lộ, sẽ góp phần tạo nên những ngờ vực và cáo buộc trong nội bộ phong trào (mà thường là oan uổng) về việc ai là nội gián cho đối phương. Bí mật cũng có thể ảnh hưởng trên khả năng duy trì chủ trương bất bạo động của phong trào. Ngược lại, sự công khai về chủ trương và đường lối không những tạo được ảnh hưởng ngược với các hậu quả nêu trên, mà còn góp phần tạo hình ảnh là phong trào đối kháng thực sự rất mạnh.
Vấn đề dĩ nhiên phức tạp hơn nhiều so với vài giòng vắn tắt này, và có những lãnh vực hệ trọng trong hoạt động đối kháng cần phải giữ bí mật. Quyết định có nên giữ mật một việc nào đó hay không cần phải được lượng giá với đầy đủ dữ kiện bởi những người hiểu rõ cả về sự vận hành của đấu tranh bất bạo động và những phương tiện dọ thám của bạo quyền trong từng trường hợp cá biệt.
Những việc như soạn thảo, in ấn và phổ biến các tài liệu chui, sử dụng đài phát thanh bất hợp pháp trong nội địa quốc gia, cũng như việc thu thập dữ kiện tình báo về các hoạt động của bạo quyền là loại việc đòi hỏi độ bảo mật cao.
Trong suốt tiến trình đấu tranh bất bạo động, việc duy trì tiêu chuẩn gắt gao trong hành động ở mọi giai đoạn là điều cần thiết. Trong số những tiêu chuẩn này, yếu tố không sợ hãi và duy trì kỷ luật bất bạo động là những điều kiện luôn luôn phải có. Ðiều quan trọng cần nhớ là phải có số đông dân chúng thì mới đủ áp lực để tạo thay đổi, nhưng số đông đó chỉ trở thành những người tham gia đáng trông cậy khi những tiêu chuẩn gắt gao được duy trì trong phong trào…”.
-
Gene Sharp
*
Từ
ba kinh nghiệm trên, chúng ta có thể rút tỉa được gì?
· Thứ nhất, Ý niệm đấu tranh công khai cần được khai triển, bởi người Việt Nam khắp nơi đã ra mặt tranh đấu với nhà cầm quyền cho từng thước đất, từng gánh rau, từng rá gạo… và nỗ lực đấu tranh công khai đó cần được nhân rộng/phối hợp/tung hứng/nhồi sóng/liên hoàn/đẩy mạnh/nâng tầm… bằng một Phong Trào (viết hoa) có danh xưng, có chủ trương, có kế hoạch phối hợp, có nhân sự thực hiện kế hoạch và có một hệ cán bộ tham mưu/chỉ huy liên tục trong mọi tình huống. Có thủ lĩnh lại càng là một điểm son nhưng không nhất thiết bắt buộc (ví dụ Otpor của Serbia hay các cuộc cách mạng hoa/màu gần đây).
· Thứ hai, Ý niệm đấu tranh công khai đó nên được công khai. Chủ trương trong sáng đó, công khai. Đường lối khả thi đó, công khai. Những lời kêu gọi chân tình đó, công khai. Nỗ lực kết hợp tạo số đông từ nhiều thành phần quần chúng đó, công khai. Nhưng, kế hoạch chiến lược và chiến thuật của phong trào cần được suy xét kỹ từng trường hợp trước khi công khai. Nhân sự lõi của phong trào cũng sẽ được giữ kín. Ngay cả dàn nhân sự trung tầng, được coi như bộ phận (hộp số) chuyển lực, cũng không không khai, ít ra là trong giai đoạn tranh tối tranh sáng của tiến trình xây lực quần chúng đang có nhiều thuận lợi này. Cho tới khi Ban Lãnh Đạo của Phong Trào đồng thuận về một thời điểm thích hợp nhất và có lợi nhất để tự công khai hóa, từng người hay toàn bộ, trung tầng hay cốt lõi, và thường là chỉ cận kề hoặc ngay trước thời thời điểm phối hợp toàn quốc, hoặc ít là phối hợp nhiều tỉnh thành lớn với nhau.
Liệu
rằng những điều rút tỉa sơ khởi và cô đọng đó có giúp gì cho chúng ta chọn lựa
phương cách xây lực phong trào và xây lực quần chúng, sao cho quân bình được
cái thế khá lớn với cái lực chưa đủ rộng hiện giờ, đồng thời, cân bằng cái nhu
cầu đấu tranh hiệu quả với nhu cầu bảo toàn lực lượng đang có được chút nào
chăng?
17-06-2012 - nhân dịp kỷ niệm 93 năm bản Yêu Sách 8 Điều được gửi đến Hội Nghị Versailles.
Blogger Đinh Tấn Lực
1 comments:
Tôi rất tán thành chủ trương đấu tranh ôn hòa "Bất Bạo Động" nghĩa là phải nói ra mục tiêu công khai chính đáng để cho mọi người biết hầu tham gia.Còn vấn đề nhân sự thì ít nhứt cũng phải công khai đủ mức để mọi người tin tưởng mà bắt tay vào công việc thiết thực tùy theo khả năng.
Đăng nhận xét