Trung Thực -
DienDanCTM
Nói tới
những quy định của luật pháp, yêu cầu ngôn ngữ của nó phải chặt chẽ, trong
sáng, dễ hiểu. Khái niệm chung là vậy, nhưng ở Việt Nam, nhiều quy định của luật
pháp ngôn ngữ được biểu đạt rất mù mờ. Vì vậy các cơ quan công quyền rất dễ lạm
dụng và gây ra nhiều oan trái cho người dân. Lấy điều 88 bộ luật hình sự làm
thí dụ, ta thấy ngay sự bất cập chết người của điều luật này. Điều 88 quy định
vể tội "tuyên truyến chống nhà nước". Đọc cụm từ này thoạt nghe có vẻ
xuôi tai nhưng đọc kỹ thì thấy nó không nói lên cái gì cả. Chất lượng luật hầu
như không có. Khẳng định tội danh mà không có tí "sự" nào để áp dụng
"hình" cả thì làm sao có thể gọi nó là điều luật hình sự được. Trong
đó có động từ "chống" nhưng nó được đặt trước danh từ chung "nhà
nước" nên không biết phải hiểu nó thế nào cho đúng. Chả thế mà nhiều người
khi viết hoặc đọc cứ phải thêm từ "phá" (chống phá nhà nước) vào để cố
làm cho rõ nghĩa. Nhưng vì không có "sự"nên thêm từ
phá vào chỉ làm cho điều luật này trở thành ngớ ngẩn buồn cười. Chuyện này vui
lắm, xin phép bàn sau. Bây giờ sẽ nói đến tác hại đặc biệt nghiêm trọng của cái
gọi là "điều 88 bộ luật hình sự" này.
Thứ nhất
nó ngang nhiên chống lại điều 69 của hiến pháp. Điều 69 hiến pháp quy định những
quyền của người dân như tự do ngôn luận, tự do báo chí, thông tin, biểu tình
vv... Mặc dù cuối điều còn chua thêm mấy
từ vô lý "nhưng phải xin phép". Đó là"Quyền"
lại còn phải xin phép thì có tréo cẳng ngỗng không? Mà xin phép ai mới được cơ
chứ? Có thể sau chữ "quyền biểu tình" thì mới có mấy chữ này. Tạm hiểu
là khi dân thực hiện quyền biểu tình thì phải xin phép cánh sát về địa điểm, thời
gian để họ có phương án giữ gìn trật tự. Nếu được thế thì quá hay. Sao lại
không viết rõ là phải đăng ký xin phép cảnh sát. Ta cứ tạm hiểu thoáng như vậy
cho những người làm luật cộng sản khỏi phải ngụy biện thêm nữa, nghe càng ngứa
tai. Rõ ràng mấy từ "Nhưng phải xin phép" chỉ bổ trợ cho quyền biểu
tình chứ không liên quan gì đến quyền khác. Sự mù mờ ở đây nó có cái gì đểu đểu
ấy nhỉ? Thực tế thì những hiến định quyền của người dân Việt Nam chưa bao giờ
được thực thi. Luôn luôn bị nhà cầm quyền xâm phạm và chà đạp. Cụ thể là họ
dùng điều 88 của luật con chống lại luật mẹ. Ai cũng biết hiến pháp là bộ luật
tối cao của một quốc gia. Hành xử với hiến pháp như vậy thì nhà cầm quyền coi
nó không bằng "tờ giấy chùi đít". Ôi! luật với lệ, rối quá là rắm.
Thứ hai
là nhà cầm quyền sử dụng điều luật mù mờ này nhằm bịt miệng người dân nói
chung. Nhưng nguy hiểm nhất là họ nhằm triệt tiêu người hiền kẻ sĩ. Đã có biết
bao nhiêu người nặng lòng với dân tộc đất nước bị nhà cầm quyền dùng điều luật
này để đàn áp, bắt bớ giam cầm, thậm chí giết hại. Vì muốn độc tài quyền lực
nên chúng dùng mọi thủ đoạn hủy hoại nguyên khí quốc gia. Đây là tội ác kinh tởm
của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong muôn ngàn tội ác kinh tởm khác. Thực
tế cho thấy nạn nhân của điều luật này hầu hết là nhân sĩ trí thức có tâm có
tài. Tác hại đặc biệt nghiêm trọng của điều 88 bộ luật hình sự là vấn đề này.
Thử hình dung nó được quốc hội thông qua từ năm 1989 và hoành hành cho tới hôm
nay thì đã có bao nhiêu người hiền kẻ sĩ chân chính bị oan khốc ? Nguyên khí quốc
gia còn gì nữa không? Ôi đau đớn quá! Chả trách gì đất nước mình ngày càng khốn
khổ lầm than. Nhiều lần bức xúc với tội ác của điều 88 bộ luật hình sự, người
viết bài này định nhờ giáo sư Hoàng ngọc Hiến lên tiếng phân tích rõ ràng để mọi
người cùng hiểu nhằm bãi bỏ nó nhưng chỉ ngại ông giáo sư đáng kính lại phán
"Cái đất nước mình nó thế" thì buồn thêm.
Trong
tiếng Việt, các danh từ chung đứng sau động từ "chống" đều biểu đạt ý
nghĩa hiện tượng, sự việc gây tác hại xấu, nguy hiểm lên đời sống con người. Ví
dụ: Chống bão lụt; chống ô nhiễm môi trường; chống dịch bệnh; chống tệ nạn xã hội
v.v... Như vậy danh từ chung "nhà
nước" đứng sau động từ chống buộc mọi người phải hiểu là "nhà nước"
ấy chẳng tốt đẹp gì. Theo nguyên tắc tiếng Việt thì cụm từ "Chống nhà nước"
không thể hiểu cách nào khác. Sự thừa nhận nhà nước gây tác hại, nguy hiểm lên
đời sống xã hội con người mà ai đó ra sức
chống, ngăn chặn thì họ phải có công chứ sao lại bị buộc tội. Ôi! quy định luật
pháp mà viết lách như thế thì chết mẹ thằng tây rồi còn gì. Vui không?
Chỉ lấy
một điều 88 ra làm thí dụ ta đã thấy nó đểu và ngu như thế nào rồi. Việt Nam có
cả "Rừng luật" nhưng được làm ra từ tâm địa đểu cáng và đầu óc ngu tối
như thế nên chẳng minh bạch rõ ràng gì cả. Rừng luật đã thành "Luật rừng"
chúng đem tròng vào cổ người dân. Vì thế mà oan khốc bất công cứ xảy ra triền
miên, khốn khổ cho dân ta.
Người
viết bài này không phải là luật sư, chỉ nói lên suy nghĩ, nhận thức của mình
sau cái lần là nạn nhân của điều 88. Nên cách trình bày không được hay lắm, rất
mong mọi người lượng thứ thông cảm. Vẫn biết luật pháp Việt Nam là thứ để bảo vệ
đảng cộng sản và nhà nước độc tài, là thứ công cụ tàn bạo cai trị người dân,
không đáng để chúng ta tốn công sức, giấy mực bàn cãi. Nhưng ức quá không thể
không nói, rất mong mọi người cùng lên tiếng để bãi bỏ cái thứ luật pháp rừng
rú này. Chí ít cũng góp phần làm cho dân mình đỡ khổ. Và sẽ rất buồn nếu có ai
đó bảo: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi"...
Trung Thực
1/6/2012
1 comments:
Đúng vậy,nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chế tạo ra một "rừng luật",tuy nhiên cố ý dùng "luật Rừng" để đàn áp công dân trên mọi miền đất nước bằng điều 88 quái dị của Bộ luật hình sự.
Đăng nhận xét