DienDanCTM (Bản tin 13-06-2012)
Hà Nội đang cố siết chặt thông tin internet, tiếp tục đe dọa
sách nhiễu những người cầm bút và dứt khoát không chấp nhận báo chí tư nhân.
Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
nhà nước qua buổi đối thoại trực tuyến hôm 12-6-2012 đã tái khẳng định là không
có báo tư nhân tại Việt Nam, vì theo luật báo chí hiện nay, truyền thông là tiếng
nói của Đảng, nhà nước, và đã đang là "diễn đàn của nhân dân". Đó là ông
nói đến hệ thống truyền thông báo chí quốc doanh tại Việt Nam, với con số thống
kê chính thức của nhà nước hiện có 786 cơ quan báo chí, với 194 nhật báo in,
hơn 590 tạp chí, 61 trang tin điện tử, 67 kênh đài phát thanh truyền hình trên
cả nước, cùng khoảng 17.000 nhà báo được
cấp thẻ hành nghề.
Trước tình trạng khó khăn bưng bít kiểm soát báo điện tử, không
dễ dàng như báo giấy in bị quản lý kiểm soát rất chặt chẻ từ bấy lâu nay, ông Son
thừa nhận là nhà nước đang cần phải hoàn chỉnh các biện pháp chế tài xử lý đặc
biệt nhắm vào những vi phạm trên báo điện tử. Ông đưa ra lý cớ là hiện nhiều trang
blog điện tử "đã lợi dụng dân chủ", có những vi phạm qua những khe hở trong
khâu quản lý.
Ông còn tuyên bố là ngoài luật Báo chí hiện nay, "Việt Nam
cần có thêm những luật khác để xử lý những vi phạm đó", và xác nhận Bộ
Thông tin và Truyền thông đang "soạn thảo một nghị định mới thay thế cho Nghị định
97 về quản lý hoạt động trên Internet" để tăng cường việc kiểm soát và chế
tài.
Được biết, bản dự thảo "Nghị định Quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng" hiện đang được phổ
biến nói là để "lấy ý kiến nhân dân", trong đó có Điều 5 quy định những
hành vi bị cấm trên mạng, mà điều đầu tiên là không được "chống lại Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân" rất mơ hồ. Dự thào Nghị
định mới này đã tạo quan ngại trong cộng đồng cư dân mạng cùng các chính giới và
cớ qua bảo vệ nhân quyền quốc tế, vì nó
vi phạm các quyền tự do căn bản của công dân trong nước về tự do ngôn luận, tự
do bày tỏ ý kiến, và tự do tiếp cận thông tin.
Trong các tuần qua, để chuẩn bị cho việc siết chặt thông tin
ngôn luận người dân trong nước, nhà cầm quyền đã gia tăng sách nhiễu, đàn áp các
bloggers, đồng thời mạnh tay ngăn chận các trang blog «báo lề trái», như trường hợp của blogger Nguyễn Xuân Diện, và
các trang blog Người Buôn Gió, Nguyễn Hữu Vinh... là điển hình.
Mới đây nhất, hôm 11-6, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, Nhà giáo Nguyễn
Thượng Long và Đại tá Trần Liên đã bị công an theo dõi bắt câu lưu tại đồn công
an Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội ngay khi vừa ra khỏi nhà cựu đại tá
Lê Hồng Hà.
Song song đó là những vụ xử kết án tù nhiều blogger và các
nhà dân chủ khác liên tục trong tháng qua Theo một chuyên viên phân tích nghiên
cứu về Châu Á thuộc Freedom House, bà Rachel Jacobs, thì "xu hướng giới hạn
quyền tự do của nhà báo và blogger tại Việt Nam không những tiếp diễn mà còn tệ
hơn. Số nhà báo, blogger bị bắt giam không ngừng gia tăng cùng với sự đe dọa
sách nhiễu những người cầm bút" với hàng chục bloggers bị bắt giam chỉ trong
thời gian những tháng gần đây.
1 comments:
Tự do nhận thông tin, tự do ngôn luận, tư duy độc lập v.v... là những yếu tố không thể thiếu trong cuộc cạnh tranh toàn cầu hiện nay và trong tương lai...
Thế là đảng và nhà nước CSVN kiên định không ra khỏi tụt hậu và nghèo nàn!!!
Đăng nhận xét