Hồng Thuận – Radio CTM
Dân Biểu Frank Wolf Chủ tọa phiên điều trần của UB Nhân quyền Tom Lantos tại Quốc hội Hoa Kỳ |
Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos
của Quốc hội Hoa Kỳ, một ủy ban gồm 200 dân biểu và nghị sĩ thuộc cả hai chính
đảng lớn của Mỹ, cùng hợp tác để nâng cao nhận thức về các vấn đề nhân quyền
trên thế giới, vừa tổ chức một cuộc điều trần về tình hình nhân quyền tại Việt
Nam.
Chủ tọa phiên điều trần là Dân
biểu Đảng Cộng Hòa Frank Wolf, Đồng Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos. Ông
là dân biểu cao cấp nhất trong tất cả 11 vị dân cử đại diện bang Virginia, ông
còn có chân trong Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ, một ủy ban có thế lực đặc trách
các vấn đề chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ. Ông cũng biết đến như một nhà vận
động nhân quyền bền bỉ.
Vừa qua, Dân biểu Frank Wolf đã dành cho Radio CTM cuộc
phỏng vấn ngắn về buổi điều trần này nói riêng và nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc
cổ võ cho tự do nhân quyền nói chung. Kính mời quý vị theo dõi.
Hồng Thuận: Xin chào DB Wolf, tôi là Hồng Thuận của Đài
Chân Trời Mới, rất vui được tiếp chuyện với ông hôm nay. Trước hết, tôi muốn
hỏi thăm ông về buổi điều trần nhân quyền vào thứ Ba cách đây vài tuần. Buổi
điều trần đã tạo ra một sự thảo luận sôi nổi trong cộng đồng người Việt. Trong
buổi điều trần, ông đã đề nghị rằng Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nên mời tất
cả các nhà dân chủ đến mừng Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ (ngày 4 tháng 7). Đây là một
đề nghị rất hay. Xin ông chia sẻ thêm về đề nghị này cũng như quan niệm của ông
về vai trò của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ trong việc cổ võ cho tự do và dân chủ?
DB Wolf: Tôi
không cho rằng Toà Đại Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam đã nỗ lực đủ trong việc cổ võ
nhân quyền và tự do tôn giáo. Tôi nói chuyện với ông Đại Sứ cách đây khoảng 1
tuần và kêu gọi ông ấy cần nỗ lực hơn, và đề nghị ông tổ chức một buổi Lễ Độc
Lập lớn tại Tòa Đại Sứ và mời các nhà bất đồng chính kiến đến dự; nếu họ là những
người đang bị giam cầm thì nên mời gia đình của họ. Ông ta có vẻ cảm thấy đó là
một đề nghị hay và chúng ta cứ tin rằng ông ấy sẽ thực hiện đề nghị này. Tuy
nhiên chúng ta cần phải đợi đến ngày 5 tháng 7 để xem sự việc thế nào, nhưng
trong quá khứ vào thập niên 80s Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở những quốc gia cộng sản
đàng sau những bức màn sắt đã mời các nhà bất đồng chính kiến và gia đình họ
đến tham dự những ngày lễ lớn. Việc mời họ đến tham dự vừa biểu hiện sự bảo vệ
gia đình của họ đồng thời gởi thông điệp đến nhà cầm quyền rằng chúng ta bênh
vực những người bị ngược đãi. Và tôi nghĩ rằng đó là một cử chỉ tốt cho cả Ông
Đại Sứ và chính phủ Hoa Kỳ nhân ngày Lễ Độc Lập. Không chỉ nhân ngày Lễ Độc
Lập, nhưng cần biến Toà Đài Sứ thành một biểu tưởng cho sự tự do để người dân
cảm thấy thoải mái ghé qua và nên mời họ đến thường xuyên.
Hồng Thuận: Ông nghĩ thế nào về vai trò của Toà Đại Sứ
Hoa Kỳ trong việc bảo vệ những nhà tranh đấu người Mỹ gốc Việt như trường hợp
Ts. Nguyễn Quốc Quân? Tôi biết ông vừa mới gởi một lá thư kêu gọi ông Đại Sự
lên tiếng mạnh mẽ về vụ này.
DB Wolf: Đúng
vậy, tôi cũng có bàn với ông về trường hợp đó và ông ấy bảo đảm với tôi rằng
ông sẽ tiếp tục thúc đẩy và làm tất cả điều gì có thể làm được. Ông cũng nói
một đôi điều mà tôi xin phép không nói ra ở đây, nhưng nói chung ông ấy bảo đảm
rằng đây là một vụ việc ưu tiên và ông sẽ đẩy mạnh vụ này về cả hai phương diện
công và tư.
Hồng Thuận: Cũng trong buổi điều trần này, ông có đề cập
đến việc đưa Việt Nam trở lại danh sách Những Quốc Gia Cần Quan Tâm (CPC) phải
không ạ?
DB Wolf: Đúng
vậy, Việt Nam nên có mặt trong danh sách CPC. Tôi cho rằng tất cả những ai có
mặt trong buổi điều trần ngày hôm đó đều đồng ý là nên đưa Việt Nam trở lại
danh sách CPC. Tôi chắc chắn là vậy. Chúng ta có một công dân Hoa Kỳ đang bị
cầm tù, nhưng ngoài ra những gì đang xảy ra đối với các tín đồ Montagnard, Phật
Giáo, giáo dân Công Giáo v.v.... cho nên việc đưa Việt Nam trở lại danh sách
CPC là điều hiển nhiên.
Hồng Thuận: Nếu ông có cơ hội chia sẻ với các nhà dân
chủ tại Việt Nam thì ông sẽ chia sẻ những điều gì?
DB Wolf: Tôi sẽ
nói với họ rằng tôi sẽ làm tất cả những gì trong khả năng của tôi để bảo đảm
rằng chính phủ Hoa Kỳ, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ và Bộ Ngoại Giao cùng sát cánh với họ
trong sự khát khao và đeo đuổi nhân quyền và tự do tôn giáo. Và chúng ta sẽ
tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ cho họ, vì quốc gia này đã từng làm như vậy. Tổng
Thống Reagan đã nói rằng những lời được ghi trong Hiến Pháp và Tuyên Ngôn Độc
Lập là những thỏa ước với cả thế giới; có nghĩa là nó không chỉ dành riêng cho
dân chúng tại Philadelphia năm 1776 hoặc dân chúng tại Hoa Kỳ năm 1787, nhưng
cho cả người dân Việt Nam năm 2012. Cho nên chúng ta sẽ nỗ lực tối đa để cổ võ
và lên tiếng cho những ai đang bị đàn áp.
DienDanCTM
0 comments:
Đăng nhận xét