Vào những năm đầu thập niên 80 thế kỷ 20, sách giáo khoa cũng như giáo án giảng dạy cho học sinh rất ưu ái cho bài giảng về sự kiện ngày 30/04/1975 xe tăng T54 của lực lượng gọi là quân giải phóng ầm ầm tiến vào Đô thành Sài Gòn, đã húc đổ ngay tức thì cánh cổng Dinh Độc Lập, xông vào phòng Tổng thống đứng nghiêm dõng dạc hô vang trước nội các Dương Văn Minh, và treo cờ trên nóc Dinh, xem đó là cột mốc ghi dấu không chỉ là sự chiến thắng của một lực lượng, mà hơn hết là như muốn khẳng định bằng chứng sinh động sự chiến thắng của một hệ tư tưởng Chính trị đương thời “dân chủ gấp vạn lần tư bản” áp dụng thành công vào các dân tộc từng bị thực dân dô hộ. Tất nhiên hơn hết và xuyên suốt là sự vênh mặt nhau giữa 2 cực của
Chiến tranh lạnh của thế giới bấy giờ.
Quá quan trong như thế trong bối cảnh như thế nên khi quan chức giáo dục cấp thẩm quyền về dự đánh giá các trường, Đảng uỷ trường thường chỉ đạo lớp được chọn cho quan chức dự tiết giảng, phải chọn bài về ngày 30/04/1975 việc cắm cờ. Học sinh bị ép học như đã thuộc làu trước. Và câu chuyện lịch sử thì tất nhiên quá hoành tráng, nào là ông Thận từ trên xe tăng nhảy xuống chạy thẳng lên phòng Tổng thống, nào là Nội các thấy ông Thận vào liền sợ quá bật dậy như cái lò xo, nào là ông Thận nói Ngụy quyền đã sụp đổ hoàn bởi các cuộc tấn công và nổi dậy của toàn quân và nhân dân…
Bài giảng thuộc làu như thế, học sinh tuổi măng non nghe như chuyện trận giả, mê lắm, nhanh thuộc là phải, số con em gia đình Đảng viên CS và kể cả số học sinh là con em của số cha mẹ chế độ cũ vừa mới bại trận mấy năm trước, vì thấy như trò chơi con trẻ nhanh đánh nhanh thắng nói năng hùng hồn oanh oách giọng vang. Nào đâu, trong tâm trí bọn trẻ học sinh thế hệ ấy khi đó, có được dạy dẫu cho khái niệm đơn sơ thôi cho biết được rằng Liên hiệp quốc là gì, thế giới Lưỡng cực là gì, Quốc gia được Liên hiệp quốc công nhận lại bị gọi là Ngụy bởi phe đã gọi phe kia là Ngụy đó chỉ là phần lãnh thổ có vài nước công nhận là quốc gia nhưng Liên hiệp quốc lại không công nhận.
Ít nhất cả một thế hệ 7X đời đầu bị “chém gió” về lịch sử.
Oái ăm thay, trên số báo của Công an hẳn hoi, báo An ninh thế giới, số ra ngày 30/04/2005 nhân kỷ niệm 30 năm sự kiện chiến thắng Sài Gòn, có bài phỏng vấn ông Thận. Chẳng rõ do ý của ai “bật đèn xanh” hay không, mà đăng những lời bộc bạnh của ông Thận thật mộc mạc lắm thay. Từ chuyện xe tăng quân miền Bắc qua cầu vượt sông Sài Gòn tiến vào nội đô vẫn bị đối phương kiên cường chống trả quyết liệt bắn cháy, chuyện hai xe tăng đi đầu mà xe ông Thận đi thứ nhì vì chưa hề biết Sài Gòn, chưa biết Dinh nằm ở đâu nên đến trước ngã tư không biết đường nên dùng lại, xuống xe gặp người phụ nữ chận lại hỏi mới biết đang đứng trước cổng Dinh.
Rồi, chuyện thấy hàng rào sắt chẳng biết đâu là cổng nên xe tăng trước húc vào cổng phụ hẹp quá mắc kẹt lại, xe tăng thứ nhì của ông Thận húc phần sau nhằm cổng chính nên cổng sập xe chạy vào sân; chuyện ông tháo cờ trên xe tăng cầm chạy vào nhà Dinh lên cầu thang lên tầng chợt thấy số đông người ngồi đoán là có Tổng thống liền chạy vào va phải tấm kính trong suốt không thấy nên ngã ra bất tỉnh; chuyện lúc tỉnh lại vào phòng có người xưng là Tổng thống cùng Nội các nói chờ phe Mặt trận đến để bàn giao, rồi ông Thận trả lời đánh nhau thua nay bị bắt thì là tù binh chỉ có đầu hàng chứ không có bàn giao gì cả; chuyện ông Thận hỏi cột cờ đâu và được người dẫn lên nhưng khi đến cuối hành lang ông thấy có cái thùng sắt như thùng đựng thóc ở quê ông nên ông thấy sờ sợ, sau được giải thích đó là thang máy để lên sân thượng có cột cờ; chuyện ông không biết gỡ móc sắt ra sao nên ông tháo cờ bằng cách xé theo mép dây luôn cờ.v.v…
Sâu xa hơn, qua đoạn đối thoại vội vàng của ông với Nội các, toát lên chuyện đâu là ý thức con người về chủ quyền quốc gia được công nhận về mặt ngoại giao là gì, mặt bằng của mỗi bên về nhận thức thông lệ quốc tế đối với chuyển giao Nhà nước trong thời đại văn minh.
Có lẽ hay sao ấy lịch sử rất công bằng khi cũng có những ngày như thế sự thật được miêu tả, khi con người ta được nói lên những lời chân thật đúng những gì đã diễn ra, mà ở câu chuyện trên, đó là những nét chân quê của những người nông dân Việt Nam hiền hoà, theo dòng chảy của lịch sử với áp lực của thời cuộc, họ chỉ có một chọn lựa phe này hay phe kia, và họ đã sống hết mình trong phạm vi nhận thức lý tưởng họ có được.
Dẫu tố chất mỗi con người mỗi khác, song hành động của họ trong hoàn cảnh cụ thể phản ánh nhiều rõ nét môi trường họ đã sống, mức độ văn minh của phần lãnh thổ họ từng cư trú, địa bàn họ hoạt động, từ đó phản ánh cả một cuộc chiến mà lịch sử đã ghi nhận phe thắng phe thua ai văn minh hơn ai.
Dẫu sao, chuyện thật 30 năm ông mới dám kể thật, có lẽ ông dằn vặt suốt từng năm ấy, dằn vặt khi thấy những đứa trẻ thơ con cháu đọc bi bô lịch sử về ngày 30/04 cảnh ông vào Dinh không đúng như ông là chứng nhân, cho đến cái ngày năm 2005 ông có cơ hội để nói.
7 năm từ ngày ông dám nói sự thật, có lẽ cuộc sống của ông ít ra trong tâm đã thấy nhẹ nhõm phần nào. Cuộc chiến tương tàn mất bao con dân Việt ông và nhiều đồng đội không có lỗi gì cả, thế hệ ấy đã sống hết mình trong phạm vi nhãn quan Chính trị của mình.
Lịch sử sẽ ghi dấu tinh thần bất khuất trong mỗi con người đã dâng hiến, những sai lầm cho đất nước đâu phải đến từ trong Dân tộc ta.
Ông hãy bình yên ra đi thanh thản!
(*) Bài viết không có tựa đề; tựa đề do DienDanCTM trích đặt.
DienDanCTM
0 comments:
Đăng nhận xét