Bùi Anh Đức
thẩm phán TAND
huyện Yên Thành, trước lúc bị bắt.
|
Bảo
Nam
Trước khi viết bài báo này tôi cứ mường tượng
đến phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Ngô Xuân Thảo (tội tham ô tài
sản), dự kiến ngày 25/4/2012, vị thẩm phán Bùi Anh Đức chủ tọa phiên
tòa, sau khi nghị án sẽ dõng dạc “Nhân danh nước cọng hòa XHCN Việt
Nam” tuyên án bị cáo mức án nhẹ nhất so với khung phạt của BLHS vì
đã thỏa thuận sau khi ăn tiền hối lộ của bị cáo. Nhưng chuyện đó
chưa xẩy ra thì thẩm phán Đức đã bị bắt quả tang.
Ngô Xuân Thảo trong mấy năm là thủ quỹ xã Đồng
Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An đã làm thâm hụt số tiền 194 triệu
đồng. Qua điều tra, phát hiện có dấu hiệu tham ô, tháng 2/2011 CQCSĐT
công an huyện Yên Thành đã bắt tạm giam Ngô Xuân Thảo theo luật định.
Sau 2 tháng Thảo được tại ngoại vì sức khỏe giảm sút, cọng với người nhà tích cực khắc phục hậu quả bằng vay mượn, bán nhà. Hoàn tất hồ sơ, công an huyện Yên Thành chuyển đến cơ quan thẩm quyền để đưa Ngô Xuân Thảo ra xét sử.
Biết được ngày 25/4 TAND huyện yên Thành sẽ mở phiên tòa xét xử mình, với khung phạt rất nặng, vụ án do thẩm phán Bùi Anh Đức làm chủ tọa. Lo lắng, hai cha con Ngô Xuân Thảo đến gặp vị thẩm phán Bùi Anh Đức trình bày hoàn cảnh, mong được cứu giúp.
Cơ hội đến tay, thẩm phán Đức ra giá trắng trợn “ Muốn giảm, phải có đủ 60 triệu, không kém”. Nèo nỉ xin giảm tiền nhưng vị thẩm phán Đức kiên quyết “Không được, là không được”. Thầm nghĩ, nhà chẳng giàu có gì, trật mặt, trật mày mới chạy được hơn 100 triệu, đền bù, khắc phục hậu quả, biết chạy đâu ra 60 triệu nữa để cho quan tòa xét giảm án? Mà không khéo mình còn mang tội đưa hối lộ. Thôi thì mình có tội, mình phải chịu, đằng nào cũng đi tù, mà tù thêm mấy năm nữa cũng chả sao. Mình sẽ phấn đấu trong thời gian cải tạo, chắc sẽ được khoan hồng, giảm án. Từ suy nghĩ tỉnh táo đó, cọng thêm căm tức quan tòa, không có lương tâm, chỉ chực người ta phạm tội để kiếm tiền, lại khăng khăng bắt nộp bằng được 60 triệu. Có đi vào vòng lao lý mới hay bộ mặt thật của quan tham, miệng luôn nói đạo đức, tuyên truyền mọi công dân sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật mà lòng dạ thật lang sói. Phải đưa vị quan tòa này ra ánh sáng để nhiều người nghèo khổ lỡ “ nhúng chàm” khác được nhờ, hơn nữa nghe nói ai có công tố cáo tội phạm thì được khen thưởng, trong trường hợp của mình chắc sẽ được giảm án. Từ suy nghĩ, Ngô Xuân Thảo đã chọn đúng con đường mình phải đến. Nhưng mọi chuyện thật không ngờ…
Sau 2 tháng Thảo được tại ngoại vì sức khỏe giảm sút, cọng với người nhà tích cực khắc phục hậu quả bằng vay mượn, bán nhà. Hoàn tất hồ sơ, công an huyện Yên Thành chuyển đến cơ quan thẩm quyền để đưa Ngô Xuân Thảo ra xét sử.
Biết được ngày 25/4 TAND huyện yên Thành sẽ mở phiên tòa xét xử mình, với khung phạt rất nặng, vụ án do thẩm phán Bùi Anh Đức làm chủ tọa. Lo lắng, hai cha con Ngô Xuân Thảo đến gặp vị thẩm phán Bùi Anh Đức trình bày hoàn cảnh, mong được cứu giúp.
Cơ hội đến tay, thẩm phán Đức ra giá trắng trợn “ Muốn giảm, phải có đủ 60 triệu, không kém”. Nèo nỉ xin giảm tiền nhưng vị thẩm phán Đức kiên quyết “Không được, là không được”. Thầm nghĩ, nhà chẳng giàu có gì, trật mặt, trật mày mới chạy được hơn 100 triệu, đền bù, khắc phục hậu quả, biết chạy đâu ra 60 triệu nữa để cho quan tòa xét giảm án? Mà không khéo mình còn mang tội đưa hối lộ. Thôi thì mình có tội, mình phải chịu, đằng nào cũng đi tù, mà tù thêm mấy năm nữa cũng chả sao. Mình sẽ phấn đấu trong thời gian cải tạo, chắc sẽ được khoan hồng, giảm án. Từ suy nghĩ tỉnh táo đó, cọng thêm căm tức quan tòa, không có lương tâm, chỉ chực người ta phạm tội để kiếm tiền, lại khăng khăng bắt nộp bằng được 60 triệu. Có đi vào vòng lao lý mới hay bộ mặt thật của quan tham, miệng luôn nói đạo đức, tuyên truyền mọi công dân sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật mà lòng dạ thật lang sói. Phải đưa vị quan tòa này ra ánh sáng để nhiều người nghèo khổ lỡ “ nhúng chàm” khác được nhờ, hơn nữa nghe nói ai có công tố cáo tội phạm thì được khen thưởng, trong trường hợp của mình chắc sẽ được giảm án. Từ suy nghĩ, Ngô Xuân Thảo đã chọn đúng con đường mình phải đến. Nhưng mọi chuyện thật không ngờ…
Sáng 24/4 người nhà của Ngô Xuân Thảo vừa giao xong 15 triệu ( số tiền còn thiếu 45 triệu, vị thẩm phán Bùi Anh Đức cho khất đến hết ngày) thì công an huyện Yên Thành ập vào bắt quả tang, lập biên bản. Ngay sau đó CQ- CSĐT công an huyện Yên Thành đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Bùi Anh Đức hành vi nhận hối lộ. VKS huyện Yên Thành đã ra quyết định bắt tạm giam 4 tháng đối với Đức để phục vụ điều tra. Ngô Xuân Thảo lập công như trút được gánh nặng, thấp thỏm, hy vọng mình sẽ được giảm án vì có thêm tình tiết giảm nhẹ…
Vừa qua TAND huyện Yên Thành đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử bị cáo Ngô Xuân Thảo tội thâm ô tài sản với mức án 4 năm, 6 tháng tù giam. Trong lúc đó VKS huyện ra cáo trạng chỉ đề nghị 4 năm tù vì có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Ngay cả CQCSĐT công an huyện, công an tỉnh Nghệ An, VKS tỉnh cũng cho rằng mức án đối với Ngô Xuân Thảo như thế là nặng, TAND huyện Yên Thành đã tước bỏ nhiều tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo theo luật định. Vì bị cáo Thảo là gia đình có công với cách mạng, thanh khẩn khai báo, tích cực khắc phục hậu quả. Ngoài ra Thảo còn lập công lớn góp phần bắt quả tang vị thẩm phán Đức nhận hối lộ, đã được huyện, tỉnh biểu dương, khen ngợi. Tại sao trong bối cảnh khuyến khích mọi người dân tham gia chống tham nhũng mà TAND huyện Yên Thành không những “quên” các tình tiết giảm nhẹ lại tăng nặng cho bị cáo ? Dư luận cho rằng tội của bị cáo Thảo là giám tố cáo một quan tòa, làm mất uy tín của ngành tòa án ?
Hiện vụ án nguyên thẩm phán Bùi Anh Đức bị bắt quả tang nhận hối lộ, vẫn chưa đến ngày đưa ra xét xử, nhưng người dân xã Đồng Thành nói riêng, thị trấn huyện Yên Thành nói chung vẫn mong đợi sớm có một phiên tòa xét xử nghiêm khắc nguyên thẩm phán Bùi Anh Đức.
Thật lo lắng thay tham nhũng đã len vào tận tòa án (không chỉ riêng ở huyện Yên Thành) nơi mà người ta gọi là cán cân công lý, lại lạm dụng “ Nhân danh nước cọng hòa xã Hội chủ nghĩa Việt Nam” tuyên án…Ra vẽ mình trong sáng lắm. Cũng vì thế mà nhiều vụ án oan sai đã xẩy ra, vì “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”. Kẻ có tiền phạm tội thì huyênh hoang, tự tin, người nghèo khổ lại lo sợ dù biết mình không có tội, hoặc tội nhẹ thành tội nặng !
Bảo
Nam
1 comments:
Đã làm quan mà không tham nhũng đó chính là những thằng dở hơi.Ở Việt Nam thắp đuốc tìm không có những thằng "dở hơi" đó đâu.
Đăng nhận xét