"Cách mạng không phải để
xây dựng lên một chế độ độc tài."
|
Tưởng Năng Tiến
Mới
đây, Thanh Nien On Line có bài tường thuật của nhà
báo Nguyễn Công Khế về cuộc hội thảo phong trào đấu tranh đô thị từ 1954
đến 1975 (trong hai ngày 19 và 20.5.2012) tại Đà Nẵng:
“Tôi nhìn xuống hội trường của
Trường ĐH Duy Tân mà lòng bùi ngùi, xúc cảm. Xúc cảm bởi tất cả các mái đầu đều
bạc hoặc chấm bạc. Những Nguyễn Hữu Thái, Phạm Chánh Trực, Lê Quang Vịnh, Huỳnh
Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Lê Công Giàu, Tôn Thất Lập, Miên Đức Thắng, Vũ Hạnh...
của Sài Gòn. Những Chu Sơn, Nguyễn Duy Hiền, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Lê Phước Á,
Nguyễn Hoàng Thọ, Nguyễn Văn
Bổn, Nguyễn Đồng Nhật, Hoàng Thị Thọ, Trần Hoài, Võ Quê, Phan Hữu Lượng… của Huế. Những Phan Duy Nhân, Huỳnh Văn Hóa, Đỗ Pháp, Lương Thanh Liêm, Lê Đức Hùng của Đà Nẵng. Còn những Bửu Chỉ, Vĩnh Linh, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Quí, Trịnh Công Sơn, Ngô Kha, Phạm Thế Mỹ... và nhiều người thì đã ra đi vĩnh viễn, không có mặt trong cuộc hội ngộ này…”
Bổn, Nguyễn Đồng Nhật, Hoàng Thị Thọ, Trần Hoài, Võ Quê, Phan Hữu Lượng… của Huế. Những Phan Duy Nhân, Huỳnh Văn Hóa, Đỗ Pháp, Lương Thanh Liêm, Lê Đức Hùng của Đà Nẵng. Còn những Bửu Chỉ, Vĩnh Linh, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Quí, Trịnh Công Sơn, Ngô Kha, Phạm Thế Mỹ... và nhiều người thì đã ra đi vĩnh viễn, không có mặt trong cuộc hội ngộ này…”
“Tôi cảm ơn anh Lê Công Cơ
người đã hoạt động và lãnh đạo phong trào từ những năm đầu của thập niên 60 thế
kỷ trước, nay là Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân - Đà Nẵng đã có sáng kiến và
đứng ra tổ chức cuộc gặp rất có ý nghĩa và đầy cảm xúc này.”
Nội
dung của cuộc hội thảo này ra sao (tuyệt nhiên) không thấy ông Nguyễn Công Khế
đề cập đến. Bởi vậy, “ý nghĩa” của nó (nếu có) e cũng không sâu sắc gì cho lắm!
Gần
hai năm trước, vào ngày 12/01/ 2010, cũng có bài viết liên quan đến “phong trào
đấu tranh đô thị” (Bức Ảnh Quý Về Khí
Phách Sinh Viên Huế 1975) trên trang Dân Luận:
“Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ trong
một lần soạn lại sách vở tư liệu gia đình, đã phát hiện ra trong thùng đựng ảnh
cũ của gia đình bức ảnh thầy giáo siêu hình học Trường Quốc Học Huế Hoàng Phủ
Ngọc Tường đang diễn thuyết trong một cuộc đấu tranh, với câu khẩu hiệu rất “ác
chiến” sau lưng 'CHÚNG TÔI THÁCH ĐỐ MỌI SỰ ĐÀN ÁP CỦA THIỆU - KỲ'.
Thấy bức ảnh giá trị, Mỹ Dạ bèn
ra phố scan lại rồi phóng to treo đầu giường anh Tường nằm. Trong ảnh có rất
nhiều sinh viên và ‘cán bộ phong trào’ đứng cạnh anh Tường. Trong ảnh còn có
một người mặc xê-vin trắng, thắt cà vạt đứng phía tay trái anh Tường, mắt nhìn
xuống. Tôi hỏi anh Tường: ‘Người này là ai?’
Tường bảo: ‘Đó là một vị đại
diện bên Ty cảnh sát cử sang để ‘theo dõi’ cuộc mít –tinh’. Mới hay, chính
quyền Thừa Thiên Huế những ngày đó cũng rất ngại lực lượng sinh viên xuống
đường, nên họ đã không ra tay đàn áp cuộc ‘xuống đường’, mà chỉ ‘theo dõi’!
Theo nhà thơ Trần Hữu Lục, thời
kỳ đó có nhiều ‘tổ chức’ sinh viên Huế độc lập với nhau xuống đường đấu tranh
lắm. Ngô Kha cùng Trần Quang Long lập ra nhóm đấu tranh, gọi là ‘Nhóm thanh
niên chống xa hoa phóng đãng’ và ‘Quán bạn’, tham gia xuất bản tờ tin ‘lực
lượng’ kêu gọi tuổi trẻ đấu tranh, đòi hòa bình dân chủ.
Họ luôn bám trụ ở Trụ sở Tổng
hội Sinh viên (22 Trương Định, Huế) để phát động đấu tranh. Họ xuất bản tập san
‘Tự quyết’, thành lập Mặt trận văn hóa dân tộc miền Trung do Ngô Kha làm chủ
tịch, tổ chức triễn lãm tội ác của Mỹ tại Huế.
Có một nhóm sinh viên yêu nước
khác gọi là NHÓM VIỆT, hoạt động công khai Những năm 1967, 1968, đang là sinh
viên đại học, Trần Hữu Lục, Trần Duy Phiên, Lê Văn Ngăn, Trịnh Công Sơn… đã ra
tờ báo Thân Hữu (ĐHSP Huế, 1967), Sinh viên Huế (1968) do Trần Hữu Lục làm chủ
biên.
Nhóm Việt sau Mậu Thân 1968 vẫn hoạt động công khai bằng cách phối hợp làm trang văn nghệ cho tạp chí Đối Diện, luôn chủ trương tìm về nguồn cội dân tộc, chống lại khuynh hướng lai căng, vong bản. Đến năm 1975, Nhóm Việt mới giải tán.
Nhóm Việt sau Mậu Thân 1968 vẫn hoạt động công khai bằng cách phối hợp làm trang văn nghệ cho tạp chí Đối Diện, luôn chủ trương tìm về nguồn cội dân tộc, chống lại khuynh hướng lai căng, vong bản. Đến năm 1975, Nhóm Việt mới giải tán.
Hoàng Phủ Ngọc Tường hăng hái
làm chủ bút, phóng viên, biên tập viên của nhiều tờ báo như Dân (Tiếng nói đấu
tranh của Trí thức Huế), Tiếng nói sinh viên, Việt Nam, Cứu lấy quê hương (Liên
minh Huế).
Tôi sinh sau đẻ muộn, và chưa bao giờ có dịp được đặt chân đến Huế nên không được biết rõ lắm cái “khí phách” của nhiều trí thức sinh viên” (thưở đó) ra sao? Riêng những “cây bút xuất sắc của cách mạng” với tên tuổi (vừa nêu) thì gần như mọi người đều đã nghe danh. Tưởng cũng nên nghe chính những nhân vật này nói (hay viết ) qua về thành quả “cách mạng” mà họ đã dõng dạc “kêu gọi đấu tranh” khi còn trẻ ... dại:
Tôi sinh sau đẻ muộn, và chưa bao giờ có dịp được đặt chân đến Huế nên không được biết rõ lắm cái “khí phách” của nhiều trí thức sinh viên” (thưở đó) ra sao? Riêng những “cây bút xuất sắc của cách mạng” với tên tuổi (vừa nêu) thì gần như mọi người đều đã nghe danh. Tưởng cũng nên nghe chính những nhân vật này nói (hay viết ) qua về thành quả “cách mạng” mà họ đã dõng dạc “kêu gọi đấu tranh” khi còn trẻ ... dại:
-
Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Điều quan trọng còn
lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở
về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê
thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân
nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện
bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách
mạng” (“Nói
Chuyện Với
Hoàng Phủ Ngọc Tường Về Biến Cố Mậu Thân Huế” – Thụy Khuê, RFI, 12 tháng 7, 1997).
Hoàng Phủ Ngọc Tường Về Biến Cố Mậu Thân Huế” – Thụy Khuê, RFI, 12 tháng 7, 1997).
- Trần Vàng Sao: “Cuộc cách
mạng này kinh khủng thật. Không phải nó chỉ thay đổi tâm tính, thái độ, tư
tưởng của từng con người mà thay đổi vị trí của từng đồ vật trong từng nhà, cái
ghế, cái bàn, cái tủ, cái giường, tôn lợp trên mái nhà, lư hương trên bàn thờ…
đều thay đổi chỗ, xếp đặt lại tất cả. Hôm qua cái bàn còn để đó, hôm nay không
còn nữa, cái bàn đã đi qua nhà khác, đã ở ngoài chợ. Cuộc cách mạng này đã phá hết,
phá tan hết những gì mà từng gia đình đã bòn mót bao nhiêu năm nay từ ông cha
đến con cháu để nuôi sống mình, để tồn tại với đời. Và những người làm cách
mạng đã thay thế những gì mà họ đã phá sạch bằng công an, bằng quyền lực trấn
áp, bằng mệnh lệnh, khẩu hiệu, băng cờ” (Tôi Bị Bắt
– talawas, 10.11.2005).
- Nguyễn Đắc Xuân: “Giấu máy
ảnh trong áo mưa, tôi đi men theo con đường sát với khu nhà bếp đối diện với
xóm Rừng Phương Bối. Nhìn qua hàng rào tôi thấy bên trong hàng trăm người đàn
ông, đàn bà, con trai con gái, áo nâu, áo lam nhếch nhác, nhiều người ăn mặc
như cán bộ, một số cầm máy ảnh, máy quay phim, đùi, gậy, dao rựa đi đi lại lại,
ăn nói, cười cợt lao xao. Tôi liên tưởng đến những côn đồ, xã hội đen, giả Phật
tử đã từng tung hoành ở Bát Nhã được lưu trong các trang web phapnanbatnha,
phusa, langmai lâu nay. Tôi sợ phải đối đầu với những đồng chí của mình nên
muốn nhanh chân ra khỏi nơi này… Tôi cảm thấy kinh hoàng giống như sáng ngày
21-8-1963 khi Cảnh sát Dã chiến thực hiện kế hoạch Nước lũ của ông Ngô Đình Nhu
tấn công vào chùa Diệu Đế mà tôi đã từng viết trên báo Giác Ngộ. Và hơn thế
nữa, hồi 1963, thấy Cảnh sát Dã chiến tôi có thể nhận ra họ để tìm cách đối
phó, còn ở Bát Nhã hôm đó Cảnh sát đồng chí của tôi mặc thường phục, không phân
biệt với dân thường, đám xã hội đen lau hau, tôi không biết họ là ai, nếu nhỡ
bị họ hành hung đập máy ảnh, thu giấy tờ trong ví của tôi thì tôi không biết ai
để mà thưa với chính quyền của tôi” (“Những Bạo Hành Ở Tu Viện Báy Nhã Xin
Giải Thích Giùm Tôi” – sachhiem.net, 5.10.2009).
Qúi
ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Vàng Sao, Nguyễn Đắc Xuân đều đã “lên xanh,” đều “trở thành những cây bút xuất sắc của cách mạng”
và (rõ ràng) đều không được lạc quan hay hãnh diện gì cho lắm về thành quả mà
họ đã “sục sôi, tranh đấu, dấn thân” vào những ngày tháng cũ.
Vậy còn “... Những Nguyễn Hữu Thái, Phạm Chánh Trực, Lê Quang Vịnh, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Lê Công Giàu, Tôn Thất Lập, Miên Đức Thắng, Vũ Hạnh... của Sài Gòn. Những Chu Sơn, Nguyễn Duy Hiền, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Lê Phước Á, Nguyễn Hoàng Thọ, Nguyễn Văn Bổn, Nguyễn Đồng Nhật,Trần Hoài, Võ Quê, Phan Hữu Lượng… của Huế. Những Phan Duy Nhân, Huỳnh Văn Hóa, Đỗ Pháp, Lương Thanh Liêm, Lê Đức Hùng của Đà Nẵng...” thì sao?
Vậy còn “... Những Nguyễn Hữu Thái, Phạm Chánh Trực, Lê Quang Vịnh, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Lê Công Giàu, Tôn Thất Lập, Miên Đức Thắng, Vũ Hạnh... của Sài Gòn. Những Chu Sơn, Nguyễn Duy Hiền, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Lê Phước Á, Nguyễn Hoàng Thọ, Nguyễn Văn Bổn, Nguyễn Đồng Nhật,Trần Hoài, Võ Quê, Phan Hữu Lượng… của Huế. Những Phan Duy Nhân, Huỳnh Văn Hóa, Đỗ Pháp, Lương Thanh Liêm, Lê Đức Hùng của Đà Nẵng...” thì sao?
Những trí thức và sinh viên học sinh của phong trào đô
thị trong cuộc hội ngộ tại Trường ĐH Duy Tân - Đà Nẵng - Ảnh: Lê
Văn Thọ
|
“Các anh các chị, có thể không
phải là thủ phạm nhưng không thể phủ nhận là những người đã góp phần gây ra
những điêu tàn đổ nát hôm nay. Xin đừng im lặng nữa. Nếu không đủ sức để hành
động, hãy viết, hãy nói, hãy kể lại cho các thế hệ trẻ những bài học dù thất
bại, những ước mơ dù bị phản bội, những kinh nghiệm dù được đổi bằng xương máu
của mình. Là những người có lương tâm, hôm nay, không có tòa án nào kết án các
anh chị nặng bằng tòa án lương tâm của chính các anh chị. Là những người vốn
nặng tình cảm, hôm nay, không có tình cảm nào cấu xé các anh chị bằng tình cảm
các anh chị đã từng dành cho đất nước. Xã hội Việt Nam băng hoại, trụy lạc, tha
hóa ngày nay là chiếc gương, các anh chị hãy soi vào đó để thấy lại chính
mình...”
Đoạn
văn thượng dẫn được trích trong bài viết “Thời Sinh Viên Ở Sài Gòn”
của tác giả Trần Trung Đạo,
trên trang Đàn Chim Việt – vào hôm 14 tháng 6 năm 2012 – và đã nhận được phản
hồi của ông
Lâm Vũ như sau:
“Thật ra ai cũng hiểu, rằng họ
đã là cá nằm trong rọ. Nhưng đó chỉ là vấn đề thể xác. Không ai có thể nhốt
được tinh thần! Sự bệ rạc của giới thanh niên thiên tả miền Nam sau 20 năm chỉ
chứng tỏ một điều: vốn dĩ họ chỉ có tiếng mà không có miếng, chỉ có cái vỏ mà
thiếu thực chất.
Nếu so với những người đồng
trang lứa, nhưng đã cưỡng lại sự quyến rũ của chủ nghĩa CS hư vô, phải nói lớp
thanh niên thiên tả miền Nam của thập niên 60s đã thua xa về cả bản lĩnh lẫn ý
chí. Đó cũng là sự khác biệt giữ lý tưởng thật và lý tưởng giả.
Ngay lúc này là cơ hội cuối
cùng cho lớp thành niên ‘thiên tả’ của miền Nam, hiện tại đang ở lứa tuổi 60,
đứng lên làm cuộc cách mạng bản thân và để cứu dân tộc, chuộc lại những sai lầm
của thời xưa. Nhưng cho đến nay, tôi chưa thấy một dấu hiệu nào khả dĩ hy vọng
họ có ý định làm chuyện đó… Có lẽ, giấc mơ của họ là có thể biến mất khỏi trần
gian một cách yên ổn, tốt hơn là không ai để ý đến họ nữa… bây giờ cũng như mãi
mãi về sau…”
Nói
gọn lại, và nói cách khác (bỗ bã hơn chút xíu) là họ đã bị thiến hết trơn rồi.
Chấm hết.
Tưởng Năng Tiến
(*)
Chúng tôi sẽ có bài viết riêng về nhà thơ Trần Vàng Sao, vào tuần lễ tới, cũng
trên diễn đàn này.
0 comments:
Đăng nhận xét