Trân
Văn - RFA
RFA file
Công hàm ông Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc
|
Cuối tháng trước, trên trang web của
Chương trình Nghiên cứu biển Đông thuộc Học Viện Ngoại giao Việt Nam, có một
bài viết bằng tiếng Anh, khẳng định, trong giai đoạn 1954-1975, Việt Nam đã
từng có hai quốc gia riêng biệt, và cũng vì vậy, công hàm do ông Phạm Văn Đồng – Thủ tướng
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, gửi ông Chu Ân Lai –
Thủ tướng Trung Quốc, thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, không
có chút giá trị nào về mặt luật pháp quốc tế.
Đây là lần đầu tiên, một trang web thuộc chính quyền Việt
Nam nêu chính kiến theo hướng này. Vì sao? Trân Văn – thông tín viên của Đài
chúng tôi đã phỏng vấn ông Dương Danh Huy - một tiến sĩ đang sống tại Anh,
thành viên sáng lập Qũy Nghiên cứu biển Đông – và cũng là người đã từng khuyến
nghị chính quyền Việt Nam nên làm như thế, để tìm câu trả lời.
Thể diện chính quyền phải nhường chỗ cho chủ quyền quốc gia
Trân Văn: Thưa ông, trong
các cuộc tranh luận kéo dài suốt nhiều năm qua về chủ quyền trên biển Đông, tuy
Trung Quốc luôn dùng công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký hồi 1958 như một trong
những bằng chứng để chứng minh rằng, Việt Nam đã chính thức thừa nhận chủ quyền
của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, song gần như chưa
bao giờ chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam – hậu thân của Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, nêu quan điểm của họ về công hàm đó.
Cũng vì vậy, việc trang web của Chương trình Nghiên cứu biển
Đông, thuộc Học Viện Ngoại giao Việt Nam, đăng một bài viết xác nhận sự tồn tại
của công hàm này, cũng như phân tích về giá trị của công hàm đó rõ ràng là một
sự kiện rất đáng chú ý.
Là một người chuyên nghiên cứu, theo dõi và phân tích các sự
kiện liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, ông nghĩ thế nào về sự
kiện vừa xảy ra ấy?
Bản đồ Việt Nam trước 1975 chia làm hai tại vĩ tuyến 17: CHXHCNVN và VNCH. RFA file |
Tiến sĩ Dương Danh Huy: Trong tranh chấp Hoàng Sa – Trường Sa (HSTS), Trung Quốc mặc
nhiên cho rằng Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam(CHXHCN VN) là hậu thân của
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VN DCCH) và chỉ của VN DCCH. Trên phương diện chính
trị, có thể nói rằng, khi Việt Nam thống nhất ngày 2/7/1976 thì ý thức hệ
và lãnh đạo của CHXHCN VN chủ yếu là từ VN DCCH. Nhưng trên phương diện pháp
lý, thì CHXHCN VN là hậu thân của hai quốc gia: Môt quốc gia phía Bắc vĩ tuyến
17 với tên VN DCCH và một quốc gia phía Nam với tên Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam
(CH MNVN) mà trước đó có tên Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
Đúng là cho tới gần đây truyền thông của Việt Nam tránh nói
về vấn đề công hàm Phạm Văn Đồng (CH PVĐ) và tránh câu hỏi, trước khi Việt Nam
thống nhất vào ngày 2/7/1976 thì phía Bắc và phía Nam vĩ tuyến 17 là mấy quốc
gia (?), từ thời VNCH đến CH MNVN, có phải là một quốc gia khác biệt với VN
DCCH hay không.
Tôi cho rằng việc một trang mạng thuộc chính phủ Việt Nam
đăng một bài phân tích về CH PVĐ với quan điểm trước khi Việt Nam thống nhất
thì phía Bắc và phía Nam vĩ tuyến 17 là hai quốc gia khác biệt, là một bước đi
đúng, theo hướng “công khai, công pháp quốc tế và công luận” mà một số nhà luật
học Việt Nam đã đề cập đến. Tôi hy vọng rằng việc Học viện Ngoại giao đăng bài
đó, cũng như việc tạp chí Tia Sáng đăng một bản tiếng Việt vào tháng 11 năm
ngoái, sẽ góp phần mở rộng thêm không gian tranh luận, phân tích công khai về
CH PVĐ.
Việt Nam Cộng hòa là “lõi” của kế hoạch vô hiệu hóa
Trân Văn: Bài
viết bằng tiếng Anh, mới đăng trên trang web của chương trình Nghiên cứu biển
Đông thuộc Học Viện Ngoại giao Việt Nam, chỉ là bản dịch của một loạt ba bài do
bà Nguyễn Thái Linh viết và đã từng được tạp chí Tia Sáng của Việt Nam, đăng hồi
giữa tháng 11 năm 2011.
Sau sự kiện đó chừng một tuần, hôm 25 tháng 11 năm 2011, lần
đầu tiên, một trong những viên chức cao cấp nhất của chính quyền CHXHCN VN -
ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, chính thức tuyên bố tại diễn đàn Quốc
hội Việt Nam, rằng chính phủ VNCH, đã từng thay mặt Việt Nam, duy trì chủ quyền
của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, rằng năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực
cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền VNCH,…
Theo dõi tình hình thời sự tại Việt Nam, chúng tôi không
nghĩ rằng, tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng nhắm vào mục tiêu hòa hợp, hòa
giải, mà đơn thuần chỉ là chuẩn bị luận cứ, nhằm vô hiệu hóa các bằng chứng mà
Trung Quốc đã, đang cũng như sẽ còn tiếp tục sử dụng để chứng minh rằng, Việt
Nam đã từng chính thức thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc, đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, trong số các bằng chứng này, có công hàm mà ông Phạm Văn
Đồng ký năm 1958.
Đối chiếu tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng hồi cuối năm
ngoái và sự kiện trang web của chương trình Nghiên cứu biển Đông, thuộc Học
Viện Ngoại giao Việt Nam, mới vừa minh định về sự hiện hữu của VNCH trong giai
đoạn 1954-1975, với bài viết “Trong cuộc chiến 1954-1975, có một hay hai quốc
gia trên hai miền Bắc, Nam?”, đã được ông công bố hồi giữa năm ngoái, chúng tôi
có cảm giác, những khuyến nghị của ông qua bài viết ấy, đang được chính quyền
Việt Nam hiện nay áp dụng để có thể ứng dụng hữu hiệu luật pháp quốc tế, vào
việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Bài viết của ông rất cặn kẽ,
nhiều chi tiết, trong khi thời gian cho cuộc trao đổi này lại có giới hạn, ông
có thể giải thích thật ngắn gọn, nhằm giúp thính giả của chúng tôi dễ hình dung
rằng, tại sao, cần phải thừa nhận, trong giai đoạn 1954-1975, Việt Nam từng có
hai quốc gia riêng biệt?
Ông Phạm Văn Đồng và ông Chu Ân Lai (source chouenlai.lafeng.net) |
Tiến sĩ Dương Danh Huy: Trước hết, tôi xin nêu quan điểm của tôi là trong thời kỳ
Việt Nam chia đôi thì “Việt Nam là VN DCCH và VNCH” chứ không phải “Việt
Nam chỉ là VN DCCH”.
Đúng như ông nói, có lẽ chính phủ Việt Nam cảm thấy khó có
thể làm ngơ trước việc Trung Quốc đang sử dụng vấn đề CH PVĐ trong việc tuyên
truyền, họ cảm thấy Việt Nam phải phản biện nhiều hơn, và họ có thể cảm thấy
rằng lập luận mạnh mẽ nhất để phản biện là dựa trên các tuyên bố và hành động
của VNCH về HSTS. Nhưng để dựa trên các tuyên bố và hành động của VNCH về HSTS
thì phải dựa trên việc lúc đó miền Bắc và miền Nam là hai quốc gia.
Trên thực tế, chính phủ Việt Nam đã viện dẫn các tuyên bố và
hành động của VNCH về HSTS từ lâu, thí dụ như trong sách trắng của Việt Nam về
HSTS năm 1981. Nhưng, có lẽ trên phương diện đối nội thì họ ngại, không dám
công nhận thẳng thừng là miền Bắc và miền Nam đã từng là hai quốc gia, mặc dù
đó là quan điểm mà cả ba chính thể: VN DCCH, CH MNVN và CHXHCN VN đã từng đưa
ra với thế giới.
Việc miền Bắc và miền Nam là hai quốc gia cho đến ngày
2/7/1976 là rất quan trọng cho việc phản biện Trung Quốc, vì nó có nghĩa CH PVĐ
và các hành vi bất lợi khác của VN DCCH sẽ không gây phương hại cho chủ quyền
đối với HSTS mà một quốc gia khác, tức là miền Nam, đang duy trì lúc đó.
Nói cách khác, nếu chính phủ Việt Nam cho rằng luôn luôn chỉ
có một quốc gia, thì CH PVĐ và các hành vi bất lợi khác của VN DCCH sẽ gây
phương hại cho chủ quyền Việt Nam đối với HSTS.
Ngoài ra, vấn đề không chỉ là miền Bắc và miền Nam đã từng
là hai quốc gia, mà còn là cả tính cách pháp lý của sự thống nhất ngày
2/7/1976. Nếu sự thống nhất đó là VN DCCH mở rộng lãnh thổ về phía Nam, hấp thụ
quốc gia phía Nam vĩ tuyến 17 thì sẽ bất lợi cho tranh cãi pháp lý về HSTS.
Ngược lại, nếu sự thống nhất đó là VN DCCH và CH MNVN cùng đồng ý thống
nhất lại thành một quốc gia thì sẽ có lợi cho Việt Nam, vì sẽ không có vấn đề
gì cản trở việc CHXHCN VN, thừa kế danh nghĩa chủ quyền đối với HSTS từ quốc
gia phía Nam vĩ tuyến 17, tức là VNCH hay CH MNVN.
Điểm cuối cùng ở đây là điểm có thể gây tranh cãi giữa người
Việt. Trên phương diện chính trị, có thể có quan điểm cho rằng CHXHCN VN chính
là VN DCCH đã hấp thụ miền Nam và đổi tên thành CHXHCN VN. Nhưng, trên phương
diện thủ tục pháp lý, theo quan điểm của các quốc gia khác lúc đó, bao gồm cả
Trung Quốc, và của các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, thì sự kiện Việt Nam thống
nhất ngày 2/7/1976 là hai quốc gia thống nhất lại thành một quốc gia mới.
Trân Văn: Xin cám ơn ông.
6 comments:
Kêu Gọi Tuần Hành Ôn Hòa Chống Trung Quốc, Ủng Hộ Luật Biển Của Việt Nam
Thưa các bạn!
Bối cảnh, ngày 21/06/2012 Quốc hội Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Biển Việt Nam tái khẳng định một cách hùng hồn chủ quyền thiên liêng của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường sa và các vùng biển căn cứ theo luật pháp quốc tế. Gần như ngay lập tức sau khi Luật Biển được thông qua, Quốc vụ viện Trung Quốc (tức quốc hội) đã quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trực thuộc chính quyền tỉnh Hải Nam mà phạm vi của nó bao trùm toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển lân cận của Việt Nam hay nói cách khác Trung Quốc đã chính thức xác quyết và công khai dã tâm thực hiện chủ quyền với “đường lưỡi bò 9 đoạn” mà theo đó bao trùm 80% diện tích Biển Đông [1]. Ngoài ra chúng còn trịnh thượng triệu đại sứ VN tại Bắc Kinh lên để trao kháng nghị phản đối VN “vi phạm chủ quyền nghiêm trọng” của chúng! [2] Kể từ khi 2 lần cắt cáp thăm dò tàu của Việt Nam, TQ không hề có dấu hiệu sẽ ngưng khiêu khích bằng hàng loạt vụ bắt giữ, tịch thu ngư cụ từ hàng chục tàu đánh cá của Việt Nam khiến các ngư dân tán gia bại sản.
Xét rằng, với truyền thống yêu chuộng hòa bình, công lý, chính nghĩa, Việt Nam luôn muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp với láng giềng nhưng Việt Nam càng bày tỏ tình hóa hiếu, Trung Quốc càng lấn tới vì chúng quyết tâm thực hiễn dã tâm chiếm biển, đảo của Việt Nam!
Vậy nên, một cuộc tuần hành phản đối có thể sẽ không làm cho TQ dừng tay THẾ NHƯNG đó là một cơ hội huy động công luận Quốc tế, huy động sự đồng lòng của toàn dân VN bất kể đảng phái, chính kiến, tôn giáo, trong hay ngoài nước…hễ ai mang dòng máu VN đều gánh trên vai trách nhiệm với TỔ QUỐC khi TỔ QUỐC đang lâm nguy! Mặt khác, thể hiện sự đồng lòng của toàn dân với Luật Biển mới vừa được quốc hội VN thông qua thì dứt khoác không phải là hành vi phạm pháp!
Còn nhớ cuộc biểu tình ngày 5/6/2011 đã diễn ra trật tự, ôn hòa và được sự hưởng ứng của hàng nghìn công dân Việt Nam từ sinh viên, học sinh cho đến các bậc trí thức lão thành tên tuổi như GS.Tương Lai, cựu phó chủ tịch UBMTTQ VN Lê Hiếu Đằng, các cựu tù công đảo như Cao Lập, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đình Đầu, nhà thơ Đỗ Trung Quân, TS.Nguyễn Thị Từ Huy; ở Hà Nội có nhà văn lão thành cách mạng Nguyên Ngọc, GS.Phạm Duy Hiển, GS.Hoàng Xuân Phú … đã khẳng định tính chính danh của cuộc xuống đường chống Trung Quốc đó là: ôn hòa, trật tự, đúng tinh thần Hiến Pháp, phi đảng phái, không chống chính quyền đúng tinh thần điều 69 Hiến Pháp: công dân được tự do ngôn luận, biểu tình, hội họp. Giám đốc công an TP.Hà Nội phát biểu trên báo chí rằng: “Không có chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước”.
VẬY NÊN, CHÚNG TÔI KÊU GỌI TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TẠI KHU VỰC GẦN ĐẠI QUÁN TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI VÀ GẦN LÃNH SỰ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH vào ngày 01/07/2012.
Cuộc tuần hành này KHÔNG CÓ người chỉ huy, cầm đầu mà tất cả những ai cảm thấy bất bình, muốn bày tỏ lòng yêu nước đều có thể tham gia và vận động người thân, bạn bè tham gia!
Đây là một CUỘC TUẦN HÀNH ÔN HÒA, HOÀN TOÀN BẤT BẠO ĐỘNG! Hoàn toàn hợp với HIẾN PHÁP VIỆT NAM.
http://tintuchangngay9.wordpress.com/2012/06/23/keu-goi-tuan-hanh-on-hoa-chong-trung-quoc-ung-ho-luat-bien-cua-viet-nam/
Bản thân ông Nguyễn Tấn Dũng hay cả Quốc Hội bù nhìn này cũng không có chính danh để nói chuyện ngang hàng với TQ. Toàn thể lãnh đạo ĐCS VN và Nhà Nước này có bao giờ do nhân VN bầu lên trong cuộc bầu phiếu phổ thông dân chủ tự do. Cho nên họ lấy tư cách gì để đại diện dân chúng miền Nam (VNCH) để đòi lại HS-TS ?
Chỉ còn một giải pháp duy nhất, đó là ĐCSVN phải tự giải tán, chính phủ hiện tại phải tu chỉnh Hiến Pháp xoá hẳn điều 4, ban bố tự do, đa nguyên đa đảng và phải tổ chức bầu phiếu phổ thông toàn quốc để toàn dân bầu lên một chính phủ đại diện chân chính cho đại đa số người dân ba miền. Đến lúc đó chính phủ mới có đầy đủ thẩm quyền tuyên bố vô hiệu hoá Bản Công Hàm bán nước 1958 của ông PV Đồng.
Le Quoc Trinh, Canada
Phản hồi trên đây của ai đó rất hợp lý hợp tình!
Hợp lý là: Quốc hội VN đã biểu quyết với đa số tuyệt đối về luật biển xác nhận quần đảo Hoàng và Trường Sa là thuộc chủ quyền của VN, nên nhân dân tự phát xuống đường để tỏ rõ lập trường ủng hộ quyết định đó của Quốc Hội, đồng thời đòi lại chủ quyền biển đảo và phản đối quyết liệt hành động của Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa năm 1974 từ tay của VNCH và một số đảo nhỏ của Trường Sa vào 1988 từ tay của CHXHCNVN.
-Hợp tình là: Công dân ở một Quốc Gia thật sự Độc Lập được quyền tự do và công khai bày tỏ lòng yêu nước, và, được quyền tự do và công khai thể hiện lòng yêu nước ấy bằng hành động chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ Quốc.
Nếu dưới sự lãnh đạo của đảng csVN, vì Tổ Quốc, vì Dân Tộc, Quốc Hội VN đã thật sự biểu quyết luật biển để xác nhận với Quốc Tế (có Trung Quốc) và nhân dân về chủ quyền Quốc Gia trên HSTS, thì chính quyền hãy tạo điều kiện và giúp đỡ cho người dân đi biểu tình ngày 1/7/2012 như đã nói trên được thoải mái và bình yên.
Trong thoi diem nay co nhieu chuyen dong chinh tri trong noi bo DCS-VN, bat cu nguoi VN nao cung nen ung ho cuoc bieu tinh ung ho Quoc hoi VN khang dinh Hoang-sa va Truong-sa la cua VN, Hoa-ky dang ho tro ve quan su vo trang de chinh phu cua thu tuong Nguyen tan Dung du suc manh be gay muu do chiem tron bien Dong cua Trung-cong. Bon tay sai cua Trung-cong khong chi hoat dong manh trong nuoc, ma ngay tai Hoa-ky cung khong thieu gi nguoi Viet lam tay sai cho Trung-cong.Tat ca nguoi Viet nao chong lai Trung-cong xam chiem quan dao Hoang-sa va Truong-sa, deu dang duoc ghi nhan nhu dua con hieu thao cua me Viet-nam.
@Ha_Pham
Những đứa con BẤT HIẾU nhất của mẹ Việt Nam là những đứa trong Bộ Chính Trị đảng Lao Động Việt Nam (tức ĐCSVN) năm 1958 đã ra lệnh cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký cái Công hàm bán nước 14/9/1958 dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.
Những tên phản bội Tổ quốc này cần phải bị trừng trị nghiêm khắc trước khi toàn dân ta đồng lòng đứng lên bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
@Nguoi quan sat:
Dt me anh "Nguoi quan sat", chang qua anh cung la "bon an tuc noi phet", Anh dua duoc ra phuong cach gi ? de gianh lai Hoang-sa? Ai ung ho Anh, de anh co suc manh quan su chong Trung-cong ?
Đăng nhận xét