Bùi Văn Bồng
Thành phố lưỡi bò "ba Sa" của TQ dựng lên. |
Đó là
vùng các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa (bãi đá Macclesfield và bãi cạn
Scarborough), những khu vực đang tranh chấp quyết liệt về chủ quyền, nhất là với
Việt Nam và Philippines. Nhiều người đã gọi là "thành phố Lưỡi Bò".
Sau khi được thành lập, Tam Sa đã trở
thành một thành phố cực nam của Trung Quốc, danh hiệu này trước đây thuộc về
thành phố Tam Á. Tam Sa cũng là một trong hai thành phố hải đảo của Trung Quốc,
thành phố còn lại là Chu San thuộc tỉnh Chiết Giang.
Theo phân định
của chính phủ Trung Quốc, Tam Sa bao gồm khoảng 260 đảo, cụm đá nổi, đá ngầm,
bãi cát trên biển Đông với tổng diện tích đất liền là 13 km². Địa giới thành phố
trải dài 900 km theo chiều Đông-Tây, 1800 km theo chiều bắc-nam, diện tích vùng
biển khoảng 2 triệu km². Độ sâu trung bình của vùng biển Tam Sa là 1200 mét, độ
sâu lớn nhất là 5559 mét nằm ở cực Nam của rãnh Manila.
Tam Sa là
thành phố tổng diện tích lớn nhất, nhưng phần đất liền lại nhỏ nhất, và có dân
số ít nhất tại Trung Quốc (hơn 440 người). Tuy nhiên, trên thực tế, tại quần đảo
Tây Sa (Hoàng Sa) hiện có khoảng 3.500 người cư trú thường xuyên, nhân khẩu lưu
động là 25.000 người (ngư dân), chủ yếu cư trú tại các đảo Phú Lâm, đảo Hòn Đá,
đảo Quang Ánh, đảo Thẩm Hàng, đảo Tri Tôn và đảo Linh Côn.
Trên
trái đất này từ xưa đến nay, không có thành phố nào lại ít dân cư đến thế, và
cũng chưa có thành phố nào lại không có đường phố, dãy phố, khu phố mà chỉ toàn
sóng biển với san hô và cát. Nhưng Trung Quốc công khai tuyên bố việc thành lập
cái thành phố "ảo" ấy là sự có tính toán chiến lược, không phải lối đối
phó nào đó hoặc đe dọa các nước có biển tiếp giáp. Khi đã chiếm được Trường Sa
rồi, việc xây dựng thành phố, sân bay trên đảo đối với Trung Quốc chỉ trong thời
gian ngắn.
Như là sự
tỏ ra không chịu nổi với "sự lố bịch, trắng trợn" này của giới cầm
quyền Bắc Kinh, biên tập viên Chu Phương (Tân Hoa xã) đã thẳng thắn bày tỏ quan
điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi
là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc. Rằng: Việc thiết lập “thành phố Tam Sa”
là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải
quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông).
Biên tập
viên này cũng nhấn mạnh: “Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm
nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải
( Biển Đông ), khiến cả quốc tế chê cười những nhà quyết sách Trung Quốc thiếu
kiến thức về luật quốc tế muốn thông qua việc thiết lập “thành phố”, ngang
nhiên đưa công hải (vùng biển quốc tế) vào lãnh hải của nước mình. Cách làm sai
trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất
sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Quá trình thiết
lập “thành phố Tam Sa” thể hiện sự nóng vội và cẩu thả, rõ ràng là quyết định
được đưa ra thiếu luận chứng khoa học và không sáng suốt".
Nhà báo Chu
Phương chỉ thẳng ra rằng: “Trong việc xử lý vấn đề quốc tế và xử lý vấn đề quan
hệ với các nước, Trung Quốc cần phải tỉnh táo, không được cuồng nhiệt. Trung Quốc
cần làm một dân tộc có trách nhiệm, đứng thẳng giữa khu rừng các dân tộc thế giới;
quyết không thể làm một “cô nhi thế giới” hành động ngang bướng. Trong việc giải
quyết công việc quốc tế, Trung Quốc cần phải học cách tuân theo quy tắc trò
chơi đã được cả quốc tế công nhận, tránh một mình một kiểu, mình khen mình
hay...".
Và ông kêu
gọi: "Hãy lập tức hủy bỏ “thành phố Tam Sa”, triển khai sớm nhất có thể được
việc đối thoại mang tính xây dựng với các nước xung quanh Nam Hải ( Biển Đông
), dốc sức cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Hải, loại bỏ nguy cơ chiến
tranh, đưa Trung Quốc quay trở lại với đại gia đình quốc tế”...
Bài của
BTV Chu Phương có thể gợi ra cho nhiều người nghĩ rằng: Những người chân chính
cả trong giới trí thức, các học giả và nhà báo kỳ cựu ở Trung Quốc cũng biết nhận
diện bản chất sự việc, tỏ ra biết tôn trọng, có chuẩn mực và khách quan đã
không chịu nổi cái trò hề mà nhà cầm quyền Bắc Kinh bày đặt ra. Sự "mất tỉnh
táo, cuồng nhiệt" của nhà cầm quyền Bắc Kinh - như cách dùng từ của BTV
Chu Phương - trong bối cảnh chính trị trong nước và quốc tế lúc này là sự lội
dòng nước ngược. Hành động kèm theo những tuyên bố liều lĩnh như vậy là sự
"tự cô lập hóa" của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực và mối
quan hệ quốc tế.
Nhưng đi
vào bản chất của hiện tượng và sự việc, ai cũng thấy rằng đây chưa hẳn là thứ
trò hề như BTV Chu Phương nhận định. Theo cách thể hiện thì người ta dễ lầm tưởng
đây có thể là sự mạnh bạo dám nói thẳng nói thật từ lòng mình của BTV Chu
Phương. Tuy nhiên, xem ra cái lối truyền thông này cũng là cách đánh lạc hướng,
xoa dịu dự luận, gây sự chủ quan cho các nước mà Trung Quốc đang nỗ lực tranh chấp
biển Đông. Đọc bài của BTV Chu Phương khiến người ta nghĩ đến khả năng thứ hai
nhiều hơn. Bởi lẽ một chế độ quản lý báo chí, công luận hà khắc, nghiêm ngặt,
soi từng chữ kiểu Trung Quốc, dễ gì mà tồn tại và an lành được với những tiếng
nói công khai, ngược chiều như vậy? Đã là cáo già thì rất ít khi sơ sẩy hay bị
lỡ một bước rình mồi nào.
Thực chất,
việc Tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa đã được Trung Quốc lên kế hoạch từ năm
2008. Cho nên, không đơn thuần là hành động trả đũa của nhà cầm quyền Bắc Kinh
đối với quyết định của Quốc hội Việt Nam nhất trí cho ban hành Luật biển. Việc
thành lập thành phố Tam Sa này là nằm trong "đường liếm" đầu tiên, được
coi là cần sớm nuốt trọn của cái "Lưỡi Bò" cố tình thò dài ra biển
Đông. Tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa, lại tùy tiện mời thầu 9 lô mỏ dầu của
VN, rồi 4 tàu ngư chính xâm phạm Trướng Sa, sau đó cho 30 tàu đánh cá tại Trường
Sa... Không như cách đánh giá của BTV Chu Phương là "mất tỉnh táo, nóng vội,
cuồng nhiệt". Tất cả đều nằm trong các kế hoạch từng bước thực hiện mưu đồ
của Trung Quốc chiếm cứ toàn vùng biển Đông.
Thời đại
toàn cầu hóa này khác với thời xưa còn đế quốc Đại Hán, đế quốc Mãn Thanh, đâu
phải cứ thích nơi đâu là đưa quân xâm lược được ngay. Mỗi quốc gia đặt trong tổng
thể toàn cầu, ảnh hưởng toàn cầu đều chi phối đến từng quốc gia. Xu thế toàn cầu
hóa có đặc trưng và nhu cầu hợp tác, liên kết và cả loại trừ, hoàn toàn không
có chỗ đứng cho chủ nghĩa dân tộc sô vanh và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, ích kỷ,
tham lam, xảo quyệt và thiếu minh bạch. Nó cần những đối thoại hòa bình, tôn trọng
lẫn nhau trên cơ sở văn hóa văn minh hiện đại, cùng tồn tại và phát triển, các
bên cùng có lợi. Nếu có xảy ra tranh chấp về lãnh thổ, hợp đồng kinh tế, thương
mại, tài nguyên,... phải được giải quyết trên cơ sở Luật pháp quóc tế, bằng
thương lượng hòa bình, thu phục được sự đồng thuận của quốc tế. Đó cũng chính
là sự thể hiện tự thế mộ quốc gia văn minh, tiến bộ và lòng tự hào dân tộc. Nhà
cầm quyền Bắc Kinh chẳng lẽ u mê đến mức tưởng mình là Tần Thủy Hoàng năm xưa,
thả sức độc đoán, chuyên quyền và lộng hành, coi thiên hạ như ngọn cỏ cọng rơm?
Sức mạnh thời
đại ngày nay là giá trị của chữ TÍN, thân thiện, hòa bình và mối quan hệ đối
ngoại có lý có tình, là thể hiện cái tài cạnh tranh trong phát triển kinh tế,
tiến bộ khoa học công nghệ và sức vươn bền vững trên thương trường. Thời đại hiện
nay không có chỗ cho kẻ cướp dùng sức mạnh uy hiếp người khác. Sự tiến bộ của
khoa học công nghệ hiện đại đi kèm luật pháp ngày càng chặt chẽ, nghiêm minh, sự
tôn trọng và hợp tác phát triển, cạnh tranh lành mạnh giữa các nước với nhau, sự
thắng thế của công lý và lẽ phải hoàn toàn không còn chỗ đứng cho những thói lấy
vũ lực, lấy đông, cậy nhiều tiền của để đi dọa dẫm, chinh phạt, ức hiếp người
khác. Trung Quốc gây sóng ở biển Đông cỡ nào thì sự nghiêng ngả, bấp bênh của
cái gọi là "thành phố Tam Sa" cũng chao đảo, bất ổn cỡ đó mà thôi.
Bùi Văn Bồng
1 comments:
Gui nhung ai ma bay gio con tin vao Trung-cong !
Toi chi la mot nguoi nghien cuu sach bao nhieu nam nay, khong he la thu linh chinh tri cua bat cu dang phai nao, chang lam quan, ma chi la pho thuong dan. Vai loi nhan dinh ve tinh hinh thoi su nong hoi, de cac ban doc cung vao cuoc:
1. Viec may ngay gan day co tin : nhieu hoc gia Trung quoc phan doi duong luoi bo cua chinh phu Trung-quoc. Co the la chien thuat xoa diu du luan nguoi Viet ca trong nuoc va ngoai nuoc, nguoi chu muu khong ai khac la phai than Tau cua DCS-VN. Muc dich de bien bach rang:
"Dang ta truoc sau nhu mot, thuc hien chinh sach doan ket giua 2 dang va nhan dan 2 nuoc Viet-Trung, chu truong thanh lap chinh quyen Tam-sa, la boi mot so it bon
lanh dao Trung-quoc mang tu tuong dai-han, con dai bo phan nhan dan Trung-quoc van phan biet phai trai, van de Tam-sa, dang ta da co phuong an giai quyet tu lau, xin ba con giu im lang, moi viec co Dang lo lieu !"
Thoi the la xong ! Hoang-sa so phan da an bai !
Doi voi dang ta bay gio, "giu on dinh dat nuoc de DANG VIEN LAM KINH TE , DAT NUOC KHONG GIAU CO, THI SE KHONG ON DINH!" (hoa binh an huong xe hoi nha lau, con cai ra nuoc ngoai du hoc va giu tien cho bo me, do la tieu chi cua dang ta".
2. Ban chat dai-han xam chiem va dong hoa lan bang da co tu ngan xua cua phong kien Trung-hoa, chi co thoi dai Ho chi Minh moi ru ngu dan Viet rang : "DCS Trung-quoc la thanh tri cua phe XHCN, DCS VN va DCS Trung-quoc la anh em, ta nen don suc giai phong mien-NAM, mien-Bac da co cac dong chi Trung-quoc giu ho."
Tu viec coi ke thu ngan doi cua dan Viet la BAN TOT, Trieu dai Ho chi Minh da dua ca dat nuoc VN vao vong le thuoc hoan toan vao Trung-cong.
3.Thay phan ket : Chi co dau tranh giai the DCS-VN truoc, tap hop toan dan chong giac Tau, thi dat nuoc ta moi truong ton, va ngang duoc dau, sanh vai cung cac dan toc tu do khac.
Đăng nhận xét