Đinh Tấn Lực
Ngày
20-8-2012, Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai các nghị quyết (42,
11) của Bộ Chính trị khóa IX và kết luận của BCT khoá XI về đổi mới công
tác cán bộ… đã khai mạc tại Sài Gòn. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự và
phát biểu chỉ đạo Hội nghị, rằng: “Dứt khoát phải làm quy hoạch cán bộ”.
Quy
mô đến mức quy hoạch hồi hộ/hồi phục/hồi dương/hồi dụng… cả cán bộ lãnh đạo đã
từ lâu về chầu các cụ tổ “rậm râu/đầu hói”, để minh chứng một bước đầu tiên
tiến.
*
Bước
tiến 1
Từ Cá Thể PR tới Tập Thể PR
Từ Cá Thể PR tới Tập Thể PR
Trần Dân Tiên là một bút danh tự
lập/tự quản đầy tính sáng tạo của một cố (cựu) lãnh đạo đảng và nhà nước này
từng tự PR/tự đánh bóng cho những đặc điểm trong “những mẩu chuyện về đời
hoạt động” của chính mình gần như ngang hàng với tập hợp
Trời/Phật/Chúa/Khổng/Lão/Quản…
Hồ Chí Minh là
tên thật của tác giả có bút danh Trần Dân Tiên vừa nói, nổi danh là một người
cực kỳ khiêm tốn đối với “ba ông kia
kìa” (có ảnh treo trên vách phòng họp), nhưng cũng đã từng chính
thức và công khai tự PR/tự đánh bóng bằng những câu thơ hãnh tiến tự ví mình
vượt hẳn quốc tổ Hùng Vương hay anh hùng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn… Và
rất tự nhiên xưng “bác” với toàn thể dân tộc.
Ban
Tuyên giáo Trung ương (BTGTW) đảng CSVN, hậu thân của Ban Tư
tưởng-Văn hóa Trung ương/Ban Khoa giáo Trung ương, là cơ quan tham mưu
của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN, trực tiếp và thường
xuyên tham mưu cho Bộ Chính trị/Ban Bí thư, trong công tác định hướng/uốn
nắn/đúc khuôn tư tưởng đảng viên toàn đảng…
Nhiệm
vụ của BTGTW, ngay dòng đầu bảng liệt kê có ghi rõ là: “Chủ trì, phối hợp
nghiên cứu, tham mưu về chủ trương, quan điểm, chính sách và giải pháp của đảng
thuộc lĩnh vực tuyên truyền và giáo dục”. Nhu cầu tuyên truyền/giáo dục
trước tiên, từ đảng viên ra tới quần chúng, chính là thần thánh hóa lãnh đạo:
“Bác
đã cho ta, Bác đã cho đời
Lẽ sống của ngày mai trên trái đất”.
Hải Như – (Một con người Chủ nghĩa Mác sinh ra).
Lẽ sống của ngày mai trên trái đất”.
Hải Như – (Một con người Chủ nghĩa Mác sinh ra).
Thậm
chí, “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” cũng trở thành một danh ngôn ở
tầm lịch sử:
“Câu
nói giản đơn này đã làm tiêu tan tất cả những gì còn xa cách giữa
Chủ tịch và nhân dân, và làm thành một mối tình thắm thiết kết chặt lãnh tụ và
quần chúng”. Hà Minh Đức – (Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nxb
KHXH, trang 142).
Để
từ đó, xây dựng kỳ được mối tương
quan bác-cháu/cha-con. In hệt như Lênin/Stalin của Liên Xô cũ, hay
gần hơn, như Mao của TQ, thì ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cần được phấn son tô chuốt
thành một ông thánh khác, kiêm nhiệm luôn chức danh gia trưởng toàn quốc, còn
gọi là “cha già dân tộc”.
“Bàn
tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non
Bác Hồ, cha của chúng con…”. Tố Hữu – (Sáng tháng Năm)
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non
Bác Hồ, cha của chúng con…”. Tố Hữu – (Sáng tháng Năm)
Đó
là một lão siêu nhân xưa nay hiếm.
Thậm
chí, cả cặp mắt cũng được huyền thoại hóa là có bốn con ngươi (tức là có khả
năng coi phim hiệu ứng 3D không cần đeo kính chăng?).
“Nhớ
ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường”. Tố Hữu – (Việt Bắc)
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường”. Tố Hữu – (Việt Bắc)
“Mắt
Cụ Hồ là thiên nhãn, là lưỡng mục trùng đồng đích thị thánh nhân”.
Sơn Tùng (tác giả quyển Hoa Dâm Bụt và 8 quyển sách khác viết về Hồ Chí Minh, cùng hàng chục quyển viết về “những vấn đề có Hồ Chí Minh nổi lên như một hình tượng”).
Sơn Tùng (tác giả quyển Hoa Dâm Bụt và 8 quyển sách khác viết về Hồ Chí Minh, cùng hàng chục quyển viết về “những vấn đề có Hồ Chí Minh nổi lên như một hình tượng”).
Thậm
chí, cả giọng nói cũng được xiển dương (như được truyền qua máy khuếch đại
Dolby Surround Sound 7.1?):
“Đó
là tiếng nói ấm, vang như tiếng chuông của Hồ Chí Minh khi đọc
lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước”. GS.TS. Mạch Quang Thắng – (Nghiên cứu về
Hồ Chí Minh).
Đó
là một bậc thánh thi lẫn …diễn viên thánh tướng:
“Thơ Bác
hay vì đó là …thơ Bác”. Hoài Thanh.
“Người
là vị Cha già dân tộc, là một ‘Tiên ông’, rồi một ‘Thánh nhân’, nhưng
Người cũng lại vô cùng giản dị và gần gũi với tất cả bằng tình cảm
thân thương và trìu mến… Ở Bác, chúng ta thấy hình ảnh của một
bậc hiền triết phương Đông, một học giả phương Tây. Nhưng điều kì diệu lại
là: khi Bác ra đồng với bà con nông dân, Người lập tức trở thành một lão
nông tri điền. Bác vào nhà máy liền trở thành một công nhân chính hiệu.
Khi Bác bế cháu nhỏ, hay đưa kẹo cho trẻ em thì lại trởthành một
người ông rất mực yêu thương con cháu… Ngày nay, Hồ Chí Minh là vị thánh
sống”. Sơn Tùng.
Vẫn
chưa đủ thiêng? Hãy nhờ bầu bạn nước ngoài đỡ giúp một tay:
“Vị
thánh sống của nghìn thánh sống
Và ân nhân của cả muôn đời”. Ismael Gomes Braza (thi sĩ Brazil).
Và ân nhân của cả muôn đời”. Ismael Gomes Braza (thi sĩ Brazil).
“Hồ
Chủ Tịch muôn năm!” chính là khẩu hiệu do BTGTW trước tác, cũng có thể là
khẩu hiệu nhập khẩu/phóng tác từ câu danh ngôn “Mao chủ tịch muôn năm”
của chính Mao Trạch Đông tự thêm vào bản liệt kê khẩu hiệu chào mừng ngày Quốc
tế Lao động, từ thời đầu thập niên 1950 ở Bắc Kinh.
Từ
đó sản sinh ra hàng loạt giai thoại hư cấu tự biến thể thành các chế tác văn
nghệ trong hệ bồi bút, đặc biệt là nỗ lực gán ghép vào lời nói sau cùng của
những tử tù, đến độ cung cấp tiện nghi chuyển ngữ sẵn cho cả những tử tù người
dân tộc thiểu số: “Bok Hồ arih
linh lang”.
Để
chi?
Để
có thể kéo dài thời gian trương khẩu hiệu ca tụng “đảng CSVN quang vinh muôn
năm”!
*
Phiên
bản 1.1
Từ Toàn Thi tới Toàn Tập
Từ Toàn Thi tới Toàn Tập
Hai
năm trước khi lìa đời, Hồ Chí Minh đã bị tước mất quyền lực và rơi vào vị trí
trang trí/làm cảnh/bình phong/cây kiểng cho mọi quyết định của dàn lãnh đạo
hiếu chiến/hiếu thắng/hiếu sát thời đó. Ngay cả kế hoạch xây lăng và ướp xác
cho Hồ Chí Minh cũng đã được họ cấu kết/toa rập nhau định sẵn từ tháng 5-1967,
để sử dụng như một loại thế chấp chính trị suốt nhiều thập niên sau đó, theo
đúng phương án Liên Xô từng dùng xác Lê-nin.
Hai
năm sau ngày Hồ Chí Minh về với cụ tổ Mác, nhà xuất bản Sự Thật đã cố sức sưu
tập và ra mắt 5 quyển cho bộ sách Hồ Chí Minh Toàn Tập, nhưng không được sự
đồng thuận tối cao, nên dự án không thành. Đến năm 1990, bộ sách được Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia chính thức giới thiệu, gồm 10 tập. Năm 2000, bộ sách
được tái bản có bổ sung, với 12 tập. Năm 2011, bộ sách tăng lên 15 tập.
Cả
hai thứ di sản của Hồ Chí Minh, xác ướp trong lồng kính và chữ ướp trong toàn
tập, đều là tác phẩm của những kẻ “vừa là học trò vừa là đồng chí” rất
cần nuôi dưỡng ý chí bộ đội và đồng bào cùng khổ của một nửa nước cực nghèo, để
nhuộm đỏ toàn cõi Đông Dương bằng một thứ biểu tượng đã được đánh bóng lên
ngang hàng thần thánh. Cũng để vin vào đó mà nhân danh cho các thứ chính sách
từng đưa đất nước vào chỗ kiệt quệ khốn cùng, và tự biến họ trở thành tầng lớp
tư bản đỏ thu tóm tài nguyên quốc gia vào túi riêng, ngay sau tháng Tư 1975.
Cả
hai thứ di sản của Hồ Chí Minh, xác ướp trong lồng kính và chữ ướp trong toàn
tập, rõ ràng là đã trở thành loại lương khô cho lãnh đạo CSVN ăn dần, qua nhiều
triều đại, từ Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh,
và cả Nguyễn Phú Trọng hiện giờ.
*
Phiên
bản 1.2
Từ Tư Tưởng tới Đạo Đức
Từ Tư Tưởng tới Đạo Đức
Thoạt
đầu, toàn BTGTW ra sức xiển dương/nâng tầm những tác phẩm đạo ý và cả đạo lời
của Hồ Chí Minh lên hàng tư tưởng/kim chỉ nam/ánh hải đăng v.v… Chẳng hạn như “của
dân, do dân, vì dân”; hay “một năm trồng lúa, mười năm trồng cây, trăm
năm trồng người”; hay “người có 4 đức cần kiệm liêm chính, thiếu 1 đức
thì không thành người” v.v…
Phần
còn lại, thuộc tác quyền của “ba ông kia kìa” (mà BTGTW đã phải cất công
giấu biến nội dung tờ Học Tập của Liên Khu IV, số 35, năm thứ tư, tháng
4–1951). Đặc biệt là tác quyền của Lê-nin, như đã được trang trọng ghi lại:
“Điều
này thể hiện rất rõ khi Người trả lời phỏng vấn nhà báo Pháp Sáclơ Phuốcniô:
‘Từ ngày Luận cương của Lênin đã hoàn toàn soi sáng cho tôi, tôi không còn
chỉ dự các cuộc họp của Đảng một cách thụ động nữa. Tôi lao vào cuộc
chiến đấu, hăng hái bàn cãi, tiến công mạnh mẽ những kẻ chống lại Lênin và Quốc
tế thứ ba’…”.
Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập12, trang 471.
Hồ Chí Minh Toàn Tập, tập12, trang 471.
Hay
được trang trọng nhắc lại:
“Hồ
Chủ tịch gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội… Hồ Chủ tịch kết hợp
nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế cách mạng…”.
Lê Duẩn – (gợi ý cho thư ký Đống Ngạc viết điếu văn Hồ Chí Minh).
Lê Duẩn – (gợi ý cho thư ký Đống Ngạc viết điếu văn Hồ Chí Minh).
Hay
ở những vần thơ bơm thổi (dư nước bọt/thiếu nước hoa):
“Luận
cương đến Bác Hồ và người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin…
Luận cương của Lê Nin theo người về quê Việt
Biên giới còn xa nhưng Bác đã đến rồi…”.
Chế Lan Viên – (Người đi tìm hình của nước).
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin…
Luận cương của Lê Nin theo người về quê Việt
Biên giới còn xa nhưng Bác đã đến rồi…”.
Chế Lan Viên – (Người đi tìm hình của nước).
Hình
của nước, dưới bàn tay họa sĩ Liên Xô, đỏ/đen/tròn/méo ra sao?
“Chủ
nghĩa Mác-Lênin Việt Nam là chủ nghĩa Mác-Lênin có lý có tình!”. Hồ Chí Minh – Theo hồi ký của Phan Hiền.
Chỉ
mâu thuẫn tại chỗ và kéo dài đến hôm nay ở lời khẳng định chắc nịch ngay cạnh
đó:
“Một
dân tộc ỷ lại vào nước ngoài thì không xứng đáng là độc lập tự do”. Hồ
Chí Minh – Huấn thị trong phiên họp Chính phủ lâm thời đầu tiên – 03-09-1945.
Để
chôn vùi điều mâu thuẫn đó, năm 1991, Đại hội VII của Đảng đã vung tay bạo lực
và khẳng định bằng nghị quyết:
“Đảng
lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động… Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả sự vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta, và trong
thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của
Đảng ta và của cả dân tộc”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 127.
Mười
năm sau, điều này được tái khẳng định sâu sắc chắc nịch hơn:
“Tư tưởng
Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thểcủa
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”. Nghị quyết Đại hội IX, tháng
4-2001.
Lần
đầu tiên, Việt Nam ta đã có hẳn một chương trình khoa học cấp nhà nước, mã số
KX.02, nhiệm kỳ 1991-1995, mệnh danh là chương trình “Nghiên cứu Hồ Chí Minh”
với 13 đề tài do Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng
Hồ Chí Minh chủ đạo, với GS Viện trưởng Đặng Xuân Kỳ làm Chủ
nhiệm
Sau
hàng loạt nghị quyết (chập đôi và nối liền thành nhiều thập niên) quyết tâm học
tập tư tưởng Hồ Chí Minh, mà cả đảng không có chỉ dấu nào thông suốt “những
vận dụng sáng tạo của Người”, ngược lại, trung ương không bưng bít/cải tạo
được thực tế là Hồ Chí Minh tự thân chẳng có chút tư tưởng nào, như chính đương
sự nhiều lần thú nhận (Tất cả những gì cần nói đã có bác Mao bác Stalin nói
hết rồi! Hoặc, bác Mao không thể nào sai!…). Các đại hội đại
biểu toàn đảng, dù cách nhau 30 năm, vẫn chẳng khác gì nhau, căn cứ trên nội
dung của các nghị quyết cà lăm. Điều đó phản ảnh trung thực một ngõ cụt/đường
cùng. Trung ương còn ì ạch, không khai triển nổi cái gọi là “tư tưởng” đó, thì
trách sao được đảng viên hạ tầng?
Năm
2004, trong khuôn khổ tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi
mới, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học
viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) đã tiến hành nghiên
cứu hai chương trình khoa học trọng điểm, trong đó có “Chương trình Tổng kết
Nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới”.
Đồng thời, lãnh đạo đảng CSVN dồn sức chỉ đạo tiến hành cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Chứng
tỏ chiến dịch Tư Tưởng “chưa thành công”. Biện pháp cấp thời là Tuyên Giáo xoay
ngang qua đề tài Đạo Đức Hồ Chí Minh, và cố gắng kéo dài cho tới gần đây:
“Người
cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân”. Hồ Chí Minh –
Sửa đổi lối làm việc, tháng 10-1947, Toàn Tập, tập 5, trang 252-253.
Hoặc:
“Ngài
đã hỏi, tôi xin dẹp sự khiêm tốn lại một bên mà đáp một cách thực thà: tôi
không nhà cửa, không vợ, không con, nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Phụ
lão Việt Nam là thân thích của tôi. Phụ nữ Việt Nam là chị em của tôi…”. Hồ
Chí Minh Toàn tập, Tập 5, trang 171-172.
Hoặc:
“Người
đã vì hạnh phúc của cả dân tộc mà quên đi niềm vui của mình là có một gia
đình nhỏ. Nhưng cả dân tộc Việt Nam đã là con, là cháu của Người”. Sơn
Tùng.
Vẫn
chưa tin? Cần thêm lý luận (hàng hai) chăng?
“Nếu
Hồ Chí Minh có vợ con thật thì Hồ Chí Minh không thể giấu được trong ngần ấy
năm. Giấu làm sao được trong con mắt của hàng triệu, hàng triệu con người giữa
thế gian, ở đất nước Việt Nam và cả ở trên thế giới. Người bình thường đã khó
giấu, huống chi Hồ Chí Minh lại là một người nổi tiếng, là con người của công
chúng, thì lại càng khó giấu hơn”. GS.TS.
Mạch Quang Thắng.
Chỉ
không may là vẫn còn đó quá nhiều tư liệu trong thư khố Bắc Kinh/Paris/Moskva…
và đã có quá nhiều người biết rõ sự thật về các thứ đức tính tự mô tả hay từng
được bơm thổi “không màng danh lợi”, ”cả đời hy sinh”… đó. Thậm
chí, có người tức khắc bay mất chức tổng biên tập một tờ báo thuộc loại hàng
hiệu của đảng, chỉ vì mon men đăng lại một mẩu tin về cuộc đời tình ái phong
lưu của bậc thánh (theo tài liệu nghiên cứu của học giả Hoàng Tranh ở Bắc Kinh
từng nổi tiếng về khoa Hồ Chí Minh Học).
“Đấy
là chưa kể có những người cố tình xuyên tạc, thêu dệt ly kỳ mặt ‘tình ái’ của
Hồ Chí Minh với mục đích bôi xấu Hồ Chí Minh, cho rằng Hồ Chí Minh chính là
người bội bạc; rằng không phải Hồ Chí Minh là người đấu tranh giải phóng con
người, đặc biệt là đấu tranh giải phóng phụ nữ, mà Hồ Chí Minh coi phụ nữ chỉ
là đồ chơi; rằng, Hồ Chí Minh là con người nói dối, v.v…”. GS.TS. Mạch Quang Thắng (Nhớ về Sơn Tùng).
Tức
là trẫy ngược cái lề xuôi:
“Hồ
Chủ tịch là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư để mọi người học tập noi theo”.
Lê Duẩn – (gợi ý cho thư ký Đống Ngạc viết điếu văn Hồ Chí Minh).
Đừng
phủ nhận ngay “Lời điếu làm
rung động triệu triệu con tim” này. Hãy chịu khó đọc lại những
bản tin tai nạn xe cán chết người rồi vất xác nạn nhân xuống Hồ Tây, hoặc những
tài liệu ở Moskva về Nguyễn Thị Minh Khai… Rồi dõi mắt vào cách thực hành đạo
đức theo gương thánh, sẽ thấy kết quả nhãn tiền ở ngay gia thất và gia phong
của dàn lãnh đạo tối cao, đặc biệt là những Lê Duẩn, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, và
mới toanh là các mối xung đột tình cảm linh tinh cực kỳ trầm trọng giữa Nông
Đức Mạnh với Nông Đức Tuấn, sẽ rõ đầu đuôi.
Còn đối với đồng
bào/đồng chí/bầu bạn, kể cả bầu bạn đệ tứ quốc tế:
“Đó
là một người yêu nước, chúng tôi đau buồn khi được hung tin… Nhưng tất cả những
ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt”.
Hồ Chí Minh (25-6-1946 – Trả lời ký giả Daniel Guérin phỏng vấn về cái chết của
Tạ Thu Thâu).
Tất
nhiên, qua đó, sẽ rõ luôn là con đường đạo đức này cũng lập tức đi vào ngõ cụt.
Trước cả khi mạng internet và smartphone thâm nhập VN.
Nhìn
chung, hãy thử đơn cử một ví dụ, trước sau tổng cộng có 65 năm cả đảng hạ quyết
tâm:
“Chúng
ta chống bệnh chủ quan, chống bệnh hẹp hòi, đồng thời cũng phải chống thói ba
hoa. Vì thói này cũng hại như hai bệnh kia. Vì ba thứ đó thường đi với nhau”.
Hồ Chí Minh – Sửa đổi lối làm việc, tháng 10-1947, Toàn Tập, tập 5, trang
238-239 và 299.
Toàn
bộ quá trình chỉnh đốn đó là một bước lùi bảy dặm, cả tư tưởng lẫn đạo đức, tụt
xa hơn cả thời Chỉnh đảng 60 năm trước:
“Ai
cũng thấy siêng năng, trong sạch là tốt. Điều đó không ai chối cãi được. Thế mà
vì sao vẫn không làm hay không làm được? Chẳng những không làm được mà còn làm
trái lại?”. Hồ Chí Minh – Bài nói tại lớp chỉnh Đảng Trung ương khóa 2, tháng
3-1953, Toàn Tập, tập 7, trang 60.
Thực
tiễn ngày nay, với nhân chứng siêu đẳng của thời đại @ có tên
là Google, đã lộ rõ mười mươi là thời kỳ rực rỡ nhất trong suốt chiều dài lịch
sử đảng về tham nhũng, đục khoét, cửa quyền, hành dân, xà xẻo, lừa đảo, chiếm
đoạt, cưỡng chế, đánh dân, giết người, thu tóm tài nguyên, chạy bằng, chạy
việc, chạy chức, chạy dự án, và chạy án…
*
Phiên
bản 1.3
Từ Văn Chương tới Đồng Bóng
Từ Văn Chương tới Đồng Bóng
Đảng
quyết chí thích ứng với thời đại để thâu tóm nốt phạm trù tâm linh. Bằng mọi
giá.
Cái
chết của Hồ Chí Minh được tập đoàn lãnh đạo CSVN lên sẵn kế hoạch, tận tình
khai thác, nhiều cách, nhiều kiểu, nhiều thời, nhiều phương vị. Các đoản phim
tài liệu “Tang lễ Hồ Chí
Minh”, “Cả nước đã
khóc ngày Bác mất”… đã được chuyển sang thể dạng Youtube cho hợp
với thời đại a còng, xem ra không kém gì sản phẩm màn bạc của tay đạo diễn đám
tang Kim Jung Il của Bắc Triều Tiên mới đây.
Lại
có cả kịch bản “Tuổi thơ khóc
bác Hồ”, theo đó, hàng trăm trẻ em miền Nam được tổ chức di
chuyển “bằng nhiều con đường bí mật” để ra Hà Nội tham dự đám tang bác Hồ:
“Đến
đoạn ’Bác Hồ để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thanh thiếu niên và
nhi đồng cả nước…’ thì tiếng khóc đồng loạt bật ra thật to.
Buổi lễ chìm trong nước mắt…”. Đỗ
Đức Lập – (Tuổi thơ khóc bác Hồ – SGGP 02-09-2009).
Kèm
theo đó là những vần thơ mưa rơi/sầu rụng/tim thắt/lệ nhòe của thi bá Tố Hữu
cùng các thi hào hạng B… và một dàn thi tử/thi tôn Bảo Định Giang, Prékimala
Mak…
Suốt
mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa… (Tố Hữu)
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa… (Tố Hữu)
Nhớ
thương nào có nguôi nào,
Tháng ngày càng khắc Bác vào tim con. (Xuân Diệu)
Tháng ngày càng khắc Bác vào tim con. (Xuân Diệu)
Tháp
Mười đẹp nhất bông sen
Nước Nam đẹp nhất có tên Cụ Hồ… (Bảo Định Giang)
Nước Nam đẹp nhất có tên Cụ Hồ… (Bảo Định Giang)
Nói
tới Hồ Chí Minh
Người Chàm, người H’rê, người Mơ-nông…
Không có lời nói nổi với lòng mình (Prékimala Mak – Dân tộc Châu Ro)
Người Chàm, người H’rê, người Mơ-nông…
Không có lời nói nổi với lòng mình (Prékimala Mak – Dân tộc Châu Ro)
Bác
đã lên đường theo tổ tiên
Mác, Lênin thế giới người hiền… (Tố Hữu)
Mác, Lênin thế giới người hiền… (Tố Hữu)
Không
lâu sau đó là những đền, những miếu, những tượng thờ Hồ Chí Minh… mọc lên khắp
nơi, kể cả các sứ quán và lãnh sự quán VN ở nước ngoài. Hoành tráng/chói lọi
nhất nước có lẽ phải là Lạc Cảnh Đại
Nam Văn Hiến (còn gọi là Đại Nam Quốc Tự), ở Bình Dương, với
bàn thờ Hồ Chí Minh đặt ngay giữa chánh điện.
Vẫn
chưa đủ. Người ta cần “người đi xa” thi thoảng quay về, trong hoạt cảnh
lên đồng/nhập cốt.
Đó
là lý do ra đời các Youtube clips: “Bác Hồ nhập hồn nói chuyện với các nhà
ngoại cảm” (Phần 1)
& (Phần 2).
Riêng phần một, vào thời điểm lên mạng của entry này, đã có đến 2.956.222 lượt
xem và phần hai có 1.620.552 lượt xem (nghĩa là có khả năng cao hơn tổng số
lượt đọc tất cả các trang mạng chính quy của đảng CSVN cộng lại). Một Youtube
clip khác, dài 73 phút, có tựa đề là “Gọi hồn bác Hồ ở K9, ngày 04-11-2002”…
Tất
cả cho thấy là sinh hoạt đồng bóng ở các “đền thánh” ngày càng sôi động, và Hồ
Chí Minh trở thành một trong những âm hồn độc tuyển được gọi vong/nhập bóng
thường xuyên trong thời đại cả đảng thi đua xà xẻo/đánh quả làm giàu bằng “phi
vụ”, và trong tinh thần cầu đảo cho phúc lợi riêng tư.
*
Phiên
bản 1.4
Từ Cờ Quạt tới Tiết Trâu
Từ Cờ Quạt tới Tiết Trâu
Đã
có một thời kéo dài nhiều chục năm, người ta bắt đầu mọi câu nói bằng điệp từ “ơn
đảng/ơn bác”. Đó là thời của niềm tin sắt đá vào chân lý “không có gì…”.
Đó cũng là thời của ảnh tường, cờ đỏ, với “sao vàng năm cánh mộng vờn quanh”…
Sau
tháng 4-75, lượng đổng/đạp/đài tuồn về Bắc càng khẳng quyết “ơn đảng/ơn bác”
đã chọn đúng phe siêu cường này để đánh thắng phe siêu cường kia. Khẩu hiệu đỏ
trời, ảnh treo đầy vách, từ đó. Cũng phần nào khiến nhân dân tạm quên đi tình
huống “giấy báo tử bay đầy mái rạ” hay “nạng gỗ khua rỗ mặt đường
làng” không lâu trước đó.
Cho
tới cuối năm 1978, đầu năm 1979, bộ đội được lệnh đeo ba lô trực chỉ hai hướng:
Tây Nam và chính Bắc. “Ơn đảng/ơn bác”, dưới dạng quyết định sáng suốt
của dàn lãnh đạo kiệt xuất lần này, là đã mạnh dạn chọn cánh trong phe quốc tế
mình, để chống lại cánh kia cũng thuộc phe quốc tế ta, khiến xương máu nhân dân
lại ngập ngụa chiến trường, và hàng cột mốc biên giới phía Bắc đã tự động dời
chỗ về gần Hà Nội thêm một quãng. Toàn bộ sách sử được viết lại, để thích nghi
với thời thế chống bá quyền bành trướng.
Đến
khi trong nước rần rật đổi tiền lần hai, còn bên ngoài, các nước Đông Âu và
Liên Bang Xô Viết rần rật thay cờ/đổi chính thể, và vẽ lại đường biên trên bản
đồ thế giới, thì toàn bộ sách sử của ta được viết lại lần nữa, để thích nghi
với thời thế mồ côi bất chợt và tâm thế cấp thiết cần ngay một chốn nương thân.
Ta mất nốt Trường Sa từ bấy.
Những
tiếng đệm đầu câu “ơn đảng/ơn bác” tắt dần, và từ từ chuyển sang loại
tiếng đệm thời thượng hơn, thành thạo hơn, sống động hơn, có thể nhấn mạnh
(hàng vạn lần bọn tư bản) cho bất cứ một phủ nhận lớn nhỏ/xa gần nào. Giờ này
mà còn nhắc lại cụm từ “ơn đảng/ơn bác”, có khi phải nghe một câu trả
lời bất nhã “ơn ΔἑΏ!”, hay “vãi £Ώὴ!”.
Ngay
trên mặt báo, thời này, người ta không cần viện dẫn đến danh ngôn bậc thánh để
núp bóng hay chứng minh “mình vẫn còn có lòng” hoặc “đây là ý kiến xây dựng
đảng”. Những cuộc biểu tình tập thể khiếu kiện/kêu oan cũng không còn
khiêng vác hình ảnh bậc thánh đi đầu. Thậm chí, có đứa còn bỗ bã xách mé gọi
thẳng nickname thằng Ku Nghệ!
Rõ
ràng: Cờ quạt không ăn. Biểu tượng cùn mòn. Bậc thánh hết thiêng.
Phải
cưỡng chế tâm linh để lấy lại điều thiêng:
Logic
1: Nếu đã có kẻ chủ tâm lắp tim cho tượng Ngựa Thánh Gióng nhập thần; thì hẳn
phải có kẻ tẩm tắm máu trâu cho tượng Bác Hồ chập vong. Đó là chỉ số công bằng.
Logic
2: Thánh khát nước thì cúng nước. Thánh khát bia thì cúng bia. Thánh khát tiết
thì cúng tiết. Đó là thước đo lòng thành.
Logic
3: Nói tiết trâu không chỉ có nghĩa là tiết trâu. Nói tiết trâu là phải nói tới
cái đựng tiết trâu. Nói cái đựng tiết trâu và chỉ những thứ liên quan tới tiết
trâu là không đủ. Phải nghĩ rộng ra những thứ bao trùm, khái quát để tìm mấu
chốt vấn đề tẩm tắm tiết trâu mới giải quyết được vấn đề tiết trâu… Trâu dính
liền với giai cấp nông dân và rất dễ đưa vào các lễ hội chọi nhau đổ tiết đồng.
Cho nên, nói tiết trâu là phải hiểu nó có vị trí ngang bằng và có thể thay thế
qua lại với tiết nông dân. Đó là biện chứng pháp sơ yếu.
Kết
luận phần cờ quạt/tiết trâu này là: Phi biện chứng tất khó linh thiêng!
*
Phiên
bản 1.5
Từ Chủ Tịch tới Thành Hoàng
Từ Chủ Tịch tới Thành Hoàng
Hồ
Chí Minh nhậm chức Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ ngày
17-08-1945. Kiêm nhiệm chức Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ ngày
02-09-1945. Rồi kiêm nhiệm chức Chủ tịch đảng Lao Động Việt Nam từ ngày
19-02-1951 cho đến lúc chuyển sang từ trần, ngày 02-09-1969.
Vẫn
theo GS.TS Mạch Quang Thắng, đã có nhiều người đã viết về Hồ Chí Minh (bằng 4
cặp từ lịch sử) “là vĩ đại, là thiên tài, là lỗi lạc, là kiệt xuất“.
Nhưng xem ra vẫn chưa đủ. Vì sao?
Về
mặt định hướng/chủ trương/đường lối/kế hoạch, lãnh đạo đảng cần phải vượt khỏi
tình trạng “hớt váng” như bấy lâu nay. Phải giải quyết vấn đề cả chiều sâu lẫn
chiều rộng.
Về
mặt cơ chế, Việt Nam ta đã có những bước tiến dài tuyên giáo, nhưng thiên về
đào tạo ra người máy và loa phường nhiều hơn cán bộ nghiên cứu có trình độ
chuyên sâu và phương pháp tốt.
Nhu
cầu cấp thiết là một “Đội ngũ cán bộ xung kích” về mặt tư tưởng/tuyên truyền.
Điều đó có nghĩa là những chuyên gia trên lĩnh vực này có thể kiêm nhiệm từ các
cơ quan, nhưng nên có một bộ phận chuyên trách ở Ban Tuyên giáo Trung ương đặc
nhiệm chiến dịch Tản Thiêng Về Làng.
Phải
thấy rõ, mỗi năm, mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, đất nước ta đều đứng trước những
thời cơ và thách thức mới. Năm 2012 này cũng vậy: “Phát triển hay là chết”.
Muốn phát triển nhanh và bền vững, phải dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, do đó, trở thành sự bảo vệ những nhân tố chủ đạo của sự phát triển. Từ
trung ương xuống tận thôn làng.
Phải
nắm vững điều kiện sinh hoạt mọi bản làng. Phải biết sử dụng phương tiện thô
thiển (và cả thô bạo nếu cần, như ở Văn Giang) nhưng có thể tiến công vào tận
thành trì tâm linh của nhân dân:
“Viết
về Bác nếu chỉ đơn thuần là những hiểu biết thông thường thì không
thể viết được mà phải viết bằng tâm linh”. Sơn Tùng
Phải
nắm vững nhu cầu trước mặt, vừa cấp bách vừa lâu dài, lại có tính sinh tử, là
không thể làm giảm thấp vị trí/vị thế của bậc thánh Hồ Chí Minh ở mọi nơi/mọi
lúc:
“Người
ta tôn thờ Hồ Chí Minh, thắp hương trên bàn thờ, treo ảnh HồChí
Minh để thờ, lập đền thờ…là lẽ tự nhiên của tâm linh, của thái
độứng xử của người Việt Nam đối với Hồ Chí Minh. Đó là ‘văn hoá đền’,
văn hoá tâm linh”. GS.TS. Mạch Quang Thắng (Nhớ
về Sơn Tùng).
Phải
lập tức nâng cao/nhân rộng/kích động/xã hội hóa nền Văn Hóa Đền như một mũi
nhọn trong quy trình đổi mới tư duy người Việt trong thời đại@ nhiễu
nhương loạn lạc này.
Theo
đó, chiến dịch đưa thánh về sống ba cùng ở miếu thành hoàng là đúng quy
trình. Tẩm tắm tiết trâu cho vong nhập tượng chỉ thuộc phạm trù kỹ thuật tâm
linh và vẫn đúng quy trình. Nhất định phải triệt hạ mọi lời phê bình về tệ sùng
bái cá nhân. Căn cứ theo lời giảng khoa học xã hội nhân văn của GS.TS. Mạch
Quang Thắng thì người nghe/độc giả phải hiểu rõ đây là điểm cuối của giai đoạn
“Thần thánh hóa”, để chính thức bước qua thời kỳ đổi mới có tên là “Tâm linh
hóa”.
Phải
thấy BTGTW luôn luôn có sẵn những lời giải đầy tính xung kích và sáng tạo.
*
Đúc
kết bước tiến 1:
Từ boong tàu Latouche-Tréville tới miếu Làng Sù
(tức Sinh Tẩu Tử Quy)
Từ boong tàu Latouche-Tréville tới miếu Làng Sù
(tức Sinh Tẩu Tử Quy)
Thuở
sinh thời của Lênin/Stalin/Mao, không ít người vẫn đinh ninh chắc nịch và lâu
bền rằng đó là những “thánh nhân”; rồi ngay sau đó, góp phần làm cho bộ ba này
đứng vững hơn ở vị thế “thánh nhân”, chí ít là trên mặt báo hay các giai thoại
(kể hoài thành thiệt).
Lịch
sử không chủ quan hay ngu đần đến mức đó. Lịch sử chuẩn xét công tội của họ
theo dữ kiện kiểm chứng được và theo tiêu chí nhân bản: Mỗi “thánh nhân” (tự
tạo hay được một bộ phận không nhỏ chuyên ngành bơm thổi tạo ra) đó đã giết
chết hàng vạn đồng chí của họ và hàng chục triệu nhân dân của họ, trong chiến
tranh và cả hòa bình. Một mình Mao, như được Dương Kế Thằng ghi chép trong quyển Bia Mộ, đã giết chết 36
triệu người, thậm chí, tạo ra cảnh người ăn thịt người, trong những năm hòa
bình 1958-1962 ở TQ.
Dẫu
vậy, Mao, trước sau vẫn là “người lái tàu vĩ đại”, tức bậc thầy của một
bọn xum xoe không cần quốc tịch tàu. Chí ít là một bọn tự coi mình “vừa là
đồng chí vừa là anh em” với Mao và sẵn sàng ký công hàm nhường đảo.
Không
ít người ở Việt Nam đã rập khuôn tàu để dựng nên một “thánh nhân” Mao-phẩy ở xứ
này, cho dù thành quả “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ
xuống dưới hầm tai vạ” dọc Trường Sơn còn thua xa cuộc vạn lý trường chinh và
những bước đại nhảy vọt của Mao-gốc. Rồi toa rập hè nhau ra nghị quyết mỗi 5
năm một lần để chính thức và công khai tiếp tục ăn thịt dần cái di sản mà nó
dựng lên đó, hầu giữ ngai thống trị. Khi cần thiết, nó còn nhân danh cả mối
tình thắm thiết răng môi được viết bằng hán tự thếp nhũ vàng để hiển thị bằng
độ phân giải cao mối giao hảo trực tiếp với đám hậu duệ của Mao-chính-gốc.
“Bác
Mao không ở đâu xa
Bác Hồ ta đó chính là bác Mao”. Chế Lan Viên
Bác Hồ ta đó chính là bác Mao”. Chế Lan Viên
Tiếc
thay, chính đám cận thần bơm thổi đó không chỉ bẻ cong ngòi viết, không chỉ bẻ
cong lương tâm của chính nó, mà còn bẻ cong cả lộ đồ của “thánh nhân” mà nó
từng dầy công tạo dựng.
“Thánh
nhân” Mao-phẩy xứ này, còn được nôm na thân mật gọi là “người Thầy vĩ đại”
của cả đảng, đã đi từ bến Nhà Rồng tới bếp Mạc-Xây, ghé đổ than lò sưởi nhà
khách Anh quốc, băng ngang trường Lao động Cộng sản Đông phương, tới Ban Phương
Đông-Cục Phương Nam ở Moskva, lập Tổ ấm Quảng Châu, ra cầu tàu Hương Cảng, quày
lại Liên Xô, sang Pháp lần nữa, qua Bỉ, về Xiêm La, tới bến Kowloon, nhảy sang
Thượng Hải, trở lại Moskva, quay sang Diên An, về hang Pắc-Bó, trở qua Côn
Minh, đáo lại Tân Trào, sang Fontainebleau, quày ngược Nam Ninh/Bắc Kinh, sang
Moskva lần nữa, về lại Tuyên Quang, tới Bắc Bộ Phủ, trở qua TQ chữa bệnh, ra
nằm giữa quảng trường Ba Đình, dừng chân ở Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến cực kỳ
nguy nga, và sau cùng là để tới …miếu Thành Hoàng làng Sù.
Rớt
vãi trên cung đường ngoằn ngoèo xa ngái đó, và vẫn do công lao dàn dựng của Ban
Tuyên Giáo Trung Ương qua các triều đại Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê
Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, và Nguyễn Phú Trọng… chính là mớ Tư Tưởng
Hang Cuavà Đạo Đức Giả Cầy, trước khi cả đảng bí
lối/tịt ngòi đến phải dùng cả Bùa Chú Tiết Trâu.
BTGTW
từng long trọng ghi rõ định hướng tuyên giáo 2011-2020 như sau:
“Tham
gia tích cực, có hiệu quả vào cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về chính
trị, tư tưởng, tổ chức; Giữ vững và mở rộng trận địa tư tưởng của Đảng, nâng
cao chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên giáo…
Nhiệm
vụ thứ 6: Đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và vững chắc nội dung, phương thức công tác tuyên
giáo của Đảng theo định hướng cơ bản là tăng cường tính thuyết phục, hiệu quả,
nâng cao tính chủ động và tính chiến đấu…”.
Kết
quả: Ba bát tiết canh và Cỗ Đầu Trâu ở
miếu thành hoàng làng Sù đã bước đầu (cũng là bước xập xình duy nhất được cập
nhật qua nhiều phiên bản) đánh dấu hoàn tất nhiệm vụ gọi vong nhập tượng, nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng…
Hoan
hô Ban Tuyên Gáo Trung Ương và đồng chí Đinh Thế Huynh phát!
Về
nỗ lực tiếp nối toàn chuỗi kế hoạch Ăn Dần món lương khô Hồ Chí Minh ngâm tiết
trâu.
30-08-2012 –
Nhân mùa kỷ niệm 82 năm Tuyên Giáo từng xuất bản lần đầu “Tạp Chí Đỏ”, lấy
“Ngày Quốc Tế Đỏ” làm “Ngày Truyền Thống Tuyên Giáo” nền tảng cho cuộc cách
mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh, khiến Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản ra quyết định công
nhận Cộng Sản Việt Nam là một phân bộ độc lập của Quốc Tế Cộng Sản. Và luôn
tiện, chuẩn bị kỷ niệm lễ giỗ Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9, lần thứ 43.
Blogger Đinh Tấn Lực
0 comments:
Đăng nhận xét