Lê Anh Hùng
TT Nguyễn Tấn Dũng tiếp UV Quốc Vụ Viện TQ Đới Bỉnh Quốc ngày 7/9/2011 |
Trong bài viết trước, tác giả đã trình bày về âm mưu “Hán
hoá” ngành điện lực Việt Nam của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trước sự bất
lực, nếu không muốn nói là sự dung túng và tiếp tay, của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng. Qua bài viết này, tác giả muốn vạch trần mưu đồ thâm hiểm của ngài PTT
gốc Tàu Hoàng Trung Hải trên bình diện quốc gia, tức là toàn bộ nền kinh tế
nước nhà, kèm theo những hệ luỵ khôn lường về an ninh - quốc phòng đối với đất
nước.
Một trong những “thành tựu” lớn nhất của Chính phủ
Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là tình trạng lệ thuộc kinh tế ngày
càng tăng vào Trung Quốc. Dấu hiệu rõ ràng nhất của thực trạng đó chính là mức
độ nhập siêu không ngừng tăng lên với tốc độ chóng mặt trong những năm gần đây:
Nhập siêu từ Trung Quốc so với tổng nhập siêu của Việt
Nam
giai đoạn 2000 - 2012 (đơn vị: tỷ USD)
(*) Tính đến hết tháng 7/2012.
Nguồn: VnExpress
13/8/2012
Biểu đồ trên cho thấy năm 2007 – năm đầu tiên ông Hoàng Trung Hải được
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng giao phó chiếc ghế quan trọng thứ 2 trong
Chính phủ – là năm chứng kiến sự gia tăng đột biến về giá trị nhập siêu với
Trung Quốc, từ 4,1 tỷ USD năm 2006 vọt lên 9 tỷ USD. Liên tiếp những năm sau
đó, nhập siêu với Trung Quốc vẫn không ngừng gia tăng ở mức độ đáng báo động.
Thậm chí, 7 tháng đầu năm 2012, trong khi nền kinh tế xuất siêu 100 triệu USD
thì nhập siêu với Trung Quốc vẫn đạt tới con số 8,3 tỷ USD!
Mặc dù ngay từ năm 2005 đã xuất hiện những lời cảnh báo về tình trạng
nhập siêu nói chung và nhập siêu với Trung Quốc nói riêng, cũng như những
khuyến nghị hợp lý về giải pháp khắc phục (chẳng hạn như nhập khẩu máy móc
thiết bị từ các nước phát triển thay vì từ những nước có trình độ công nghệ
trung bình thấp như Trung Quốc, phát triển công nghiệp phụ trợ, v.v.),[i]
song dường như những tiếng nói đó hoàn toàn không lọt vào tai những người có
trách nhiệm khi mà tình hình lại diễn ra trái ngược và ngày càng tồi tệ hơn cho
nền kinh tế. Dưới đây là những gì đã và đang diễn ra trong thực tế:
…Góp phần lớn nhất vào tình hình (nhập siêu) này là hàng loạt gói thầu mà
các công ty Trung Quốc giành được với rất nhiều hợp đồng EPC (Engineering, procurement and construction - Thiết kế,
mua sắm và xây dựng). Loại hợp đồng nói trên thường được thực hiện trong lĩnh
vực xây dựng các nhà máy điện (của Tập đoàn Điện lực VN), mỏ (như bauxit Tân
Rai, Nhân Cơ, đồng của Tập đoàn Than Khoáng sản VN-TKV), hóa chất (phân đạm Hà
Bắc), giao thông (như xây dựng, cải tạo đường sá ở TP. Hồ Chí Minh, đường sắt
trên cao ở Hà Nội)... qua đó các công ty Trung Quốc nhập từ máy móc, thiết bị,
vật liệu, đến sắt thép và thậm chí cả nhân công vào VN. Theo Tổng cục Thống kê,
năm 2010 Việt Nam nhập từ Trung Quốc 20,02 tỉ USD hàng hóa, trong đó các mặt
hàng chính gồm: máy móc thiết bị, phụ tùng (22,37%); bông, vải, sợi, nguyên phụ
liệu dệt may, da giày (15,64%); sắt thép, sản phẩm từ sắt thép, kim loại
(11,39%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (8,41%); xăng dầu, khí hóa
lỏng, sản phẩm từ dầu mỏ (6,97%); hóa chất, sản phẩm hóa chất (4,56%); chất dẻo
nguyên liệu và sản phẩm (2,9%); phân bón, thuốc trừ sâu (2,25%).[ii]
…Trong khi các nhà thầu nước
ngoài khác không đáp ứng được những tiêu chí do chủ đầu tư đề ra, thì các nhà
thầu Trung Quốc lại coi đó là "thế mạnh” với hàng loạt các dự án trúng
thầu, đặc biệt là các dự án về hạ tầng, về điện, xi măng... Hệ quả từ việc
"chấp thuận hết” ấy là hàng loạt dự án trong các năm gần đây bị chậm tiến
độ, thậm chí phá sản, gây thiệt hại không thể kiểm đếm. Sự chậm trễ của các dự án kéo theo những thiệt hại khôn lường về đất
đai, nhân lực, gây ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế của nhiều ngành
nghề, địa phương. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Kế hoạch - Đầu tư,
trong vòng 10 năm trở lại đây các nhà thầu Trung Quốc luôn thắng thế ở các dự
án điện, nhiệt điện, xây lắp, phân bón, hóa chất... Cụ thể, nhà thầu Trung Quốc
đã trúng thầu 13 dự án nhiệt điện than (dưới dạng EPC - chìa khóa trao tay),
chiếm gần 30% công suất toàn ngành điện. Lĩnh vực xi măng, nhà thầu Trung Quốc
trúng tới 49 dự án trên tổng số 62 dự án dây chuyền. Ngành hóa chất, có 6 dự án
phân đạm u rê, thì 5 dự án đã thuộc về tổng thầu Trung Quốc. Trong các gói thầu
xây lắp, các nhà thầu Trung Quốc thắng thế tới 50% giá trị gói thầu. Ngoài ra
là dự án chế biến khoáng sản tại Lâm Đồng, dự án Alumin tại Đắc Nông và hàng
trăm dự án vừa và nhỏ ở nhiều lĩnh vực khác nhau trên toàn quốc, đều do các nhà
thầu Trung Quốc đảm nhiệm.[iii]
…“Chúng ta chọn nhà thầu Trung
Quốc vì giá rẻ, nhưng thực ra không hề rẻ mà quá đắt” (ông Nguyễn Trọng Oánh, Chủ tịch HĐQT Công ty Đa
Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi).[iv]
…Phân tích của bà Phạm Chi Lan cũng như báo cáo
của VEPR (Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách – Đại học Quốc gia Hà Nội)
cho thấy, lý do quan trọng khiến nhập siêu gia tăng trong những năm gần đây là
sự thắng thế liên tục của các nhà thầu
Trung Quốc trong các dự án tại Việt Nam. Riêng giai đoạn 2007 -
2010, các doanh nghiệp nước này đã thắng thầu trong ít nhất 5 dự án có tổng vốn
đầu tư từ 450 triệu USD trở lên (trong đó có 2 trường hợp vốn trên 2 tỷ USD).
Các dự án “ưa thích” của nhà thầu Trung Quốc chủ yếu nằm trong các lĩnh vực
công nghiệp thượng nguồn như điện (90% các công trình điện ở Việt Nam hiện
nay), khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất, công trình giao thông… Đây
chính là lý do khiến máy móc - thiết bị kỹ thuật luôn là một trong những mặt
hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc vào Việt Nam . “Điều này
bất lợi hơn nhiều so với nhập nguyên phụ liệu, bởi đa phần máy móc nhập từ
Trung Quốc không phải công nghệ nguồn, hoặc đã lạc hậu. Các dự án xây dựng cũng
hay chậm tiến độ, có hoàn thành thì chất lượng cũng không cao. Rồi chính người
Việt lại phải sử dụng những sản phẩm, công nghệ đó”, bà Lan phân tích.[v]
…Hàng tỷ USD doanh thu từ việc
cung cấp thiết bị, máy móc, linh kiện phụ trợ trong các dự án công nghiệp sẽ
vẫn rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Còn DN Việt Nam vừa thiếu sự liên kết, vừa gặp
bất lợi từ cơ chế đấu thầu… Ông
Phan Đăng Phong, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu
Cơ khí, chua xót nói: "Chúng ta đầu tư làm nhà máy
điện nhưng rốt cục, lại tạo công ăn việc làm cho người lao động Trung Quốc, tạo
lợi nhuận cho ngành sản xuất cơ khí của Trung Quốc".[vi]
…Mặc dù vậy, công nghiệp hỗ
trợ vẫn đang còn là khâu yếu của công nghiệp Việt Nam . “Trong lĩnh vực này (công
nghiệp hỗ trợ), chúng ta nói khá nhiều nhưng làm được rất ít”. Để minh họa cho
thách thức mà công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam gặp phải, ông Vũ Tiến Lộc (Chủ tịch
VCCI) dẫn ví dụ: Năm 2010, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc là 12,7 tỷ
USD, nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất chiếm 55-60%, nhóm máy móc thiết bị chiếm
22-25%. Ngành dệt may là một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì theo Hiệp
hội dệt may, trong khi kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm nay đạt được
con số khá ấn tượng là 6,16 tỷ USD nhưng đã phải nhập tới 5,76 tỷ USD nguyên
phụ liệu, do đó, giá trị gia tăng tạo được chưa đầy 500 triệu USD.[vii]
Suốt những năm qua, báo chí đã lên tiếng phản ánh rất nhiều nhưng tình
hình không những không thay đổi mà thậm chí còn diễn ra ngày một trắng trợn
hơn. Đương nhiên, trên “cương vị” Bộ trưởng Công nghiệp (2002–2007) rồi “Phó
Thủ tướng phụ trách kinh tế ngành” (từ năm 2007 đến nay), ông Hoàng Trung Hải
là người phải chịu trách nhiệm cao nhất trước Chính phủ về thực trạng nói trên,
còn Thủ tướng là người phải chịu trách nhiệm cao nhất trước Quốc hội và nhân dân.
Trong khi Việt Nam vẫn tiếp tục nhắm mắt chui đầu ngày càng sâu vào vòng
thòng lọng của Trung Quốc thì ở chiều ngược lại, phía “bạn” lại rất “có ý thức”
trong việc hạn chế nhập khẩu từ Việt Nam, hạn chế đầu tư trực tiếp vào Việt Nam,
gia tăng xuất siêu sang Việt Nam, đồng thời đề phòng viễn cảnh tồi tệ nhất trong
mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng “môi hở răng lạnh” này:
…Một thực tế khác là các doanh
nghiệp Trung Quốc hầu như chỉ thực hiện chiến lược “nhà thầu” chứ rất ngại mở
rộng đầu tư vào Việt Nam. Năm 2011, vốn FDI từ Trung Quốc chỉ đạt hơn 800 triệu
USD, đứng thứ 14 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư (số vốn trong 4
năm trước đó cũng chỉ dao động trong khoảng 360 - 570 triệu USD). Số vốn này
khó có thể khỏa lấp thâm hụt thương mại nhiều tỷ USD của Việt Nam trên cán cân thanh toán tổng
thể với Trung Quốc.[viii]
…Theo thông tin từ các nhà
xuất nhập khẩu, gần đây có tình trạng Trung Quốc đóng cửa biên giới với một số
mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam
gây ra rất nhiều khó khăn trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp này. Tình
trạng này không phải mới xuất hiện mà đã manh nha từ đầu năm 2011 đối với một
số mặt hàng như cao su, nông sản, khoáng sản... mới đây nhất là thuỷ sản. Tuy
nhiên, nếu như trước đây tình trạng này biểu hiện không rõ ràng thì gần đây,
phía Trung Quốc đã bộc lộ rõ ý định hạn chế nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu
có nguồn gốc Việt Nam, thay thế bằng nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác… Khoản
thâm hụt (thương mại với TQ) này rất khó giảm được do các mặt hàng nhập khẩu
chủ yếu từ Trung Quốc là máy móc thiết bị, linh kiện, phụ tùng và nguyên vật
liệu phục vụ sản xuất. Ngược lại, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc lại chủ yếu là
hàng sơ chế như nông sản, thuỷ sản, ngũ cốc, cao su... Như vậy với tốc độ nhập
khẩu tăng nhanh, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc ngày càng bị hạn chế, đặc
biệt là các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam , thâm hụt thương mại song
phương với Trung Quốc sẽ ngày càng lớn. Trước mắt, các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với Trung Quốc sẽ là những doanh nghiệp trực tiếp
gặp khó khăn trong kinh doanh. Trong tương lai, gia tăng thâm hụt thương mại
với Trung Quốc có thể gây ra bất ổn về tỷ giá, mất ổn định vĩ mô.[ix]
Như vậy, chúng ta có thể dễ
dàng nhận thấy là Việt Nam đang ngày càng đánh mất độc lập, tự chủ về kinh tế
đối với Trung Quốc, hay chính xác hơn ngày càng lệ thuộc kinh tế vào Trung
Quốc. “Bệnh tòng khẩu nhập”, với kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới
gần ¼ tổng kim ngạch nhập khẩu mỗi năm (trong đó phần lớn lại có vấn đề về chất
lượng), đây chính là một trong những tác nhân chủ yếu gây ra nhiều căn bệnh trầm
kha cho nền kinh tế Việt Nam suốt bao năm qua. Trong khi đó, Trung Quốc đã
phòng bị cho kịch bản xấu nhất của mối quan hệ giữa hai nước. Một khi chiến
tranh nổ ra (do tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông), chưa xét tới thành bại về
mặt quân sự mà chỉ riêng về mặt kinh tế Việt Nam đã phải “lãnh đủ”: xuất khẩu
sụt giảm nghiêm trọng do thiếu nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào từ Trung Quốc,
cũng như do mất một thị trường xuất khẩu quan trọng cho các mặt hàng sơ chế;
các nhà máy, công trình hạ tầng với máy móc, thiết bị của Trung Quốc và phụ
thuộc vào phụ tùng thay thế của Trung Quốc có thể dừng hoạt động vô thời hạn
vào bất cứ lúc nào; các công trình hạ tầng, đặc biệt là các nhà máy thuỷ điện,
do Trung Quốc trúng thầu thi công ở Việt Nam thực sự là những quả bom nổ chậm,
không chỉ đe doạ sự ổn định kinh tế - xã hội mà còn tiềm ẩn những hệ luỵ tai
hại về an ninh - quốc phòng. Ở chiều ngược lại, tác hại về mặt kinh tế từ việc ngưng
giao thương với Việt Nam sẽ không đáng kể đối với Trung Quốc: họ đã chuẩn bị
nguồn cung thay thế nguồn từ Việt Nam như đã nêu trên; xuất khẩu của Trung Quốc
sang Việt Nam tuy vượt trội so với nhập khẩu từ Việt Nam song lại chẳng thấm
vào đâu so với kim ngạch xuất khẩu khổng lồ của họ; đầu tư trực tiếp (FDI) của
Trung Quốc tại Việt Nam – một hình thức “con tin” đáng giá nhằm góp phần đảm
bảo cho “tình hữu nghị” của hai quốc gia – lại hết sức khiêm tốn, như đã chỉ ra
ở trên. Ngoài ra, hàng ngàn “công nhân” Trung Quốc tại những địa bàn nhạy cảm
về an ninh - quốc phòng trên khắp đất nước có thể trở thành lực lượng nằm vùng
vô cùng nguy hiểm.
PTT Hoàng Trung Hải tháp tùng
TBT Nguyễn Phú Trọng
tới thăm và làm việc với VCCI
ngày 17/12/2011.
Về phía người đứng đầu Chính
phủ, như để cổ vũ cho cánh tay phải của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công
khai phát biểu: "Không nhờ Trung Quốc có máy móc thiết bị rẻ thì Việt Nam
chết ấy chứ! Thử xem có anh nào giá rẻ mà chất lượng cũng chấp nhận được bằng
anh Trung Quốc không?" (!?).
÷
Mấy ngày gần đây, dư luận
trong và ngoài nước lại sôi sục trước thông tin người ta sẽ cắm cọc xuống Hồ
Tây để triển khai dự án đường sắt đô thị tuyến số 5, băng qua Hồ Tây và đè lên
Phủ Tây Hồ, một địa danh nổi tiếng của Thăng Long:
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà
Nội Nguyễn Văn Khôi vừa có văn bản giao cho các Sở Quy hoạch kiến trúc, Giao
thông vận tải, Xây dựng và Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất và báo cáo
với lãnh đạo thành phố phương án xây dựng công trình “Đường sắt đô thị Hà Nội,
tuyến Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc - Ba Vì” trước ngày 12/8… Trước
đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Giao thông và UBND thành phố Hà Nội
nghiên cứu dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) từ Hồ Tây - Ngọc Khánh -
Láng - Hòa Lạc - Ba Vì. Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị trên xác định hình
thức đầu tư hiệu quả và nguồn vốn thực hiện để trình Thủ tướng xem xét quyết
định.[x]
Bản đồ Quy hoạch Hà Nội trưng bày
trong cuộc triển lãm khai mạc ngày 20/4/2010 tại Trung tâm Triển lãm Vân Hồ -
Hà Nội – phần quy hoạch vạch tuyến đường sắt đô thị số 5 xuyên qua không gian Hồ
Tây và Phủ Tây Hồ. (Ảnh: Phạm Viết Đào)
Nếu dự án
này được thực hiện thì nó không chỉ phá vỡ cảnh quan của Hồ Tây nói chung, Phủ
Tây Hồ nói riêng mà, theo các nhà phong thuỷ, còn phá vỡ cả linh huyệt Hồ Tây và Phủ Tây Hồ,
nơi mà mọi người vẫn gọi một cách thành kính là huyệt đạo quốc
gia. Thiết tưởng cũng cần phải lưu ý rằng tuyến đường sắt trên cao Cát Linh
- Hà Đông được khởi công ngày 10/10/2011, với tổng mức đầu tư 533 triệu
USD, trong đó nguồn vốn vay của Trung Quốc là 419 triệu USD, tổng thầu EPC là
Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, nhà thầu tư vấn giám sát
thi công và lắp đặt thiết bị là Công ty TNHH Giám sát Xây dựng Viện Nghiên cứu Thiết
kế Công trình Đường sắt Bắc Kinh. Đúng là (nhà thầu) Trung Quốc “vừa đá bóng,
vừa thổi còi” trên một sân chơi đầy nhạy cảm ngay giữa lòng Thủ đô Việt Nam,
trước con mắt xoe tròn và bất lực của 14 vị Uỷ viên Bộ Chính trị, của 175 vị Uỷ
viên BCHTW Đảng, của 500 vị Đại biểu Quốc hội… và của cả hàng chục triệu người
Việt Nam!? Thậm chí, nhà thầu EPC này lại còn được
người ta chỉ định thầu, chứ chẳng thèm phải tham gia “đấu thầu” làm gì
cho phiền phức! Xem ra chỉ có hậu duệ của Tào Tháo thì mới tài đến vậy![xi]
Ai
là “sếp” của ai?
Một “thành
tích” quan trọng nữa PTT Hoàng Trung Hải là đã nhắm mắt trước tình trạng tài
nguyên, khoáng sản (lĩnh vực do ông ta phụ trách) bị cấp phép và khai thác bừa
bãi, gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí tài nguyên (chủ yếu là xuất thô
sang Trung Quốc) và nạn ô nhiễm môi trường đến mức báo động trên khắp đất nước suốt
mấy năm qua.[xii] Rồi thực trạng èo uột của ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam, sự vận hành cà giựt của Nhà máy Lọc dầu Dung
Quất, hiện tượng bùng nổ gây lãng phí nguồn lực, ô nhiễm môi trường và thất
thoát tràn lan của hàng loạt khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển, khu kinh tế
cửa khẩu, hải cảng, sân bay trên khắp cả nước, v.v., thảy đều cho thấy “dấu ấn”
rõ nét của “thợ vẽ kỳ khôi” Hoàng Trung Hải trên bức tranh kinh tế nham nhở của
Việt Nam hiện nay. [xiii]
Lê Anh Hùng
Hà Nội, 19/8/2012
[i] Báo Tiền Phong ngày 8/9/2005: Cách
nào để giảm nhập siêu;
[ii] Trang TuanVietnam.Vietnamnet.vn ngày 3/7/2011: Cần sớm thoát khỏi sự lệ thuộc về kinh tế
(bài này đã biến mất một cách khó hiểu khỏi trang Tuần Việt Nam của
Vietnamnet ngày 18/8/2012, nhưng còn có thể truy cập ở đây: http://www.tinkinhte.com/viet-nam/phan-tich-du-bao/viet-nam-can-som-thoat-khoi-su-le-thuoc-ve-kinh-te.nd5-dt.145007.113121.html).
[iii] Báo Đại Đoàn Kết ngày 2/3/2012: Một
số công trình có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc: Hàng loạt dự án chậm tiến
độ, thiệt hại khôn lường.
[iv] Báo Thanh Niên ngày 25/2/2012: Nhà
thầu siêu bê bối – Kỳ 2: Phải siết trách nhiệm chủ đầu tư.
[v] Báo VnExpress ngày 13/8/2012: Việt
Nam ngày một thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc.
[vi] Báo Diễn đàn Kinh tế Việt Nam ngày 8/8/2012: Vuột
mất hàng tỷ USD vì công nghiệp phụ trợ kém.
[vii] Tạp chí Phát triển Kinh tế - Đại học Kinh tế Tp HCM
ngày 19/8/2011: Phát
triển công nghiệp phụ trợ: “Nói khá nhiều, làm rất ít.
[viii] Báo VnExpress ngày 13/8/2012: Việt
Nam ngày một thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc.
[ix] Báo Tiền Phong ngày 11/8/2012: Trung
Quốc ngừng nhập nhiều hàng từ Việt Nam.
[x] Báo Dân Trí ngày 10/8/2012: Đường
sắt Hồ Tây – Ba Vì xuyên qua 8 quận, huyện ở Hà Nội.
[xi] Lời của nhân vật Hoàng trong chuyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao: "Tài
thật, tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo!"
[xii] Báo Đất Việt ngày
16/8/2012: Sai
phạm khai thác khoáng sản: Chưa rõ ai chịu trách nhiệm?!
[xiii] Theo Quyết định 1476/QĐ-TTg ngày
25/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì PTT Hoàng Trung Hải được giao những nhiệm
vụ:
a)
Giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các
lĩnh vực công tác trong khối kinh tế ngành và phát triển sản xuất bao gồm:
nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại - xuất nhập khẩu, xây dựng, giao
thông vận tải, tài nguyên và môi trường.
-
Chỉ đạo bảo đảm năng lượng và tiết kiệm năng lượng.
-
Các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia và các dự án nhóm A
có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
-
Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.
-
Phát triển các loại hình doanh nghiệp và kinh tế hợp tác,
hợp tác xã.
-
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và đầu tư ODA.
-
Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.
b)
Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Công
Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c)
Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên
nước; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí; Trưởng Ban
Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; Trưởng Ban
Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng Ban
Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Chủ tịch Hội
đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.
d) Các công việc khác theo
sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.
Ngày 25/3/2008, Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng ký Quyết định số 320/QĐ-TTg bổ nhiệm PTT Hoàng Trung Hải làm Trưởng
ban Ban Chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư Xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội; ngày
12/9/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 1250/QĐ-TTg
về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước
các công trình, dự án trọng điểm
ngành Giao thông vận tải, Trưởng ban là Phó TT Hoàng Trung
Hải; ngày 4/5/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 580/QĐ-TTg về việc
thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận, Trưởng ban là
PTT Hoàng Trung Hải; ngày 15/4/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số
546/QĐ-TTg, bổ nhiệm PTT Hoàng Trung Hải làm Chủ tịch Uỷ ban An ninh Hàng không Dân dụng
Quốc gia. Ngoài ra PTT Hoàng Trung Hải còn là Trưởng ban Ban chỉ đạo Nhà
nước Dự án Thuỷ điện Sơn La; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước Xây dựng Bảo tàng
Lịch sử Quốc gia; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Xây dựng Nhà Quốc hội; Trưởng ban Ban
Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển; Trưởng ban
Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện VI, v.v.
2 comments:
Tôi nghe nói anh Hùng đã bị nhà cầm quyền VN bắt vì bệnh "tâm thần". Ước sao VN có cả trăm, nghìn triệu người "tâm thần" như thế này. Thực chất anh Hùng là người miền Trung- địa linh sinh nhân kiệt. Mong được đọc và nghe những lời phát biểu, nhận định sắc bén của anh trên các mạng truyền thông Hải Ngoại
Doc bai viet nay noi ve "cong lao" cua pho thu tuong Hoang Trung Hai (co bo la nguoi Phuc Kien, me nguoi Thai-binh). Xin moi nguoi phai hieu rang : de kiem tra ho so li lich 3 doi ( doi ong, ba, doi bo, me khi xet duyet cho cac cap bac tu thu truong, bo truong, Tinh truong, la do ban to chuc trung uong DCS VN To huy Rua lam "ong trum" lap danh sach cac vi do, cung nhu truoc day thoi cua tong bi thu Le-Duan, vi the do la do Le duc Tho, "Quyen sinh, quyen sat". Vay thi chi co ban bi thu trong bo chinh tri moi quyet dinh duoc chuc Pho thu tuong cho Hoang Trung-Hai. Ong Hoang trung Hai cung Ong Nguyen Thien Nhan cung duoc de bat Pho thu tuong trong thoi ky cua Tong bi thu Nong duc Manh, (Ong Nong duc Manh do DCS Trung-quoc phe duyet). Su thuc khi Ong Hoang trung Hai nhan chuc pho thu tuong, da bi nhieu don thu to cao cua cac vi can bo lao thanh chi dich danh : "Hoang trung Hai co lien le dac biet voi Dai su quan Trung-quoc", Nhung roi chinh Nong duc Manh dung ra "bao lanh", va roi dan den tinh trang :toan bo cac dau thau ve nha may nhiet dien, khai khoang lot vao tay Trung-quoc.
Xin chia xe voi ban doc vai hieu biet ve "cua ai can vuot qua,
trong con duong thang quan, tien chuc, cua can bo cao cap cua DCS VN).
Đăng nhận xét