Tác giả gửi đến DienDanCTM
Nỗi cô đơn thường làm
con người ta thổn thức, đặc biệt gặp lúc đêm mưa, lại nghe “Một cõi
đi về” của Trịnh Công Sơn trong giọng ca Khánh Ly. Đêm nay mưa giăng buồn
trong tôi bao ký ức, hoài niệm ? Tôi ngồi chắp nối vu vơ những đoạn thơ,
bài thơ đã đi qua năm tháng của thi nhân.
Nhiều đêm rồi, và đêm
này nữa tôi lại phủi bụi thời gian đọc các thi nhân. Hàn Mặc Tử vật
vả trong đau đớn của bệnh phong, vắt kiệt xác để lại cho đời những
bài thơ thần lấp lánh giữa trời thi ca đương đại.
Trăng nằm sóng soải
trên cành liễu
Hoa lá ngây tình không
dám động
Lòng em hồi hộp chị
Hằng ơi
Trong khóm phi lao rào
rạt mãi
Tiếng lòng ai nói sao
im đi
Ô kìa bóng Nguyệt trần
truồng tắm
Lộ cái cái khuôn vàng
dưới đáy khe.
Em sợ lang quân em biết
được
Nghi
ngờ cho cái tiết trinh em.
Sống
trong cô quạnh với bệnh phong, lấy giấy nhật trình làm chiếu, và
cũng giấy nhật trình làm vách chắn gió che mưa mà nhà thơ đã để
lại cho hậu thế bao bài thơ, mà trước và sau đó nhiều nhà thơ phải
chạnh lòng khóc cho thi nhân, khóc cho mình, oán hận thời thế, thả
lời thề vào biển trầm luân.
Kiếp
sau xin chớ làm người
Làm
cây thông đứng giữa trời mà reo!
Một chuyện không phải
thơ mà như muối xát, xát vào nỗi cơ cực của thi nhân. Một hôm công an
đến quát phạt nhà thơ Phùng quán : Sao ông nuôi lợn trên gác xép, làm
ô nhiễm môi trường. Phùng Quán cãi lại : Tôi không nuôi lợn, mà lợn
nuôi tôi.
Một nhà thơ quá cố,
không tiện nêu danh, bức xúc cho một thời thế phải thốt lên
Sự đời như chiếc lá
đa
Đen, đen, trắng trắng,
mả cha sự đời!
Vòng xoay của sự đời
chẳng mấy đổi thay, từ mùa thu năm ấy (cách mạng tháng tám thành
công) rồi cải cách ruộng đất, lên tới xã hội chủ nghĩa. Hãy nghe Thế
Lữ trong bài thơ mượn chúa sơn lâm để trải lòng:
“Nhớ rừng” (trích )
Ngậm một khối căm hờn
trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày
tháng dần qua…
Khinh lũ người kia
ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé diễu oai
linh rừng thẳm…
Đâu những bình binh cây
xanh nắng gội
Ta say mồi đứng uống
ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa
chuyển bốn phương ngàn
Ta
lặng ngắm giang san ta đổi mới…
Nhà bác học Lê Qúy
Đôn nói: Thơ có ba dạng người hiểu, người hiểu bề da, người bề phu,
người hiểu ở cốt tủy. Cốt tủy là thần, thần thì người phàm tục
làm sao biết được. Suy ra, không thể trách một hệ thống chính trị,
mà những quan chức chỉ biết lấy quyền uy, bạo chúa làm nền tảng.
Cuộc cách mạng Nhân Văn Giai Phẩm là một ví dụ riêng cho thi đàn Việt
Nam. Nhưng cầm tù thi nhân, xử phạt, gác bút không là gì, thơ càng
nén càng hùng mạnh phi thường. Đã là nghiệp chướng thì không ai từ
bỏ được dù “gơm kề cổ, súng kề tai”. Chứng minh qua thời gian, chưa
nhà văn, nhà thơ đích thực nào lùi bước, có chăng chỉ là tạm thời
nín thở để bóp cò. Hãy nghe thi sĩ Trần Dần nhìn Hà Nội của một
thời “oanh liệt”.
- Tôi về Hà Nội, không
thấy phố, thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên
màu cờ đỏ…
Bài thơ có “mưa sa” đã
bị sấm chớp của chế độ dập vùi vì có “mưa sa”. Nếu cứ gào lên “
Đảng là ngôi sao sáng, sáng nhất giữa muôn vì sao”…chắc dễ lắm sẽ được nhận giải thưởng lớn. Nhưng khổ
quá, thơ là nỗi lòng chân thật, không thể giả dối. Xin không bình
luận, hãy nghe nhà thơ NN. Hỏi vào trời vào đất.
- Để thu sét của trời
Người ta nối thu lôi
vào đất.
Nhưng những trái tim
nơi chịu nhiều sét nhất
Nối vào đâu ?
Cũng không cớ gì mà
nhà thơ Nguyên Ngọc có bài “Với thị Mầu” đi vào lòng người, nó mãi
mãi là sự khuyến cáo cho mọi giả dối và quyền lực (xin trích)
- Câu sa lệch cũng hò
reo nổi loạn
Nhịp trống gầm lên
những khát vọng không lời
Những khát vọng nằm
sâu trong mỗi trái tim người
Phải sống đúng với
lòng mình thực chất
Những xiềng xích phết
màu sơn đạo đức
Mấy trăm năm không khóa
nổi một Thị Mầu…
Viết đến đây tôi bỗng
giật mình nghĩ đến cái án văn nhân giai phẩm mà bao nhà thơ nhà văn
phải trả giá. Cũng chẳng sao vì tôi là kẻ cô đơn, đêm mưa chắp nhặt
rông dài. Chỉ sợ ai đó phỉ báng tôi không biết gì đến văn, thơ cách
mạng. Biết chứ, biết rất nhiều nữa là khác. Thì đây nè
- Đảng ta sinh ở trên
đời
Một hòn máu đỏ nên
người hôm nay
Đảng ta đó trăm tay
nghìn mắt…(Thơ Tố Hữu)
Và nữa
- Đường vinh quang xây
xác quân thù (quốc ca)
- Đường ra trận mùa
này đẹp lắm (thơ Phạm Tiến Duật)
- Ta đang sống những
ngày đẹp nhất
Dù mai sau muôn vạn
lần hơn (Chế Lan Viên)…
Nhưng quy luật lịch sử
thật khắc nghiệp, bạo chúa, cường quyền sớm muộn sẽ bị loài người
phán xét, chỉ có tình yêu là muôn thửa. Xin trích bài thơ “Song hành”
của nhà thơ Dương Kỳ Anh.
Song hành.
- Mọi đế chế cuối
cùng đều tan rã
Mọi ngai vàng vương
miện chẳng bền lâu
Chỉ có tình yêu song
hành cùng trái đất
Triệu năm rồi, và
triệu năm sau.
Nhà thơ Dương Kỳ Anh (
Dương Xuân Nam)
đang phát biểu trong cuộc họp báo tại Hà Nội. |
Vãi thóc
- Bà già cô đơn
Mỗi ngày vãi thóc
Cho bầy chim con
Về ăn ríu rít…
Tôi không tâm phúc
Được như bà già
Đành vãi thơ phú
Vào đời ê a…
Vu vơ buồn chắp nối
thi ca, chốc lát trời đã sáng bạch, nhưng mưa vẫn mưa. Cánh đồng làng
bị doanh nghiệp công nghệ cao lấy mất từ năm ngoái vẫn bỏ hoang, nước
ngập trắng. Lũ trẻ con đội mưa đi bắt cá, bắt tôm. Người lớn ngồi
trên bờ nhìn trời mây vần vũ, vô cảm, thở dài…
Hồ Hồng Tuyến
0 comments:
Đăng nhận xét