Mùa Giáng Sinh này, Thượng
đế sai chúng tôi đi thăm nhà mục sư Nguyễn Công Chính, người đang thụ án tù 11
năm căn cứ điều 87 BLHS, tội Phá hoại đoàn kết các dân tộc. Nhà Ms. Chính không
có số, ở hẻm 169 CMT8, tổ 10, phường Hoa Lư, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Vợ Ms. Chính, bà Trần Thị
Hồng, sinh năm 1982, một mình hiện nuôi 4 con và 1 cháu đang tuổi đi học, từ
mẫu giáo đến cấp II. Cháu lớn nhất 13 tuổi, nhỏ nhất gần 2 tuổi. Tứ thân phụ
mẫu của ông bà mục sư, một nửa ở Quảng Ngãi và một nửa ở Kon tum. Cha của bà
Hồng mất cách nay 100 ngày ở Quảng Ngãi.
Còn cha, mẹ chồng của bà ở với chú em ở Kon tum, rất hoàn cảnh, bà Hồng nuôi con của chú em này ăn học đã vài năm nay; cụ ông thân sinh gần 90 tuổi đang nằm liệt do bệnh già, bên cạnh cụ bà đau khớp không đi lại được. Một tuần lễ về Quảng Ngãi chịu tang cha, bà Hồng để mấy đứa nhỏ tự quản, các cháu ăn mì gói là chính, suốt trong những ngày mẹ vắng nhà. Con cái Chúa và các đồng lao thì hầu như không ai dám đến gần nhà Ms Chính, vì sợ nguy hiểm.
Còn cha, mẹ chồng của bà ở với chú em ở Kon tum, rất hoàn cảnh, bà Hồng nuôi con của chú em này ăn học đã vài năm nay; cụ ông thân sinh gần 90 tuổi đang nằm liệt do bệnh già, bên cạnh cụ bà đau khớp không đi lại được. Một tuần lễ về Quảng Ngãi chịu tang cha, bà Hồng để mấy đứa nhỏ tự quản, các cháu ăn mì gói là chính, suốt trong những ngày mẹ vắng nhà. Con cái Chúa và các đồng lao thì hầu như không ai dám đến gần nhà Ms Chính, vì sợ nguy hiểm.
Hôm thứ 5 đầu tháng 11, bà
Hồng được công an gọi lên cho gặp Ms. Chính ở trại giam. Lý do Ms Chính xắp
chuyển trại ra bắc, nghe nói Bắc Giang hay Bắc Kan gì
đó. Đây là lần đầu bà Hồng gặp chồng, chừng 10 phút, kể từ khi bị bắt. Theo mô
tả của bà Hồng, Ms Chính trắng bệch, béo mọng nước và già yếu đi nhiều nhưng
tinh thần mạnh mẽ. Chủ yếu trong thời gian thăm gặp ít ỏi, Ms Chính hỏi thăm
công việc Hội thánh. Bà Hồng có kịp thời mua cho Ms Chính cặp kính gọng nhựa,
vì Ms Chính nói ở trong buồng giam, mắt mờ không thấy đường ăn cơm. Nghe bà
Hồng kể, tôi nhớ cách đây vài năm, Ms Chính có bị người lạ đánh chảy máu mắt.
Thật xót xa, khi Ms Chính đưa tay bế Bảo Hân thì cháu sợ khóc thét. Khi Ms
Chính bị bắt, Bảo Hân mới ba tháng tuổi. Đây là lần đầu sau cả năm Bảo Hân gặp
ba, nên cháu sợ cũng là điều dễ hiểu thôi.
Trong căn nhà Ms Chính,
chúng tôi thấy có ảnh Ban tôn giáo chính phủ tiếp Ms Chính và đoàn mục sư, tại
trụ sở của Ban này ở Hà Nội. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Xuân, phó ban, mặc áo cộc tay phong phanh, đầu bù tóc rối,
ngồi ngang hàng với Ms. Chính, bên cạnh đoàn mục sư, tất cả ai nấy complet
chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng. Cách đây hơn 10 năm, ông Xuân có bài luận văn tiến
sĩ về Tin lành được đánh giá cao, nhưng nay nhìn ảnh ông tiến sĩ nhếch nhác mà
thương ông quá chừng. Theo bà Hồng, chỉ vài tháng sau buổi tiếp đón này của
người đại diện chính phủ, Ms Chính đã bị bắt.
Vợ Ms NC Chính và con gái út |
Chúng tôi ở lại dùng bữa
trưa gia đình, bữa cơm có thịt lợn và rau cải bắp. Thịt lợn và rau xanh ở
Pleiku ngon hơn ở Saigon. Nguyễn Trần Công
Huy, trưởng nam được mời cầu nguyện cảm tạ Chúa về thức ăn, đồ uống hôm nay đủ
dùng. Bà Hồng nói chỉ cháu nhỏ là ăn sáng, còn bà và mấy cháu lớn thì không.
Gia cảnh chỉ có đàn bà và con trẻ thật đáng thương. Vòi nước của bồn rửa trong
bếp bị hư, không có người sửa, phải hấng bằng thau, cứ đầy bà lại còng lưng
bưng đổ lên trước nhà. Nhìn dáng bộ của vợ người tù, trẻ trung mà siêu vẹo vì
gánh nặng gia đình, thật ái ngại. Về đường, nhà tôi bảo cô Hồng khoe cô sụt 10
kg, so với lúc ms. Chính bị bắt. Chiếc xe máy Trung quốc cà khổ, phải đạp khởi
động máy vì chết ac- qui từ lâu, chạy lắc lư như người say rượu, vậy mà
bà Hồng cũng chở được các con đi học hằng ngày. Tôi hỏi bà, Hồng, vậy nhà có xe
hơi bà bán rồi sao? Bà kinh ngạc cho biết nhà bà chưa bao giờ có xe hơi. Thế mà
tin Ms Chính sắm xe hơi “xịn” đồn về xuôi, sau khi Ms Chính được chính phủ tiếp
ở Hà Nội. Có mục sư nói với tôi, Ms Chính làm việc cho công an nên được cấp xe
hơi đời mới(!?).
Bà Hồng chỉ cho chúng tôi
xem gạch đá đầy trên mái nhà, tường thì nham nhở vết tích của những trận mưa đá
từ người lạ, khi Ms Chính chưa bị bắt. Một văn phòng của tổ dân phố mọc lên,
bảng hiệu nền đỏ, chữ vàng nhưng đóng cửa im ím, cách nhà Ms chừng 5 chục mét.
Theo bà Hồng, đây chẳng qua là bốt gác để canh nhà Ms Chính, nay bắt rồi, người
ta không canh nữa. Bây giờ họ dùng những “ăng ten” khác. Hẳn nào, lúc tới gần
nhà Ms Chính, tôi lấy điện thoại ra gọi, liền có người núp sau những bồn cây
cảnh nhìn trộm. Đây quả thật là lãnh địa của anh hùng Núp bắn Pháp chảy máu,
trong bài học từ thổ bé của tôi!
Chúng tôi tặng quà Giáng
sinh và cầu nguyện cho gia đình người tù, món quà quí nhất là Kinh Thánh. Đây
là Kinh Thánh bản dịch Phổ Thông, rất dễ hiểu và mới phát hành. Chúng tôi cùng
gia đình ôn lại Kinh Thánh về gương nhân vật Giô- sép, con trai ông Ít- ra- en
để an ủi và làm nền tảng cầu nguyện. Sách Sáng Thế ghi lại câu chuyện Giô- sép,
chỉ vì giấc mơ làm lãnh đạo mà bị chính các anh em ruột mình quăng quật, hành
hại. Cuối cùng, bị bán cho con buôn Ai cập, rồi bị vu oan tà dâm để vào tù ở xứ
người, chẳng có ai thăm nuôi, tưởng chết. Nhưng Chúa là Cha kẻ mồ côi, là quan
án tối cao của người góa bụa! Giô- sép cứ trông cậy Chúa và Ngài ở cùng ông. Và
rồi Giô- sép được phóng thích, không phải về phường để công an quản chế, nhưng
để vào cung điện của Pha- ra- ôn, nhận quyết định bổ nhiệm làm Thủ tướng đế
quốc Ai- cập.
Giô-sép từ một Tù nhân tiến
thẳng lên chức Thủ tướng của quốc vương là sự thật được Kinh Thánh chép và phổ
biến bằng trên 2500 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt ta, do Nhà xuất bản Tôn
giáo ấn hành.
Giô sép không tham ô và bất
tài như đồng chí X và một bộ phận không nhỏ sâu bọ kia. Trái lại, ông nhìn xa
trông rộng lại có tài quản trị, nên nhờ ông mà cả nhà Ít- ra- en cũng như dân
Ai cập đã thoát chết đói trong 7 năm mất mùa. Ngày nay, những người trông cậy
Chúa có toàn quyền hy vọng như Giô- sép, vì chúng ta là Cơ- đốc- nhân, nghĩa là
công dân Do Thái đích thực. Các dân tộc trên thế giới sẽ nhờ Giô- sép và con
cháu ông mà được phúc. Đó là hy vọng lớn lao nhất cho những người chịu
khổ vì Đấng Christ, dù ngục tù, bắt bớ, vu oan.
Sau khi rời nhà Ms Chính,
chúng tôi định trở lại nhà khách tỉnh ủy Gia Lai ở số 2 Lê Hồng Phong để nghỉ
qua đêm như kế hoạch, nhưng vì lý do khác nên hủy bỏ. Rất tiếc, không ghé thăm
và tặng quà Giáng sinh cho Bí thư tỉnh ủy Hà Sơn Nhin được, mong có dịp khác.
Chúng đành lòng đến quán phở khô Ngọc Sơn thưởng thức món đặc sản Phố Núi và
lên xe về xuôi lúc nhá nhem tối. Phở khô là món đặc sản có hai tô, tô nước sốt
và tô phở riêng, với thịt gà và rau tươi núi rừng thơm phức, ở Sài gòn không có
được. Một cán bộ tỉnh Gia lai về hưu biết tôi ở xuôi lên, ông cho tôi hai cây
chè về trồng trong chậu để có chè xanh dùng cho sạch. Thật đáng quí về tấm lòng
người Gia Lai, dù đa phần là bộ đội nhập cư…
Khi về đến Buôn- mê- thuột,
bà Hồng gọi điện và mừng vui cảm tạ Chúa khi biết chúng tôi ra về bình an.
Chúng tôi cám ơn bà Hồng đã lo tưởng đến chúng tôi khi liều mình bước đi theo
tiếng gọi Chúa. Chúng tôi cũng mang ơn các tôi tớ Chúa và quí anh chị em khắp
nơi đã cầu nguyện, yểm trợ chúng tôi trong chuyến công tác hầu việc Chúa này.
Để thay lời tạm biệt, xin cho phép tôi chép tặng quí vị điệp khúc trong bản đại
hợp xướng trong đêm Giáng sinh năm xưa. Rằng:
Vinh danh Thánh Chúa trên
trời,
Hòa bình dưới thế cho người
được ơn.
Làng Đại Học Thủ Đức, Mùa
Giáng sinh 2012
Mục sư Thân Văn Trường
Sarah Lê chuyển đến DienDanCTM để nhờ phổ biến
0 comments:
Đăng nhận xét