Ngô Quảng
-- DienDanCTM
Hàng năm
vào tháng 12 Dương lịch, các nước sử dụng Hán tự như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản, Hàn Quốc và Singapore đều bình chọn một chữ Hán hay một câu chữ Hán làm biểu
hiện cho quốc gia mình trong năm đó. Chữ hay câu được chọn phải phản ánh được
những sự việc quan trọng nhất đã xảy ra trên đất nước mình trong 12 tháng vừa
qua.
Truyền thống chọn lựa này bắt đầu khởi đi từ Nhật Bản vào năm 1995 do Hiệp hội Kiểm định khả năng Hán tự Nhật Bản đứng ra kêu gọi mọi người tham gia, gởi chữ về cho Hiệp hội. Chữ nào gởi về nhiều nhất sẽ được chọn. Năm 1995, Nhật có trận động đất lớn ở Kobe nên chữ Hán được chọn làm biểu hiện cho xứ Phù Tang vào năm đó là chữ “Chấn”. Chấn đây là chấn động. Cuộc động đất năm 1995 đã làm chấn động tinh thần người Nhật. Năm 2012 vừa qua, Nhật đã chọn chữ “Kim” làm biểu hiện. Kim ở đây là vàng hay tiền. Trong năm 2012, ở Nhật Bản có hiện tượng kim hoàng nhật thực; có việc lực sĩ Nhật đoạt nhiều huy chương vàng ở Olympic London; và có việc Quốc hội thông qua luật tăng tiền thuế tiêu thụ.
Truyền thống chọn lựa này bắt đầu khởi đi từ Nhật Bản vào năm 1995 do Hiệp hội Kiểm định khả năng Hán tự Nhật Bản đứng ra kêu gọi mọi người tham gia, gởi chữ về cho Hiệp hội. Chữ nào gởi về nhiều nhất sẽ được chọn. Năm 1995, Nhật có trận động đất lớn ở Kobe nên chữ Hán được chọn làm biểu hiện cho xứ Phù Tang vào năm đó là chữ “Chấn”. Chấn đây là chấn động. Cuộc động đất năm 1995 đã làm chấn động tinh thần người Nhật. Năm 2012 vừa qua, Nhật đã chọn chữ “Kim” làm biểu hiện. Kim ở đây là vàng hay tiền. Trong năm 2012, ở Nhật Bản có hiện tượng kim hoàng nhật thực; có việc lực sĩ Nhật đoạt nhiều huy chương vàng ở Olympic London; và có việc Quốc hội thông qua luật tăng tiền thuế tiêu thụ.
Trung Quốc
đến năm 2006 mới bắt đầu thông lệ này. Nhưng ngoài việc chọn một chữ Hán làm biểu
hiện cho đất nước mình trong năm đó, họ còn chọn thêm 1 câu chữ Hán nữa. Và
cũng khác với Nhật, Bắc Kinh không dám để dân chọn – không dám để chữ và câu đó
phản ánh đúng tâm tư thật của đại đa số người dân trong năm. Nhà nước Tàu dư biết
các luồng bức xúc trong dân chúng nên cẩn thận chỉ thị một hội đồng của Trung
tâm Quốc gia Nghiên cứu & Giám định Quốc ngữ đưa ra một số chữ và nhóm chữ
để mọi người bầu chọn, và chỉ chọn trong số đó mà thôi.
Chính vì
thế mà tính tuyên truyền phủ ngập mọi chọn lựa và chẳng mấy ai tin thực sự đã
có bao nhiêu người gởi phiếu chọn. Theo hội đồng nêu trên thì chữ “Mộng” (giấc
mộng, giấc mơ) được nhiều người chọn vì cho rằng năm 2012 Trung quốc đã đạt được
giấc mộng của mình qua việc hạ thủy được tàu sân bay Liêu Ninh; lần đầu tiên có
nữ phi hành gia lên không gian bằng con thuyền vũ trụ Tần Đan số 9; đoạt giải
Nobel Văn chương.
Và cũng
theo hội đồng này, “Điếu Ngư Đảo” là nhóm chữ tiếng Hán được chọn làm biểu hiện
cho Trung quốc năm 2012, phản ánh ý nguyện giành lại đảo này từ tay Nhật Bản.
Có lẽ vì
cách chọn vừa đá bóng vừa thổi còi vừa trao giải nêu trên mà tại Trung Quốc,
sau khi chữ Mộng được chọn thì lập tức cư dân mạng lên tiếng phản đối quyết liệt
vì cho rằng dưới chế độ Cộng sản người dân chẳng có tương lai gì cả nên không
có gì để mà mộng mơ. Nhiều bloggers còn nói thêm: nếu mộng thì phải là ác mộng.
Và không ngừng ở đó, một số công dân mạng tự chọn chữ “Bạo” để tiêu biểu cho
tình trạng dùng bạo ngôn, bạo lực của nhà cầm quyền khắp nơi trên cả nước.
Hồng Kông
tuy đã thuộc về Trung quốc, nhưng hàng năm vẫn có thông lệ chọn riêng một câu
Hán tự phản ánh những gì xảy ra trong năm tại đặc khu kinh tế này. Năm 2012 một
câu 4 chữ được chọn là “Việt Cảnh Xuất Sản”. Câu này phản ánh sự việc vợ chính,
vợ hầu, người tình của các quan chức Trung quốc sang Hồng Kông sinh con đẻ cái
quá nhiều trong năm 2012, vì ở Hoa lục sẽ bị phiền hà nếu sinh quá một con.
Dân Đài
Loan chọn chữ “Ưu” làm biểu hiện cho 2012. Ưu ở đây là ưu tư vì trong năm 2012
vật giá gia tăng mà tiền lương không lên theo. Việc đảng cầm quyền cố chấp cũng
làm người dân ưu tư vì thấy sự đoàn kết toàn dân chống lại hiểm họa xâm lược của
Trung cộng bị sứt mẻ.
Dân Singapore bắt đầu
thông lệ chọn một chữ tiêu biểu từ năm 2002. Cho năm 2012, họ chọn chữ “Sắc” (sắc
đẹp) vì trong năm qua từ quan chức cao cấp đến các nhà giáo dục đều quá háo sắc
quá, dẫn đến hết vụ tai tiếng này đến vụ đổ bể khác. Ngoài ra có một vị Bộ trưởng
tuyên bố một câu nặng tính kỳ thị màu da, sắc tộc, làm cho nhiều người phẫn nộ
nên người dân Singapore cho rằng năm nay chữ Sắc là phản ánh đúng nhất.
Hàn quốc
thì không chọn một chữ mà chọn một nhóm chữ và cũng bắt đầu từ năm 2002 như Singapore. Việc
chọn lựa này là do 626 vị giáo sư đại học khắp nước đảm nhận. “Đại Quyền Tại
Dân” là câu Hán tự được chọn làm tiêu biểu cho Hàn quốc năm 2012. Câu này có
nghĩa là Quyền hạn tối cao ở trong tay người dân. Chính quyền mà làm cho người
dân bất mãn thì phải rời khỏi chính trường. Trong năm qua, người anh ruột Tổng
thống Lý Minh Bác bị tòa kết án xử ngồi tù về tội lợi dụng chức vụ của em mình
để cấu kết với ngân hàng làm nhiều chuyện bất chính nhằm trục lợi. Vụ này đã được
cả nước Hàn quốc chăm chú theo dõi.
Việt Nam không dùng
chữ Hán nhưng dùng mẫu tự La tinh. Nên nếu phải chọn chữ tiêu biểu nào cho Việt
Nam năm 2012, có lẽ nhiều người Việt không cần đến một câu hay một chữ, mà chỉ
cần một mẫu tự. Đó là mẫu tự “X”, để tiêu biểu cho hiện tượng rất kỳ quặc đang
tràn lan trên cả nước. Hiện tượng có quá nhiều chuyện mà dân chúng ai cũng biết
rất rõ nhưng bộ máy tuyên truyền vẫn nhất định đóng vai ngây ngô -- từ những “đồng
chí X” đang ăn ruỗng đất nước đến “nước X, tàu X, hải quân X” đang nuốt dần từng
phần chủ quyền Việt Nam.
0 comments:
Đăng nhận xét