Nhạc sĩ Phạm Duy |
BBC - Chủ nhật, 27 tháng
1, 2013
Người nhạc sỹ lớn
của nền tân nhạc Việt Nam, Phạm Duy, vừa qua đời tại TP Hồ Chí Minh
ở tuổi 93, các nguồn thân thiết với gia đình ông cho biết.
Nhà thơ Đỗ Trung
Quân cho BBC hay ông được tin nhạc sỹ qua đời vào buổi trưa Chủ nhật
27/1. Có nguồn tin nói ông ra đi trong bệnh viện.
Nhạc sỹ Phạm Duy
có tiền sử bệnh tim và từng qua hai lần giải phẫu tim.
Ông Đỗ Trung Quân
không giấu nổi nghẹn ngào: "Tôi thực sự rất xúc động khi nghe tin
ông [Phạm Duy] qua đời". "Ông là một trong những nhạc sỹ đã
tạo nên diện mạo nền âm nhạc Việt Nam."
Các tác phẩm âm
nhạc của Phạm Duy đã kết hợp được những nét của âm nhạc cổ truyền,
dân ca, với các trào lưu phong cách hiện đại.
Ông từng nói trong
một cuộc phỏng vấn với BBC: "Tôi nghĩ rằng tôi là người Việt Nam, nếu tôi
muốn được gọi là một nhạc sỹ Việt Nam, thì tôi
phải làm nhạc dân ca. Đó là chuyện rất giản dị. Tôi phải khởi sự sáng tác của
tôi bằng những bản nhạc mang tinh thần Việt Nam
và với chất liệu của Việt Nam
nữa."
Mới tháng trước,
con trai lớn của nhạc sỹ Phạm Duy, ca sỹ Duy Quang, cũng qua đời tại
Mỹ.
Vợ của ông là ca
sỹ Thái Hằng, bà qua đời năm 1999.
Tài
năng lớn
Nhạc sỹ Phạm Duy
sinh ngày 5/10/1921. Tên thật của ông là Phạm Duy Cẩn.
Không chỉ là tác
giả của một khối lượng đồ sộ các sáng tác, ông còn là nhà nghiên
cứu âm nhạc lớn, với công trình khảo cứu về âm nhạc có giá trị.
Phạm Duy bắt đầu
con đường âm nhạc trong vai trò ca sỹ. Ông từng tham gia kháng chiến chống
Pháp, nhưng sau di cư vào Nam.
Sau sự kiện
30/4/1975, khi ông vượt biên sang Hoa Kỳ. Các ca khúc của ông bị cấm ở
trong nước một thời gian dài.
Việc ông trở về
Việt Nam
định cư năm 2005 đã gây ra nhiều tranh cãi.
Kể từ đó, một số
ca khúc của ông mới bắt đầu được phép phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên cho tới
nay, mới khoảng 1/10 số bài hát của ông được biểu diễn ở trong nước.
Trong cuộc trao đổi
với BBC, nhạc sỹ kỳ cựu thừa nhận ông từng có giai đoạn sáng tác tuyên truyền
trong các giai đoạn chiến tranh, nhưng cho rằng ông chỉ làm như vậy vì yêu nước.
"Lẽ tất nhiên
bổn phận của chúng tôi là thế. Bổn phận của người nhạc sỹ khi đi theo kháng
chiến, thì phải dùng cái đàn của mình để xưng tụng cuộc kháng chiến."
"Ngoài những bản
nhạc về tình ái, hay về những chuyện khác, thì những bản nhạc có tính chất gọi
là tuyên truyền đó thực ra cũng là những bản nhạc yêu nước thôi. Đừng nói là
tuyên truyền hay không tuyên truyền."
Nhạc sỹ cho rằng âm
nhạc của ông đa dạng và luôn biến đổi vì thân phận và tâm trạng của ông luôn
"vui buồn" và "trôi nổi" theo vận nước.
0 comments:
Đăng nhận xét