CHỈ SỐ TỰ DO BÁO CHÍ THẾ GIỚI 2013 – CHÂU Á THÁI BÌNH DƯƠNG: VIỆT NAM KHÔNG CÓ DẤU HIỆU CẢI THIỆN
Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Bắc Triều Tiên: không có dấu
hiệu cải thiện
Bắc Triều Tiên (178), Trung Quốc (173), Việt Nam
(172) và Lào (168), tất cả đều bị cai trị bởi nhà nước độc tài, vẫn từ chối
cung cấp cho công dân của họ quyền tự do được biết. Việc kiểm soát các tin tức
và thông tin là một vấn đề sống còn của các chính phủ này, họ hoảng sợ trước triển
vọng của những lời chỉ trích công khai. Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, người
kế vị cha của ông Kim Jong Il hôm 30 tháng 12 năm 2011, có vẻ theo cách cai trị
của chính quyền quân phiệt.
Tại Việt Nam và Trung Quốc, những người liên quan đến
tin tức và thông tin trực tuyến, chẳng
hạn như các blogger và cư dân mạng, buộc phải đối phó với đàn áp ngày càng khắc nghiệt. Nhiều nhà sư Tây Tạng đã bị kết án hoặc bị bắt cóc vì đã gửi thông tin ra nước ngoài về tình trạng thảm họa nhân quyền ở Tây Tạng. Hãng tin thương mại và các tổ chức truyền thông nước ngoài vẫn bị kiểm duyệt thường xuyên bởi các bộ phận tuyên truyền. Đối mặt với sức mạnh ngày càng tăng của các mạng xã hội và khả năng tập hợp được sự ủng hộ, các cơ quan chức năng đã tăng gấp đôi nỗ lực của họ để tăng cường khả năng theo dõi các nội dung “nhạy cảm” và xóa nó ngay lập tức từ trang Web. Trong chưa đầy một năm, Toà án Việt Nam đã kết án 12 blogger và những người bất đồng chính kiến online với những án tù lên đến 13 năm, đưa Việt Nam thành nhà tù lớn thứ hai thế giới cho cư dân mạng, sau Trung Quốc.
hạn như các blogger và cư dân mạng, buộc phải đối phó với đàn áp ngày càng khắc nghiệt. Nhiều nhà sư Tây Tạng đã bị kết án hoặc bị bắt cóc vì đã gửi thông tin ra nước ngoài về tình trạng thảm họa nhân quyền ở Tây Tạng. Hãng tin thương mại và các tổ chức truyền thông nước ngoài vẫn bị kiểm duyệt thường xuyên bởi các bộ phận tuyên truyền. Đối mặt với sức mạnh ngày càng tăng của các mạng xã hội và khả năng tập hợp được sự ủng hộ, các cơ quan chức năng đã tăng gấp đôi nỗ lực của họ để tăng cường khả năng theo dõi các nội dung “nhạy cảm” và xóa nó ngay lập tức từ trang Web. Trong chưa đầy một năm, Toà án Việt Nam đã kết án 12 blogger và những người bất đồng chính kiến online với những án tù lên đến 13 năm, đưa Việt Nam thành nhà tù lớn thứ hai thế giới cho cư dân mạng, sau Trung Quốc.
0 comments:
Đăng nhận xét