38 năm đã qua kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử,
«ngày hàng triệu người vui, hàng triệu người buồn», như nhiều người thường nói
và thường nghĩ.
Đất nước bước vào thế kỷ mới - thế kỷ XXI - được hơn mười năm.
Tình hình hiện nay của đất nước ra sao? Đáng vui hay đáng buồn ? Rất nên là vấn đề giao lưu, tranh luận, đối thoại. Nhất là với các anh chị em tự khẳng định là «những công dân tự do» đang vẫy gọi nhau đến dự cuộc họp dã ngoại công khai ngày 5 tháng 5 tới ở Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang, có thể cả ở Đà Nẵng và Huế.
Với bài viết này, tôi xin được góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc họp dã ngoại ấy ở trong nước, rất mong được các bạn trẻ bên nhà giúp tán phát và nếu có thể cho một vài hồi âm.
Đảng Cộng sản VN năm nay đang ở trong trạng thái nào? Đây là vấn đề rất nên luận bàn cho ra lẽ vì đảng CS tự nhận là lực lượng duy nhất cầm quyền hiện nay, và đang cố giữ khư khư Điều 4 của Hiến pháp như lá bùa hộ mệnh của mình, khi chính họ thừa nhận rằng niềm tin của nhân
dân đối với đảng đã sa sút tệ hại do toàn đảng đã suy thoái một cách thảm hại không sao kìm hãm nổi.
Điều trên đây, ai cũng thấy, và thấy quá rõ. Trong chiến tranh, do bị cách ly với thế giới, lại do bị tuyên truyền kiểu nhồi nhét một chiều, người dân thường bị đảng mê hoặc, coi đảng CS là «đảng ta», coi chế độ độc đảng là «chế độ ta», đồng hóa đảng CS với nhân dân và dân tộc. Nay thì không còn gì như trước nữa. Người dân thường nay gọi đảng CS là «họ», là «các ổng», có khi «là bọn chúng», «bọn họ», là «chúng nó», khác hẳn thời nhẹ dạ cả tin ngày xưa. Mà chính lãnh đạo đảng CS cũng xa rời nhân dân, coi nhân dân là kẻ thù, cắt cầu rút ván với trí thức, với nông dân, với tuổi trẻ, với lao động, với bà con các tôn giáo, không thèm giao lưu, đối thoại.
Thật ra đảng CS còn mất đi nhiều điều lắm, không phải chỉ mất có niềm tin mà còn là sự tin yêu, yêu thương, quý trọng, thân thiết, tin tưởng tuyệt đối. Cũng không phải là tâm lý sợ hãi, mà còn là sự tin cậy, tình cảm mến thương cao quý đến độ thiêng liêng. Xưa kia do bộ máy tuyên huấn với hệ thống loa phường ra rả rót mật vào tai mỗi người dân từ mờ sáng đến nửa đêm, cổ vũ tệ sùng bái cá nhân, sùng bái đảng.
Ngày nay, thay vào đó là sự giận dữ pha đậm sự khinh bỉ. Giận dữ vì biết rõ đó là những con sâu, bầy sâu ăn bẩn tài sản của nhà nước, ăn cắp của mỗi người dân, của chính gia đình và bản thân mình. Khinh bỉ vì nhân cách thấp, thiếu tự trọng của họ do họ tự phơi bày. Ở cấp lãnh đạo cao nhất, các nhân vật tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch Quốc hội cũng kình địch nhau, lườm nguýt nhau, dùng các chữ X, Y, Z để gọi, ám chỉ nhau, chơi xấu nhau bằng các đòn ngầm… đều là những hiện tượng cực hiếm xưa nay.
38 năm sau cái gọi là «Toàn thắng, Giải phóng và Thống nhất» trong say sưa ngây ngất của đảng CS, nay chỉ còn lại niềm chua chát về sự suy thoái của đảng, về tình trạng mất niềm tin của nhân dân, nỗi lo sợ được thổ lộ công khai về sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa trước sự thức tỉnh và phẫn nộ của đông đảo nhân dân.
Trong và ngoài nước đều có những nhận định mới, chưa từng có, về tình trạng hiện tại của đảng CS. Nào là đảng CS Việt Nam đang cố tồn tại. Đảng CS không tự lột xác thì sẽ bị lột xác. Đảng CS đang phá sản về mọi mặt. Chỉ riêng việc tạo nên núi nợ khổng lồ hơn 120 tỷ đôla để chia chác với nhau, để các đời con cháu è cổ ra trả, các quan chức cao nhất hiện nay rồi sẽ phải trả lời trước Tòa án tối cao của dân tộc một ngày không xa. Đảng CS VN đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, nguy cơ phá sản, nguy cơ giải thể không sao tránh khỏi. Đảng CS VN đang đi đến bước đường cùng, đi theo số phận của đảng CS Liên Xô, các đảng CS Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung, Rumania, Bulgaria, Nam Tư, Mông Cổ, CHDC Đức, để nằm chung một nghĩa địa CS quốc tế.
Ngược với đà đi xuống không sao gắng gượng nổi của đảng CS, cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền của nhân dân ta đang phát triển bất chấp sự đàn áp khốc liệt của Bộ Chính trị với công cụ là bộ máy cảnh sát được hưởng nhiều bổng lộc kết hợp với các nhóm xã hội đen.
Nhiều hiện tượng và sự kiện chưa từng có đã liên tiếp xuất hiện, nói lên sự phát triển không gì kìm hãm nổi của lực lượng đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Trước kia có người cho rằng hãy chờ cho có đời sống kinh tế khá lên đã rồi sẽ đòi tự do dân chủ sau. Rằng lúc ấy đảng CS sẽ có lòng tốt trả lại tự do cho dân theo kiểu xin - cho. Trước đây, nhiều người cho rằng ký kiến nghị, ký tuyên ngôn, tuyên bố làm gì, không có tác dụng khi chính quyền độc đảng tỏ ra ù lỳ, ngoan cố. Nay đã có đồng thuận, phải đấu tranh ôn hòa nhưng kiên trì, quyết liệt, phải bằng nhiều biện pháp khác nhau, không bỏ sót một biện pháp nào, phối hợp trong và ngoài nước, phối hợp trong nước và các thế lực dân chủ nhân quyền quốc tế, coi các hình thức ra tuyên bố, tuyên ngôn, kiến nghị là những hình thức tập hợp lực lượng, liên kết phong trào, đoàn kết nội bộ, bảo vệ lẫn nhau, rất có hiệu quả và tác dụng, làm thế lực độc đoán rất e ngại.
Từng lực lượng, từng khu vực, từng giới, từng địa phương đang liên kết trong một mặt trận rộng lớn gồm từ cụ già 95 tuổi như lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho đến các cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Trang Nhung, Đỗ Thúy Hường; từ nhà báo dân chủ Phạm Chí Dũng của lề phải đến nhà báo Đặng Chí Hùng trên lề trái; từ đảng viên bỏ đảng Nguyễn Chí Đức đến cựu nhân sỹ mặt trận giải phóng Lê Hiếu Đằng; từ các luật sư và luật gia hiểu rõ luật pháp và chế độ pháp trị dân chủ đến các nhà kinh doanh vừa và nhỏ bị kinh tế quốc doanh của đảng CS chèn ép và bóp chết hàng loạt - rõ ràng lực luợng đấu tranh đang phát triển khá nhanh, khá rộng khắp, không còn lẻ tẻ như mươi năm trước.
Khi kiến nghị về Bô-xít đạt hơn 3 ngàn chữ ký đã là khá đông thì Tuyên bố về sửa đổi hiến pháp gần đây vọt lên đến 16 ngàn. Yêu cầu then chốt nhất, được coi là nhạy cảm nhất là yêu cầu chuyển toàn hệ thống từ độc quyền đảng trị sang hệ thống pháp trị đa đảng đa nguyên đang lan rộng, thu hút cả đông đảo đảng viên CS, trong đó có cả nhiều đảng viên lão thành, trí thức có uy tín và ảnh hưởng lớn, am hiểu thời thế, thật lòng yêu nước, thương dân.
Vậy thì làm sao năm nay nhân ngày 30/4 các chiến sỷ dân chủ, những công dân tư do lại cho phép mình buồn được. Hãy nhường hẳn cái buồn ấy cho những người như ông Nguyễn Khoa Điềm, từng qua 2 khóa Bộ Chính trị, nay nghỉ hưu, vừa gửi cho mạng Quê Choa mà ông từng đe nẹt, bài thơ nhan đề là «Những năm tháng buồn». Bài thơ là một tiếng thở dài não nề từ một nhân vật từng thét ra lửa, 1 trong 14 vị vua tập thể ngự trị hơn 10 năm, từng bịt miệng báo, đài, blogger, internet, từng tống ngục hành hạ lên án tướng Trần Độ, các ông Vi Đức Hồi, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn.
Cái nỗi sợ cường quyền lưu cữu như một nghiệp chướng truyền đời nay đã đổi ngôi. Các ngài nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Trung ương nay đã biết sợ. Họ sợ ai? Họ sợ lớp lớp dân oan, lớp lớp nông dân vốn trong hàng ngũ liên minh công nông của họ bị họ phản bội; họ sợ từng từng lớp lớp trí thức sinh viên tỉnh dậy đòi phế bỏ cái dự thảo hiến pháp vô duyên ‘thay hàng trăm chỗ để không thay gì cả’; họ sợ các cô gái Nguyễn Hoàng Vy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phan Thanh Nghiên vẫy gọi bạn bè gặp gỡ nhau trong các cuộc dã ngoại để trao đổi tự do về mọi chuyện trên đời; họ hoảng lên khi thấy các kiến nghị, tuyên bố của các nhóm trí thức tự do đã vựợt xa 2 ngàn, 3 ngàn, để vọt lên 8 ngàn, 10 ngàn, nay là 16 ngàn, Vậy thì phải cần bao nhiêu công an để triệu tập số người ấy tới để làm việc, và cần xây thêm bao nhiêu buồng giam, trại giam để nhốt và cách ly số «phần tử nguy hiểm» ấy?
Vậy thì 30/4 năm nay, mỗi người dân Việt nặng lòng với độc lập, với quyền làm Người, với quyền tự do, dân chủ của nhân dân không có một lý do gì để buồn rầu cả.
Theo tôi ngày 30/4 năm nay là ngày vui, rất đáng vui, ngày để lạc quan, hướng đến tương lai, một tương lai tươi sáng do dấn thân của mọi tiềm lực của dân tộc, của trí thức, của tuổi trẻ, của phụ nữ nước ta, của bà con các tôn giáo luôn lấy cái Thiện, cái Cao Cả, Lẽ Phải làm tôn chỉ. Một cuộc xếp sắp lại lực lượng phá và lực lượng xây đang diễn ra trên quy mô cả nước.
Bạn có nghe thấy tiếng cựa mình của đất nước đang làm nên Lịch sử mới hay không. Xin lắng nghe và vào cuộc bạn nhé.
Đó là kết quả của 38 năm bền bỉ đấu tranh, phơi bày sự tráo trở, mỉa mai, hỗn xược của mỹ từ «giải phóng», để cuối cùng «người thắng cuộc» cuối cùng không phải là đảng Cộng sản với cái học thuyết Mác Lê đã phá sản tuyệt đối trước lịch sử loài người, đảng đã đổ đốn đang tàn phá quê hương, sắp bị đào thải. Người thắng cuộc cuối cùng là nhân dân, là dân tộc Việt Nam chúng ta.
Đất nước bước vào thế kỷ mới - thế kỷ XXI - được hơn mười năm.
Tình hình hiện nay của đất nước ra sao? Đáng vui hay đáng buồn ? Rất nên là vấn đề giao lưu, tranh luận, đối thoại. Nhất là với các anh chị em tự khẳng định là «những công dân tự do» đang vẫy gọi nhau đến dự cuộc họp dã ngoại công khai ngày 5 tháng 5 tới ở Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang, có thể cả ở Đà Nẵng và Huế.
Với bài viết này, tôi xin được góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc họp dã ngoại ấy ở trong nước, rất mong được các bạn trẻ bên nhà giúp tán phát và nếu có thể cho một vài hồi âm.
Đảng Cộng sản VN năm nay đang ở trong trạng thái nào? Đây là vấn đề rất nên luận bàn cho ra lẽ vì đảng CS tự nhận là lực lượng duy nhất cầm quyền hiện nay, và đang cố giữ khư khư Điều 4 của Hiến pháp như lá bùa hộ mệnh của mình, khi chính họ thừa nhận rằng niềm tin của nhân
dân đối với đảng đã sa sút tệ hại do toàn đảng đã suy thoái một cách thảm hại không sao kìm hãm nổi.
Điều trên đây, ai cũng thấy, và thấy quá rõ. Trong chiến tranh, do bị cách ly với thế giới, lại do bị tuyên truyền kiểu nhồi nhét một chiều, người dân thường bị đảng mê hoặc, coi đảng CS là «đảng ta», coi chế độ độc đảng là «chế độ ta», đồng hóa đảng CS với nhân dân và dân tộc. Nay thì không còn gì như trước nữa. Người dân thường nay gọi đảng CS là «họ», là «các ổng», có khi «là bọn chúng», «bọn họ», là «chúng nó», khác hẳn thời nhẹ dạ cả tin ngày xưa. Mà chính lãnh đạo đảng CS cũng xa rời nhân dân, coi nhân dân là kẻ thù, cắt cầu rút ván với trí thức, với nông dân, với tuổi trẻ, với lao động, với bà con các tôn giáo, không thèm giao lưu, đối thoại.
Thật ra đảng CS còn mất đi nhiều điều lắm, không phải chỉ mất có niềm tin mà còn là sự tin yêu, yêu thương, quý trọng, thân thiết, tin tưởng tuyệt đối. Cũng không phải là tâm lý sợ hãi, mà còn là sự tin cậy, tình cảm mến thương cao quý đến độ thiêng liêng. Xưa kia do bộ máy tuyên huấn với hệ thống loa phường ra rả rót mật vào tai mỗi người dân từ mờ sáng đến nửa đêm, cổ vũ tệ sùng bái cá nhân, sùng bái đảng.
Ngày nay, thay vào đó là sự giận dữ pha đậm sự khinh bỉ. Giận dữ vì biết rõ đó là những con sâu, bầy sâu ăn bẩn tài sản của nhà nước, ăn cắp của mỗi người dân, của chính gia đình và bản thân mình. Khinh bỉ vì nhân cách thấp, thiếu tự trọng của họ do họ tự phơi bày. Ở cấp lãnh đạo cao nhất, các nhân vật tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch Quốc hội cũng kình địch nhau, lườm nguýt nhau, dùng các chữ X, Y, Z để gọi, ám chỉ nhau, chơi xấu nhau bằng các đòn ngầm… đều là những hiện tượng cực hiếm xưa nay.
38 năm sau cái gọi là «Toàn thắng, Giải phóng và Thống nhất» trong say sưa ngây ngất của đảng CS, nay chỉ còn lại niềm chua chát về sự suy thoái của đảng, về tình trạng mất niềm tin của nhân dân, nỗi lo sợ được thổ lộ công khai về sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa trước sự thức tỉnh và phẫn nộ của đông đảo nhân dân.
Trong và ngoài nước đều có những nhận định mới, chưa từng có, về tình trạng hiện tại của đảng CS. Nào là đảng CS Việt Nam đang cố tồn tại. Đảng CS không tự lột xác thì sẽ bị lột xác. Đảng CS đang phá sản về mọi mặt. Chỉ riêng việc tạo nên núi nợ khổng lồ hơn 120 tỷ đôla để chia chác với nhau, để các đời con cháu è cổ ra trả, các quan chức cao nhất hiện nay rồi sẽ phải trả lời trước Tòa án tối cao của dân tộc một ngày không xa. Đảng CS VN đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, nguy cơ phá sản, nguy cơ giải thể không sao tránh khỏi. Đảng CS VN đang đi đến bước đường cùng, đi theo số phận của đảng CS Liên Xô, các đảng CS Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung, Rumania, Bulgaria, Nam Tư, Mông Cổ, CHDC Đức, để nằm chung một nghĩa địa CS quốc tế.
Ngược với đà đi xuống không sao gắng gượng nổi của đảng CS, cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền của nhân dân ta đang phát triển bất chấp sự đàn áp khốc liệt của Bộ Chính trị với công cụ là bộ máy cảnh sát được hưởng nhiều bổng lộc kết hợp với các nhóm xã hội đen.
Nhiều hiện tượng và sự kiện chưa từng có đã liên tiếp xuất hiện, nói lên sự phát triển không gì kìm hãm nổi của lực lượng đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Trước kia có người cho rằng hãy chờ cho có đời sống kinh tế khá lên đã rồi sẽ đòi tự do dân chủ sau. Rằng lúc ấy đảng CS sẽ có lòng tốt trả lại tự do cho dân theo kiểu xin - cho. Trước đây, nhiều người cho rằng ký kiến nghị, ký tuyên ngôn, tuyên bố làm gì, không có tác dụng khi chính quyền độc đảng tỏ ra ù lỳ, ngoan cố. Nay đã có đồng thuận, phải đấu tranh ôn hòa nhưng kiên trì, quyết liệt, phải bằng nhiều biện pháp khác nhau, không bỏ sót một biện pháp nào, phối hợp trong và ngoài nước, phối hợp trong nước và các thế lực dân chủ nhân quyền quốc tế, coi các hình thức ra tuyên bố, tuyên ngôn, kiến nghị là những hình thức tập hợp lực lượng, liên kết phong trào, đoàn kết nội bộ, bảo vệ lẫn nhau, rất có hiệu quả và tác dụng, làm thế lực độc đoán rất e ngại.
Từng lực lượng, từng khu vực, từng giới, từng địa phương đang liên kết trong một mặt trận rộng lớn gồm từ cụ già 95 tuổi như lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho đến các cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Trang Nhung, Đỗ Thúy Hường; từ nhà báo dân chủ Phạm Chí Dũng của lề phải đến nhà báo Đặng Chí Hùng trên lề trái; từ đảng viên bỏ đảng Nguyễn Chí Đức đến cựu nhân sỹ mặt trận giải phóng Lê Hiếu Đằng; từ các luật sư và luật gia hiểu rõ luật pháp và chế độ pháp trị dân chủ đến các nhà kinh doanh vừa và nhỏ bị kinh tế quốc doanh của đảng CS chèn ép và bóp chết hàng loạt - rõ ràng lực luợng đấu tranh đang phát triển khá nhanh, khá rộng khắp, không còn lẻ tẻ như mươi năm trước.
Khi kiến nghị về Bô-xít đạt hơn 3 ngàn chữ ký đã là khá đông thì Tuyên bố về sửa đổi hiến pháp gần đây vọt lên đến 16 ngàn. Yêu cầu then chốt nhất, được coi là nhạy cảm nhất là yêu cầu chuyển toàn hệ thống từ độc quyền đảng trị sang hệ thống pháp trị đa đảng đa nguyên đang lan rộng, thu hút cả đông đảo đảng viên CS, trong đó có cả nhiều đảng viên lão thành, trí thức có uy tín và ảnh hưởng lớn, am hiểu thời thế, thật lòng yêu nước, thương dân.
Vậy thì làm sao năm nay nhân ngày 30/4 các chiến sỷ dân chủ, những công dân tư do lại cho phép mình buồn được. Hãy nhường hẳn cái buồn ấy cho những người như ông Nguyễn Khoa Điềm, từng qua 2 khóa Bộ Chính trị, nay nghỉ hưu, vừa gửi cho mạng Quê Choa mà ông từng đe nẹt, bài thơ nhan đề là «Những năm tháng buồn». Bài thơ là một tiếng thở dài não nề từ một nhân vật từng thét ra lửa, 1 trong 14 vị vua tập thể ngự trị hơn 10 năm, từng bịt miệng báo, đài, blogger, internet, từng tống ngục hành hạ lên án tướng Trần Độ, các ông Vi Đức Hồi, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn.
Cái nỗi sợ cường quyền lưu cữu như một nghiệp chướng truyền đời nay đã đổi ngôi. Các ngài nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Trung ương nay đã biết sợ. Họ sợ ai? Họ sợ lớp lớp dân oan, lớp lớp nông dân vốn trong hàng ngũ liên minh công nông của họ bị họ phản bội; họ sợ từng từng lớp lớp trí thức sinh viên tỉnh dậy đòi phế bỏ cái dự thảo hiến pháp vô duyên ‘thay hàng trăm chỗ để không thay gì cả’; họ sợ các cô gái Nguyễn Hoàng Vy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phan Thanh Nghiên vẫy gọi bạn bè gặp gỡ nhau trong các cuộc dã ngoại để trao đổi tự do về mọi chuyện trên đời; họ hoảng lên khi thấy các kiến nghị, tuyên bố của các nhóm trí thức tự do đã vựợt xa 2 ngàn, 3 ngàn, để vọt lên 8 ngàn, 10 ngàn, nay là 16 ngàn, Vậy thì phải cần bao nhiêu công an để triệu tập số người ấy tới để làm việc, và cần xây thêm bao nhiêu buồng giam, trại giam để nhốt và cách ly số «phần tử nguy hiểm» ấy?
Vậy thì 30/4 năm nay, mỗi người dân Việt nặng lòng với độc lập, với quyền làm Người, với quyền tự do, dân chủ của nhân dân không có một lý do gì để buồn rầu cả.
Theo tôi ngày 30/4 năm nay là ngày vui, rất đáng vui, ngày để lạc quan, hướng đến tương lai, một tương lai tươi sáng do dấn thân của mọi tiềm lực của dân tộc, của trí thức, của tuổi trẻ, của phụ nữ nước ta, của bà con các tôn giáo luôn lấy cái Thiện, cái Cao Cả, Lẽ Phải làm tôn chỉ. Một cuộc xếp sắp lại lực lượng phá và lực lượng xây đang diễn ra trên quy mô cả nước.
Bạn có nghe thấy tiếng cựa mình của đất nước đang làm nên Lịch sử mới hay không. Xin lắng nghe và vào cuộc bạn nhé.
Đó là kết quả của 38 năm bền bỉ đấu tranh, phơi bày sự tráo trở, mỉa mai, hỗn xược của mỹ từ «giải phóng», để cuối cùng «người thắng cuộc» cuối cùng không phải là đảng Cộng sản với cái học thuyết Mác Lê đã phá sản tuyệt đối trước lịch sử loài người, đảng đã đổ đốn đang tàn phá quê hương, sắp bị đào thải. Người thắng cuộc cuối cùng là nhân dân, là dân tộc Việt Nam chúng ta.
Bùi
Tín
1 comments:
BA MƯƠI TÁM NĂM. MỘT CÂU HỎI
Tôi không biết mình điên rồ hay dũng cảm?
Khi vẫn còn hơi thở đến hôm nay.
Ba mươi tám năm trong đất nước đọa đày.
Còn tai mắt trước những trái tai gay mắt,
Đất nước tôi, đồng bào tôi không biết khóc,
Nhưng lệ thì tuôn mãi nghĩa là sao ?
Vẫn non sông, vẫn ngần ấy đồng bào.
Mà trái tim thì ngăn chia mấy lối,
Ngày gặp nhau mà chửi nhau như chó đói,
Ngày gặp mặt nhau mà đày đọa lòng nhau.
Thằng vênh vênh khuôn mặt giọng ầm ào.
Kẻ cuối mặt nhục thế nào không biết,
Cứ như thế trải dài trên đất nước,
Hồn lai căng bởi những thứ gì đâu.
Cứ i ô những giọng nói phương nào.
Sự hèn hạ làm đôi người cuối mặt,
Rơi nước mắt mà sao không dám khóc,
Tấm bia buồn lặng lẽ dưới trời không.
Lạc lõng nỗi buồn đi giữa phố phường đông.
Màu cờ đỏ sôi bầm màu uất hận,
Gần xuống lỗ mà còn chưa nguôi giận,
Giận mình hèn không sờ nổi chuôi gươm.
Để giờ này tan nát một quê hương.
Tôi đang sống hay là tôi đang chết
Vũ Bất Khuất
Đăng nhận xét